Du học sinh bị chỉ trích vì chê đồ ăn ở khu cách ly "không nuốt nổi"

Dòng trạng thái của nam thanh niên này đã nhận về nhiều bình luận chỉ trích của cộng đồng mạng.

Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ về cuộc sống trong khu cách ly với tiêu đề: "Cách ly hay giam lỏng" đã khiến nhiều người không khỏi bức xúc. Bài viết được chia sẻ trong hội nhóm cha mẹ du học sinh tại nước ngoài.

Cụ thể, nam du học sinh cho biết đã về Việt Nam từ ngày 5/5. Khi được đưa đến khu cách ly, nam thanh niên dùng những từ ngữ khá nặng nề để miêu tả về cơ sở vật chất của nơi này. Anh cho rằng giấy vệ sinh, nước tẩy rửa, xà phòng... cung cấp nhỏ giọt, trong khi đồ ăn thì "nuốt không nổi".

Du học sinh bị chỉ trích vì chê đồ ăn ở khu cách ly không nuốt nổi-1Du học sinh bị chỉ trích vì chê đồ ăn ở khu cách ly không nuốt nổi-2

Nhà vệ sinh khu cách ly

Nam thanh niên cho hay: "Thức ăn chín gia đình gửi vào thì không cho mang, chúng mình xin order thêm từ bếp cũng không được phép. Đi cách ly để phòng bệnh nhưng với chế độ dinh dưỡng tại đây thì còn sợ không đủ sức chống dịch.

Điều dễ nhận thấy nhất là sau các bữa ăn, thức ăn thừa còn lại rất nhiều, hầu như các bạn ai cũng chỉ ăn cầm chừng, chứ nuốt không nổi. Dẫu biết rằng với số tiền ít ỏi thì khó có được bữa ăn ngon nhưng thiết nghĩ đơn vị nên tạo điều kiện để ai muốn thì có thể đặt thêm thức ăn.

Trải qua những ngày nóng bức, mình viết bài chỉ mong cơ sở cách ly có phương án cải thiện tốt hơn cho những ngày còn lại và những đợt cách ly sắp tới, để tâm lý mọi người cảm thấy thoải mái hơn chứ không xem việc cách ly như là chuỗi ngày giam lỏng".

Du học sinh bị chỉ trích vì chê đồ ăn ở khu cách ly không nuốt nổi-3Du học sinh bị chỉ trích vì chê đồ ăn ở khu cách ly không nuốt nổi-4Du học sinh bị chỉ trích vì chê đồ ăn ở khu cách ly không nuốt nổi-5Du học sinh bị chỉ trích vì chê đồ ăn ở khu cách ly không nuốt nổi-6

Suất ăn trong khu cách ly do chính nam thanh niên đăng tải

Bên dưới bài viết đã nhận về nhiều bình luận chỉ trích của cộng đồng mạng. Hầu hết cho rằng hành động của nam thanh niên không khác nào phủ nhận công sức cố gắng đẩy lùi dịch bệnh của lực lượng y tế cũng như cả nước.

Bên cạnh đó, phải hiểu rằng điều kiện khu cách ly tập trung không thể nào "sướng như ở nhà" hay như trong khách sạn được nên việc sống và nghĩ cho tập thể là điều tất yếu. Chưa kể, khi nam thanh niên đăng tải những suất cơm lên thì cũng được đánh giá là khá đầy đủ dinh dưỡng.

Du học sinh bị chỉ trích vì chê đồ ăn ở khu cách ly không nuốt nổi-7
Một số bình luận bên dưới bài viết:

- "Thực ra khu cách ly không thể có điều kiện sướng như ở nhà đâu bạn ơi. Hết cái gì thì nhờ các chú bộ đội đi mua hộ được mà. Mấy cán bộ thi thoảng trêu thế mà cũng để ý, họ không có ý gì đâu".

- "Theo mình thấy thì việc bạn được cung cấp tốt hơn và nhiều so với chuyến mình về đó. Nghĩ đi cũng phải nghĩ lại, các chú bộ đội ở thế cả mấy năm có sao đâu, rồi bạn ở cách ly hay đi nghỉ dưỡng? Được cách ly với điều kiện thế là tốt rồi, trừ khi bạn bỏ ra thuê khách sạn cách ly. Học cách thích nghi với điều kiện sống hiện tại đi bạn ơi".

- "Sống nên suy nghĩ cho mọi người một tí. Thiết nghĩ bạn cũng đòi hỏi hơi quá, dùng xà bông diệt khuẩn cũng được mà còn thêm cả gel rửa tay. Khi về nước thì cũng nên chuẩn bị những đồ dùng cá nhân như khăn mặt, cồn sát trùng... hết rồi chứ. Tối hôm qua chỗ mình cúp điện, mọi người ra sân hết. Ngoài việc kêu nóng thì mọi người vẫn đàn hát, sống tích cực lắm".

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/du-hoc-sinh-bi-chi-trich-vi-che-do-an-o-khu-cach-ly-khong-nuot-noi-162212205192129191.htm

Covid-19

du học sinh


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.