Gặp nhà chồng đủ "combo": Bố soi, mẹ khó, em chồng lười, nàng dâu từng bị trầm cảm sau sinh vẫn có cách vùng lên ngoạn mục

K. xác định sống chung với nhà chồng không dễ. Qua cơn trầm cảm sau sinh tồi tệ ấy, cô đã bình tĩnh nghĩ lại và tìm cách vùng lên.

K. xác định sống chung với nhà chồng không dễ. Qua cơn trầm cảm sau sinh tồi tệ ấy, cô đã bình tĩnh nghĩ lại và tìm cách vùng lên.

Sống chung với nhà chồng chưa bao giờ là việc dễ dàng. Những người xa lạ phải cố gắng thích nghi và hòa hợp thói quen sinh hoạt, đâu phải ai cũng làm được. Phần thiệt thòi, nhiều trường hợp thuộc về các nàng dâu.

Thế nên, bài viết đầy tâm trạng của K. nhanh chóng thu hút tới hơn hàng nghìn lượt like và bình luận của các chị em trong group. Bởi ai cũng nể khả năng vượt qua hoàn cảnh và thu về "quả ngọt" của cô vợ này.

"Em làm dâu cũng bước sang năm thứ 5 rồi, vợ chồng em ở cùng bố mẹ chồng, vợ chồng cô em gái chồng thì có đợt sang ở 1 năm, có đợt ở vài tháng. Nghe thế thôi là đã thấy phức tạp rồi các mom nhỉ.

Ngày mới về làm dâu chịu thiệt thòi đủ thứ. Ngày đi làm chiều tối về sớm nấu cơm cho cả nhà. Em chồng đến ở toàn chơi dài nhưng không có chuyện phụ em cơm nước hay dọn dẹp gì đâu.

Em không ngại việc vì trước giờ em cũng đã quen với việc này rồi, chỉ khó chịu cái hôm nào bố chồng cũng đứng giám sát việc em nấu cơm.

Đến khi em sinh con thì bắt đầu lại thêm nhiều xung đột với mẹ chồng".

Gặp nhà chồng đủ combo: Bố soi, mẹ khó, em chồng lười, nàng dâu từng bị trầm cảm sau sinh vẫn có cách vùng lên ngoạn mục-1

Ảnh minh họa

Như K. chia sẻ, sau khi sinh đứa con đầu lòng thì cô trầm cảm tới mức bế đứa con mới vài tháng tháng tuổi lang thang ngoài đường cả buổi tối, chồng gọi bao nhiêu cuộc không được, nháo nhào đi tìm hai mẹ con. Tất cả đều xuất phát từ áp lực nuôi con mà bà nội can thiệp quá nhiều.

Mẹ chồng K. chỉ đạo đủ mọi việc: bắt con dâu cho cháu ăn bằng sữa ngoài để chóng tăng cân, trời nóng nhưng lúc nào cũng phải đi tất, mặc ấm cho con, bắt K. ép con phải ăn nhiều, mỗi lần cho con đi tiêm về câu đầu tiên bà hỏi là "cháu có tăng cân không?"...

Sau vụ bỏ nhà đi, chồng K. dẫn vợ đi khám, lấy thuốc và trở thành điểm tựa cho vợ. Anh chồng này không ra mặt bênh vợ trước bố mẹ, nhưng chấp nhận làm "thùng nước gạo" cho vợ trút hết nỗi bức xúc.

Lâu dần K. hiểu không thể trông chờ vào việc chồng ra mặt bảo vệ mình, bản thân mình không thương lấy mình thì ai thương mình nữa. Cô ấy quyết phải thay đổi, hôm nào vui thì nhịn, không vui thì "bật" lại, không việc gì phải suy nghĩ với khóc thầm.

Gặp nhà chồng đủ combo: Bố soi, mẹ khó, em chồng lười, nàng dâu từng bị trầm cảm sau sinh vẫn có cách vùng lên ngoạn mục-2

Chia sẻ của K. về thành quả của cô sau khi vùng lên

"Cuộc sống của e bắt đầu sang trang mới nè!

Em cho con em ăn cháo, nó ăn còn thừa mấy thìa, mẹ chồng em lên giọng: 'Ăn được có tí tẹo, cho nó nghỉ tí rồi cho nó ăn tiếp. Cho nó uống nước đi, rồi xúc cho nó ăn'.

Em nói lại: 'Bà không thấy nó ọe lên rồi đấy ạ? Trẻ con nó cũng cần được tôn trọng. Nếu bà muốn ép nó thì từ mai con để bà cho nó ăn giúp con, rồi bà đè nó ra ép nó, mà đổ cháo vào miệng cháu, lúc ấy bà lại xót cháu thôi bà ơi'.

Em nấu canh cua, ông thì bắt cho nhiều muối đậm đà mới ngon, bê nồi canh lên ăn bà chê mặn chát, ăn như đấm vào mồm. Được cái con dâu cũng thẳng tính lắm cơ: 'Con chẳng biết nấu thế nào cho vừa ý cả nhà. Bố thì thích mặn, mẹ thì thích nhạt, từ mai việc nấu canh là để bố nấu, con đứng cạnh học hỏi có được không?'.

Còn em chồng, em chẳng nhịn nữa. Đến giờ nấu cơm là em gọi xuống bếp phụ việc. Mẹ chồng em xót con gái đòi làm thay, em không cho. Em nói thẳng là bà không lo cho cô ấy được cả đời, 30 tuổi không biết làm việc nhà, sau này cô ấy khổ. Em còn tiện thể nịnh bố chồng, nhờ ông khó tính, nghiêm khắc mà em ngày càng nấu ăn ngon hơn".

Nói đi cũng phải nói lại, K. có thể vùng lên thành công nhờ vào hai yếu tố vô cùng quan trọng. Thứ nhất là chồng hiểu và thương vợ, tuy không ra mặt tranh cãi nhưng luôn ngầm hợp tác bảo vệ vợ. Thứ hai là bố mẹ chồng cô khó tính nhưng không phải người độc ác. Con dâu biết điều, chăm chỉ việc nhà, quan tâm thật lòng là ông bà cũng dần hiểu con.

"Em đi làm nhưng luôn sắp xếp công việc về sớm để nấu cơm cho ông có thời gian đi tập thể dụ. Ông ốm đau, bệnh tật em hỏi han, thuốc thang... Lâu dần ông thấy yên tâm, nhà có việc gì cũng đều bàn bạc với con dâu vì em nói được, làm được và lo được. Bây giờ nhiều khi xung đột với mẹ chồng bố chồng lại bênh con dâu.

Giờ đây mẹ chồng cũng không dám chiều hư con em vì sợ em điên lên em tẩn cháu bà.

Mọi sự đấu tranh của em giờ đã có kết quả", cô vợ chia sẻ bí quyết.

Các chị em nghĩ sao về cô vợ này? Thực sự là đáng để học hỏi đúng không nào? Sống chung với nhà chồng nên xem bố mẹ chồng, em chồng như người thân, đối đãi tốt, nhịn đúng lúc, đáp trả đúng chỗ . Mỗi người phụ nữa hãy biết yêu mình trước, sống mạnh mẽ, chân thành để thu được "quả ngọt" nhé.

 

 Theo Nhịp Sống Việt


nàng dâu

nhà chồng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.