Gợi ý ngày giờ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất 2023

Lễ cúng ông Công ông Táo về trời không cần phải tổ chức cầu kỳ nhưng cần phải trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng của gia chủ.

1. Sự tích ông Công ông Táo

Gợi ý ngày giờ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất 2023-1

Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Tích của người Việt kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ. Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

2. Cúng Ông Công Ông Táo ngày nào và giờ nào?

Không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng Chạp; nên cúng sớm nhất là từ ngày 20 tháng Chạp (tức 20 tháng 12 dương lịch) đến 23 tháng Chạp. Tết Quý Mão năm 2023 năm nay, ngày cúng ông Công ông Táo vào thứ Bảy ngày 14/1/2023. Theo phong tục cổ truyền, lễ cúng ông Công ông Táo thường được cúng vào giờ Ngọ (11h-13h) ngày 23 tháng Chạp. Đây được coi là giờ linh thiêng, thích hợp nhất để cúng ông Công, ông Táo.
 

Gợi ý ngày giờ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất 2023-2


Ngày đẹp cúng ông Công ông Táo 2023

- Ngày 17 tháng Chạp (8/1/2023 dương lịch): Tức Chủ nhật, ngày Bính Dần, là ngày Hoàng đạo Kim Quỹ.

- Ngày 18 tháng Chạp (9/1/2023 dương lịch): Tức thứ Hai, ngày Đinh Mão, là ngày Hoàng Đạo.
- Ngày 20 tháng Chạp (11/1/2023 dương lịch): Tức thứ Tư, ngày Kỷ Tỵ, là ngày Hoàng đạo Ngọc Đường.

- Ngày 23 tháng Chạp (14/1/2023 dương lịch): Tức thứ Bảy, ngày Nhâm Thân, Hoàng Đạo Tư Mệnh.

Giờ tốt cúng ông Công ông Táo 2023

- Ngày 17 tháng Chạp: Tí (23h-1h); Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Tỵ (9h-11h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h).

- Ngày 18 tháng Chạp: Tí (23h-1h); Dần (3h-5h); Mão (5h-7h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Dậu (17h-19h).

- Ngày 20 tháng Chạp: Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h); Hợi (21h-23h).

Trong đó, giờ Ngọ ngày 20 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân, hứa hẹn cả năm mới gặp nhiều may mắn, dữ hóa lành.

- Ngày 23 tháng Chạp: Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), tốt nhất là trước 12 giờ trưa

Nếu tiến hành cúng ông Công ông Táo vào khung giờ này, hứa hẹn năm mới gặp nhiều niềm vui, may mắn, xuất hành thuận lợi, dễ dàng hóa giải những xui xẻo, bệnh tật có thể gặp phải cho mọi thành viên trong nhà.

+ Với ngày 23 tháng Chạp: Các khung giờ đẹp gồm Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h).

Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để các gia đình tiến hành nghi lễ cúng tiễn Táo quân về trời (như đã nêu phía trên).

Những sai lầm cần tránh khi cúng ông Công ông Táo

1. Khi cúng ông Công ông Táo, chỉ nên cầu xin Táo công bẩm báo điều tốt cho gia đình, tránh các điều không hay, không nên cầu xin phú quý hay no đủ.

2. Sau khi cúng xong, nên thả cá chép ở những nơi sạch sẽ, nước trong. Chỉ thả cá không thả cả túi nilon, thả nhẹ nhàng từ từ.

3. Ông Công ông Táo là thần tiên, không phải là vong hồn người âm nên khi cúng không đốt tiền âm phủ.

4. Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không cần quá cầu kỳ, quan trọng là sự thành tâm kính cẩn khi hành lễ. Việc đốt nhiều vàng mã, có cả điện thoại giấy, xe ôtô giấy... không có lợi ích gì mà chỉ tốn kém tiền và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống.

Tâm Bình - Theo Vietnamnet


Tết Nguyên Đán

Ông Công ông Táo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.