Đừng ham lái xe chạy nhanh ở cung đường lạ

Bài học từ vụ tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn cho thấy, lái xe đường trường, nhất là các cung đường lạ có thể gặp phải rất nhiều tình huống bất ngờ đòi hỏi tài xế phải có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng xử lý.

Vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng trên cao cốc Cam Lộ - La Sơn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế vào sáng 18/2 vừa qua khiến không ít người đặt câu hỏi về kỹ năng xử lý của tài xế xe con trong tình huống vượt xe.

Nhiều người cho rằng, có thể tài xế chiếc Ford Everest không quen đường và thiếu quan sát nên đã phóng nhanh và quyết định vượt phải chiếc xe đầu kéo vào đúng vị trí "cổ chai" trên đường cao tốc, dẫn đến tai nạn đau lòng nói trên.

Dù nguyên nhân đến từ đâu thì việc lái xe đường dài, nhất là các cung đường lạ có thể gặp phải rất nhiều tình huống bất ngờ, đòi hỏi tài xế phải có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng để xử lý.

Đừng ham lái xe chạy nhanh ở cung đường lạ-1

Dưới đây là bài viết của độc giả Hữu Khang (trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) vừa gửi về VietNamNet thể hiện góc nhìn về vấn đề này:

Tôi năm nay 51 tuổi và đã có kinh nghiệm lái xe ô tô gần 30 năm. Dù không phải là tài xế chuyên nghiệp, nhưng với số giờ cầm vô lăng của mình, tôi khá tự tin khi có thể cầm lái một cách an toàn ở nhiều loại đường khác nhau, từ đường đô thị đến quốc lộ, tỉnh lộ; từ đường địa hình đèo đốc đến cao tốc,...

Tuy vậy, cũng cần phải nói rằng, việc lái xe đường dài, nhất là trên các tuyến đường mới, đường lạ, tiềm ẩn nhiều hiểm nguy hơn rất nhiều so với những tuyến đường quen thuộc. Bởi lẽ, tài xế sẽ không thể biết trước đoạn đường nào rộng, đoạn nào hẹp, đoạn nào hay có nguy cơ xung đột giao thông hay những "cái bẫy" bất ngờ khác trên đường.

Ngoài ra, khi lái xe ô tô đường trường, nhất là các tuyến quốc lộ ở Việt Nam có thể gặp phải ngàn lẻ một tình huống "giời ơi đất hỡi" như: bất ngờ bị xe khác tạt đầu, vượt ẩu; ô tô ngược chiều ép lấn làn; xe phía trước bất chợt phanh gấp; xe máy băng ngang từ đường nhánh, lao ngược chiều vun vút; người đi bộ bất chợt nhảy ra từ dải phân cách; động vật trên đường,...

Trở lại với vụ tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn ngày 18/2, tôi cho rằng có thể tài xế cầm lái chiếc xe con đã gặp đôi chút bỡ ngỡ khi đi trên một cung đường lạ như vậy, dẫn đến pha vượt phải container khi không đủ khoảng không cần thiết, ở đúng vị trí đường bó hẹp dạng "cổ chai". Nếu là một tay lái lão luyện, thường xuyên đi trên đoạn đường này thì có thể đã không mắc phải sai lầm như vậy.

Bạn bè chúng tôi khi đi trên các cung đường lạ, đường khó hay có câu "xe hay không bằng tay quen", ý muốn nói đến việc tài xế quen đường dù cưỡi trên "xe cỏ" còn an toàn hơn so với khi lái một chiếc ô tô xịn xò nhưng trên một cung đường lạ lẫm.

Khi quen đường, tài xế có thể nhớ từng khúc cua, từng con dốc, từng biển báo, thậm chí nhớ từng vị trí của ổ gà, sống trâu trên đường,... điều mà các "tài mới" không thể biết nêu chưa được trải nghiệm. 

Đồng thời, một người lái xe đường dài có kinh nghiệm khác với một tài mới ở khả năng phán đoán và chủ động phòng tránh những tình huống nguy hiểm ngay cả trên những cung đường lạ. "Tài già" đủ bản lĩnh có thể lái xe gấp nhưng không vội, nhanh nhưng không ẩu.

Đừng ham lái xe chạy nhanh ở cung đường lạ-2
Anh Hữu Khang cho rằng, "tài già" đủ bản lĩnh có thể lái xe gấp nhưng không vội, nhanh nhưng không ẩu. (Ảnh minh hoạ: Hoàng Hiệp)

Theo tôi, khi lái xe an toàn trên các cung đường lạ, cánh tài xế cần "nằm lòng" một số kinh nghiệm như sau:

Đầu tiên là phải tuân thủ những nguyên tắc an toàn cơ bản như giữ khoảng cách, chạy đúng tốc độ giới hạn cho phép, giảm tốc độ khi đến nơi đường bộ giao nhau, vượt xe khi đảm bảo an toàn, tuân thủ theo các biển báo giao thông,…

Thứ hai, nếu có ít kinh nghiệm, tuyệt đối không ham chạy nhanh ở các cung đường lạ. Việc đi chậm một chút sẽ giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn dù chỉ là nửa giây để kịp xử lý trong những tình huống đột xuất.

Thứ ba, có thể tìm hiểu trước và nhờ sự dẫn đường thông qua các phần mềm như Google Maps, Viet Map, Sygic,... Ngoài ra, với những chuyến đi dài như  hay hỏi trên các diễn đàn, mạng xã hội. 

Thứ ba, có thể tìm hiểu trước và nhờ sự dẫn đường thông qua các phần mềm như Google Maps, Viet Map, Sygic,... với những chuyến đi dài, đường lạ hoặc hỏi trước kinh nghiệm, những điểm cần lưu ý trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội.

Và cuối cùng, quan trọng nhất để đảm bảo an toàn khi đi trên bất cứ cung đường nào, dù lạ hay quen, đó là luôn duy trì sự tập trung và tỉnh táo cao độ. Bởi chỉ một thoáng bất cẩn, mất tập trung trên đường cũng có thể phải trả giá bằng cả mạng sống của mình và những người xung quanh.

 

Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/kinh-nghiem-tu-vu-tai-nan-cam-lo-la-son-dung-ham-chay-nhanh-o-cung-duong-la-2251016.html?fbclid=IwAR3o6QV5GeKFtfteKE76SV0ZBTMHn7ydnQcK7RwR_SoXPIoTzn-iJaE_Ap4

tài xế


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.