- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hôm nay ngày Thất Tịch, các cung nữ trong Diên Hy Công Lược thi nhau thả kim vào bát nước, người Việt cũng có hoạt động thú vị khác
Ngày 7 tháng 7 âm lịch này còn được gọi là Valentine của phương Đông.
Ngày 7 tháng 7 âm lịch này còn được gọi là Valentine của phương Đông.
Ngày 7/7 âm lịch hằng năm, hay còn được gọi là lễ Thất Tịch hoặc Valentine phương Đông là ngày mà nhiều người ở một số quốc gia châu Á, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản tưởng nhớ đến một cặp đôi uyên ương bị chia cắt nhưng lại nhớ thương nhau cả đời, mỗi năm cặp đôi chỉ được gặp nhau đúng 1 lần vào ngày này. Ngoài ý nghĩa đó, lễ Thất Tịch còn là dịp để những ai yêu thương nhau bày tỏ cảm xúc trân trọng đối phương và thể hiện một tình yêu thuần khiết đáng quý nhất trên đời.
Về truyền thuyết về lễ Thất Tịch có rất nhiều dị bản, tuy nhiên chỉ xoay quanh đến hai nhân vật chính là Ngưu Lang và Chức Nữ.
Chức Nữ và Ngưu Lang, tranh vẽ của họa sĩ Nhật Bản Tsukioka Yoshitoshi, thế kỷ XIX.
Truyền thuyết về lễ Thất Tịch tại Việt Nam
Tại Việt Nam, truyền thuyết nổi tiếng nhất về cặp đôi này đề cập đến việc Ngưu Lang - một tiểu tiên đảm nhận việc chăn trâu của Ngọc Hoàng vì quá say đắm Chức Nữ - tiểu tiên dệt vải trên thiên đình nên đã bỏ bê công việc của mình. Và đáp lại tình cảm đó, Chức Nữ cũng vì động lòng với Ngưu Lang nên cũng đã khiến việc dệt vải của mình chậm trễ. Đến khi Ngọc Hoàng phát hiện liền ra chỉ thị trách phạt hai người bằng cách tách họ ra, người đầu sông Ngân, người cuối sông.
Ngưu Lang - Chức Nữ bị Ngọc Hoàng phạt, tách ra người đầu sông Ngân, người cuối sông. (Ảnh minh họa)
Thế là quá đau lòng, Chức Nữ suốt ngày oán than rửa mặt bằng nước mắt. Những giọt nước mắt này rơi xuống trần gian tạo thành mưa ngâu. Cảm động tình cảm đôi lứa dành cho nhau, Ngọc Hoàng liền sai người cho xây một chiếc cầu bắt ngang qua dòng sông Ngân để Ngưu Lang - Chức Nữ có thể gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày 7/7.
Tuy nhiên, những người được Ngọc Hoàng sai đi xây cầu lại chẳng lo làm việc mà cãi nhau chí chóe. Ngọc Hoàng tức giận hóa đám tiểu tiên lắm chuyện này trở thành một đàn quạ, và cứ hễ ngày 7/7 âm lịch hằng năm đến, đám quạ này phải có nhiệm vụ kết cánh tạo thành cây cầu cho đôi uyên ương gặp gỡ. Cũng có nhiều dị bản khác cho rằng, không chỉ có quạ, mà chim khách cũng phải đảm nhận việc kết cánh xây cầu, nên cây cầu mới có tên là Ô Thước (ô là quạ, thước là chim khách).
Cũng có nhiều dị bản khác cho rằng, không chỉ có quạ, mà chim khách cũng phải đảm nhận việc kết cánh xây cầu. (Ảnh minh họa)
Truyền thuyết về lễ Thất Tịch tại Trung Quốc
Tại Trung Quốc, truyền thuyết lễ Thất Tịch kể rằng, xưa kia dưới hạ giới có chàng trai chăn bò tên Ngưu Lang bắt gặp 7 nàng tiên trên trời đang tắm ở hồ nước nơi mình đang thả bò nên bèn lấy trộm váy áo của các nàng để trêu chọc. Sau khi tắm xong, các nàng tiên lên bờ không thấy váy áo của mình, và cũng không thể bay về trời, thế là bèn cử cô em út Chức Nữ có vẻ ngoài xinh đẹp nhất đi đòi lại.
Đến khi gặp nhau, cả Ngưu Lang và Chức Nữ bỗng trúng tiếng sét ái tình nên sau khi mang áo về cho các chị, Chức Nữ tình nguyện ở lại hạ giới để kết đôi cùng Ngưu Lang. Từ đó cả hai sống rất hạnh phúc bên nhau và vì quá say mê với tình yêu trần tục mà Chức Nữ đã quên đi nhiệm vụ dệt mây ngũ sắc trên trời. Điều này khiến Thiên Hậu tức giận, dùng trâm cài tóc vạch ra dòng sông Ngân Hà để chia cách đôi trẻ.
Hai người gặp lại, vui mừng khôn xiết, nước mắt của họ ứa ra rơi xuống trần gian tạo thành mưa, dân gian gọi đó là mưa ngâu. (Ảnh minh họa)
Thấy đôi lứa bị chia xa, bầy quạ đã thương tình, vào mỗi năm, ngay ngày 7/7 âm lịch chúng kết cánh tạo thành chiếc cầu Ô Thước để Ngưu Lang - Chức Nữ có thể gặp nhau. Hai người gặp lại, vui mừng khôn xiết, nước mắt của họ ứa ra rơi xuống trần gian tạo thành mưa, dân gian gọi đó là mưa ngâu. Từ đó, ngày 7/7 âm lịch hàng năm được gọi là lễ Thất Tịch.
Hằng năm, khi lễ Thất Tịch diễn ra, các hoạt động đông vui cũng được diễn ra nhằm nhắc nhớ mọi người truyền thuyết về cặp đôi Ngưu Lang - Chức Nữ.
Người Trung Quốc đón lễ Thất Tịch như thế nào và tại sao nữ tử trong Diên Hy Công Lược lại thả kim lên mặt nước vào ngày này?
Các thiếu nữ Trung Quốc cùng nhau thể hiện tài năng khâu vá trong dịp lễ Thất Tịch. (Ảnh: Internet)
Tại Trung Quốc - nơi được xem là cái nôi của ngày lễ Thất Tịch, hay còn được gọi là Quixi là có các hoạt động đón mừng diễn ra sôi nổi hơn cả. Thời gian trước, đây là ngày lễ dành cho các cô gái chưa chồng cầu nguyện cho nàng tiên "Thợ dệt"- tên gọi khác của Chức Nữ với mong muốn mình sẽ có được đôi bàn tay khéo léo trong các công việc nữ công gia chánh, đặc biệt là thêu thùa dệt vải.
Có vùng thì các cô gái cùng cầu nguyện để sau này sẽ lấy được một người chồng tốt, đồng thời tham gia các cuộc thi như tạo hình dưa hấu, thêu... Các cô gái trẻ còn đặt một cây kim lên mặt nước và hy vọng nó không chìm, bởi cây kim tượng trưng cho sự thông minh, khéo léo và trưởng thành.
Ngày này, các cung nữ Trường Xuân Cung đều thi nhau thả kim lên mặt nước với hy vọng được Chức nữ ban cho đôi tay tài hoa. (Ảnh cắt từ phim)
Điều này mới đây đã được chứng minh trong bộ phim làm mạng xã hội dậy sóng là Diên Hi Công Lược. Ở tập 25, nhân ngày Thất Tịch, các cung nữ ở Trường Xuân cung đều kéo nhau ra sân để cùng thả kim vào bát nước, với hy vọng có thể được Chức Nữ ban cho đôi tay khéo léo. Nhưng điều này không dễ, duy chỉ có Phú Sát Hoàng Hậu là thành công sau khi Ngụy Anh Lạc 5 lần 7 lượt thử mà không được.
Một vài vùng khác, 7 người bạn sẽ cùng nhau làm bánh bột nhào. Trong những chiếc bánh, người ta sẽ giấu 1 cây kim, 1 đồng xu và 1 tờ giấy đỏ. Khi ăn, người nào có cây kim sẽ trở nên khéo léo, người có đồng xu sẽ giàu có, người có tờ giấy đỏ sẽ có một tình yêu đẹp và hôn nhân hạnh phúc.
Duy chỉ có Phú Sát Hoàng Hậu là thả được cây kim nằm yên trên mặt nước nhân dịp lễ Thất Tịch trong phim (Ảnh cắt từ phim)
Lễ Thất Tịch tại Nhật Bản và Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, lễ Thất Tịch được gọi là Chilseok. Vào ngày này, người dân sẽ chuẩn bị làm các lễ hội mà trong đó, dưa leo, dưa hấu, hay bí ngô được sử dụng rất nhiều (vì thời gian này tại Hàn Quốc, các loại nông sản này phát triển rất tốt). Ngoài ra, trong lễ hội Chilseok người Hàn Quốc sẽ nghi thức tắm cầu sức khỏe. Họ còn ăn mì và bánh nướng và các món ăn được làm từ lúa mì bởi sau ngày lễ Chilseok, những cơn gió lạnh sẽ làm hỏng hương vị của lúa mì. Riêng các cặp đôi Hàn Quốc hẹn hò vào ngày này, họ hay cùng nhau thưởng thức bánh gạo rắc đậu và trò chuyện.
Lễ Thất Tịch tại Hàn Quốc còn là dịp để mọi người cùng nhau tận hưởng các món ăn ngon được làm từ lúa mì. (Ảnh imstagram: svn.q)
Tại Nhật Bản, lễ Thất Tịch được du nhập vào ở thế kỷ thứ 8 và được gọi với tên Tanabata. Và người Nhật cũng có một truyền thuyết về nàng tiên dệt vải Orihime và anh chàng chăn trâu Hikoboshi tương tự câu chuyện ở Việt Nam và Trung Quốc. Có thể xem đây là một dị bản để người Nhật có thể theo đó mà tổ chức một lễ hội của riêng quốc gia mình. Từ đó, lễ hội Thất Tịch tại Nhật đã được biến tấu để trở nên có ý nghĩa sâu xa hơn khi kết hợp giữa Thần Đạo Nhật Bản và tinh thần triết lý Phật Giáo.
Một cây trúc Tanzaku trong dịp lễ Tanabata tại Nhật Bản. (Ảnh instagram: Midorinokaze)
Điển hình nhất cho tính chất đặc trưng riêng biệt này, vào ngày lễ hội Tanabata, người Nhật thường viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu khấn Orihime sẽ giúp họ khéo léo hơn trong công việc may vá, viết chữ đẹp cũng như mong muốn Hikoboshi sẽ mang đến cho họ những vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng. Đối với trẻ em Nhật Bản, Tanabata cũng là một ngày hội lớn bởi bọn chúng có thể cùng nhau trang trí cho các cành trúc và treo những mảnh giấy ghi rõ mơ ước của mình lên đó.
Tanabata cũng là một ngày lễ rất có ý nghĩa với trẻ em Nhật Bản. (Ảnh instagram: Sagiwu2016)
Lễ Thất Tịch tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các hoạt động trong ngày lễ Thất Tịch không đa dạng và đặc sắc bằng các quốc gia trên. Tuy nhiên, những đôi lứa yêu nhau nhớ đến ngày này thường hò hẹn để cùng tạo nên những kỷ niệm đẹp cho tình yêu đôi lứa. Ngoài ra, nhiều cặp đôi còn đưa nhau đến chùa để cầu cho tình duyên của mình sẽ son sắt vững bền như tình yêu của Ngưu Lang - Chức Nữ dành cho nhau.
Bánh phục linh. (Ảnh: Trần Chí Minh)
Riêng cộng đồng người Hoa tại Việt Nam thì thường có thói quen dâng hương vào dịp này. Nếu gia đình có nam giới chưa lập gia đình sẽ dâng hương cúng Ngưu Lang vào tối mùng 6 tháng 7, còn gia đình có những cô gái chưa dựng vợ gả chồng sẽ dâng hương cúng Chức Nữ vào tối mùng 7 tháng 7. Trong cỗ bàn ngày Thất Tịch, người Hoa tại Việt Nam còn bày một số bánh trái sản vật đặc sắc gắn liền với truyền thuyết về lễ hội này như: bánh phục linh, bánh chay nhân dừa, đậu phộng rang (nguyên vỏ), củ ấu, 7 loại trái cây theo mùa, hoa, trà...
Thau Thất Tỷ. (Ảnh: Trần Chí Minh)
Ngoài ra, "thau Thất Tỷ" cũng là một nét đặc sắc vô cùng thú vị trong mâm cỗ bàn của người Hoa trong dịp này. Nó là một cái thau được đan bằng nan tre, dán giấy, bên trong có hình ảnh cây cầu Ô Thước, hình tượng Ngưu Lang, giày dép, quần áo, đồ trang sức… một cách thể hiện sự khéo tay của các cô gái trong ngày tết đặc biệt này.
Theo Helino
-
Đời sống1 giờ trướcDù món “quốc dân” này có mùi vị khá mạnh, không phải ai cũng dám thưởng thức, ngay cả với người Việt nhưng vị khách Tây này vẫn ăn ngon lành và liên tục dành lời khen.
-
Đời sống1 giờ trướcKhách dự đám cưới “được ăn, được nói, được gói mang về”. Ngoài ra, đám cưới của chú rể Bình Định còn có nhiều nghi thức lạ lẫm và thú vị.
-
Đời sống4 giờ trướcBên cạnh Labubu, "bé 3" Baby Three, "túi mù" hay "đập hộp mù"... liên tiếp trở thành hot trend gây sốt với các bạn trẻ, "đá thú cưng" cũng là món đồ đang được nhiều người trẻ Trung Quốc ưa chuộng và coi như thú cưng.
-
Đời sống5 giờ trướcChàng trai Bùi Đình Quảng (quê ở Bắc Giang) và cô gái Nguyễn Thị Ngọc Thơ (ở Hà Nội) cùng đến từ Học viện Hậu Cần tình cờ gặp nhau tại một ga tàu nhộn nhịp, để rồi khởi duyên, hẹn hò với sự tương đồng về ước mơ trở thành những quân nhân mẫu mực.
-
Đời sống5 giờ trướcNgoài màu đỏ đặc trưng của bản mệnh Hoả, những chủ nhân tuổi Bính Dần sinh năm 1986 còn hợp với rất nhiều màu sắc xe khác nhau như vàng, nâu hay xanh lá cây,...
-
Đời sống5 giờ trướcChẳng ai có quyền phán xét, đánh giá bạn, trừ khi bạn cho phép họ làm vậy với bạn! Tin tôi đi, bạn ổn mà!
-
Đời sống5 giờ trướcPhố cổ Hội An được bình chọn là một trong 25 thành phố tốt nhất thế giới, điều đó cho thấy sức hút của phố cổ chưa bao giờ "hạ nhiệt".
-
Đời sống7 giờ trướcỞ tuổi 49, con người cần tiến một bước mới để hiểu rõ vận mệnh và tìm thấy giá trị cuộc sống. Nếu vẫn bôn ba khắp nơi, họ có thể không đạt được sự thăng hoa trong đời sống và khó lòng nhận ra giá trị sống.
-
Đời sống8 giờ trướcPhotobooth, thường được gọi là chụp ảnh Hàn Quốc, từng nổi đình đám 15 năm trước rồi bị lãng quên dần, gần đây bỗng bùng nổ thành một "hot trend" trong giới trẻ.
-
Đời sống8 giờ trướcMẹ đẻ tặng con gái 1.000 cây vàng, cô dâu Thanh Hóa đeo “vàng lồng vàng”, hai họ tặng nhiều quà đến mức không kịp kiểm kê... là những đám cưới “gây bão” mạng xã hội năm 2024.
-
Đời sống20 giờ trướcThừa nhận món ăn ngon nhất khi thưởng thức nóng nên vị khách Hàn Quốc dù đổ nhiều mồ hôi vẫn thấy hạnh phúc, xuýt xoa khen và húp cạn cả nước sốt.
-
Đời sống1 ngày trướcĐến với Hàng Châu, dạo bước Tây Hồ, lắng nghe những câu chuyện tình "đẫm lệ", lại càng khiến cho phong cảnh nơi đây thêm phần thi vị.
-
Đời sống1 ngày trướcTrong bài viết mới nhất được đăng tải, tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Travel+Leisure (T+L) đã ca ngợi thành phố biển Nha Trang là "thủ phủ hải sản" của Việt Nam.
-
Đời sống1 ngày trướcĐược mệnh danh là vùng đất Cố đô, Ninh Bình là một trong những nơi có nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng.