Khi những triết lý hôn nhân thật một cách nhức nhối và nhân văn đến ám ảnh: Đừng vội kết luận nếu chúng ta chưa tới đích

Các anh cứ phiêu lưu đi, cứ thử đủ mọi cảm giác của sự mới lạ đi và mệt rồi, rệu rã rồi thì đừng nuối tiếc. Bởi "tự do ngoài kia anh chỉ có cuộc chơi, an phận bên em anh có cả cuộc đời".

Các anh cứ phiêu lưu đi, cứ thử đủ mọi cảm giác của sự mới lạ đi và mệt rồi, rệu rã rồi thì đừng nuối tiếc. Bởi "tự do ngoài kia anh chỉ có cuộc chơi, an phận bên em anh có cả cuộc đời".

Vậy là đã kết thúc hành trình dài của Hoa hồng trên ngực trái - một bộ phim vừa đời, vừa nhân văn lại hay đến nhức nhối, ám ảnh, ấm ức một cách khó chịu. Một bộ phim có quá nhiều bài học cuộc sống để chúng ta xem, soi chiếu, ngẫm nghĩ rồi nhìn lại cuộc đời mình.

Một bộ phim dạy cho đàn ông biết, chỉ một phút tham lam sẽ đánh mất cả gia đình. Một bộ phim giúp đàn bà nhận ra, cả thanh xuân vùi mình vào bếp núc chỉ có nhận về sự coi thường, ngoan cái gì cũng có nhưng ngoan quá lại chả có cái gì. Một bộ phim phản chiếu quá nhiều điều nghiệt ngã trong cuộc sống và dạy cho con người ta những thứ đáng giá đến thế nào.

Tôi đã theo dõi không bỏ sót tập phim nào nhưng cái tôi muốn nói đến không phải bàn luận phim vì nó đã quá rõ ràng. Tôi muốn ngẫm lại một chút, về mỗi cuộc hôn nhân trong đó, mỗi con người, mỗi cuộc đời làm nên cái xã hội phong phú và đầy rẫy phức tạp này.

Khi những triết lý hôn nhân thật một cách nhức nhối và nhân văn đến ám ảnh: Đừng vội kết luận nếu chúng ta chưa tới đích-1

"Tự do ngoài kia anh chỉ có cuộc chơi, an phận bên em anh có cả cuộc đời"

Có bao nhiêu ông chồng như Thái vẫn tồn tại từng ngày trong xã hội này? Có bao nhiêu cô vợ như Khuê vẫn lầm lũi suốt cả 1 thập kỉ không dám chui ra khỏi ranh giới an toàn cho đến khi chính thức bị tống cổ? Có đấy, nhiều lắm đấy, tôi sợ sự tàn nhẫn của anh Thái trong phim vẫn chẳng thể bằng những phiên bản anh Thái ngoài đời. Ít ra người đàn ông ấy vẫn còn làm con hiếu thảo, làm cha trách nhiệm, đuổi vợ đi vẫn đưa 500 triệu tiền "bồi thường tuổi xuân".

Nhưng con người ta chỉ bộc lộ rõ nhất bản chất khi có những biến cố xảy ra. "Đàn ông kéo quần lên là trở mặt ngay", Khuê nói có sai đâu, thực tế cuộc sống nó vậy đấy. Người ta ngoại tình chưa chắc vì yêu nhưng đã phản bội vợ thì chắc chắn tình yêu ấy đã biến chất thật rồi.

Đàn ông sẽ có những lúc phải đối mặt với mọi cám dỗ, từ tiền đến tình, nhất là đối với những người đàn ông thành đạt. Đó là giai đoạn quan trọng nhất giúp bạn nhận ra cuộc hôn nhân của mình có bền vững không, vị trí của mình trong lòng đối phương thế nào.
 

Khi những triết lý hôn nhân thật một cách nhức nhối và nhân văn đến ám ảnh: Đừng vội kết luận nếu chúng ta chưa tới đích-2

Thái không chỉ tồn tại ở trong phim đâu, đừng nghĩ chỉ có trong phim mới vẽ nên những cái kết kinh khủng đến thế. Bảo đã nói rồi: "Chúng ta không biết mình chết trước hay ngày mai đến trước" nên sống được ngày nào hãy tập tử tế ngày ấy, tử tế với người thân, với những người xung quanh và với chính bản thân mình. Vì các anh ạ, sẽ có ngày những ông chồng phản bội nhận ra, cái ôm cuối cùng được vợ cũ ban ơn cũng trở thành xa xỉ, trở thành thứ khao khát cùng cực mà không tài nào có được dù chỉ 1 chút. Lúc ấy, đau đớn không còn là cái chết nữa mà là việc đối mặt với sự mất dần, mất mòn những hạnh phúc từng có.

Các anh cứ phiêu lưu đi, cứ thử đủ mọi cảm giác của sự mới lạ đi và mệt rồi, rệu rã rồi thì đừng nuối tiếc. Bởi "tự do ngoài kia anh chỉ có cuộc chơi, an phận bên em anh có cả cuộc đời".
 

Khi những triết lý hôn nhân thật một cách nhức nhối và nhân văn đến ám ảnh: Đừng vội kết luận nếu chúng ta chưa tới đích-3

Phụ nữ dù lấy chồng hay đã ly hôn, mất mát hay thất bại cũng phải giữ được phẩm giá

Khuê từng khiến người ta khóc, cũng làm cho người ta sôi sục vì sự nhu nhược và cam chịu thái quá. Trong khi cô bạn mạnh mẽ là San dứt khoát trong hôn nhân thì Khuê chỉ tìm lý do để chấp nhận. Bởi người phụ nữ hai con và thân tầm gửi như cô chỉ ghim chặt trong đầu mình một điều "em sẽ nhắm chặt 2 mắt, coi như không thấy gì để nuôi con đến khi trưởng thành".

Phụ nữ ạ, chồng các chị ngoại tình, đó là thực tế. Phần còn lại cho dù có là những ưu điểm gì thì cũng chỉ là sự thêu dệt từ thực tế mà ra thôi. Ai cũng có khả năng thất bại, dù xinh đẹp, giỏi giang hay được chồng cưng chiều như bà hoàng cũng không thể chắc chắn sẽ giữ được hôn nhân viên mãn. Bởi vậy mới có lời cảm ơn chân thành của Khuê dành cho Thái trong tập 45. Nếu ngày ấy anh ta không tàn nhẫn đến mức "ném" vợ mình ra ngoài đường thì Khuê có được như ngày hôm nay hay cô vẫn cam chịu làm kẻ ăn bám?

Có mấy ai biết dùng nỗi đau để dẫn đến sự khôn ngoan? Chúng ta thường sống nặng về tình cảm, gánh trên mình bao trọng trách và lớn nhất là làm mẹ nên phụ nữ tự bó buộc mình vào nhiều thứ. Nó không đơn thuần là đau đớn nữa mà có cả sự lo lắng, sợ hãi, sợ đến mức muốn kết liễu cuộc đời vì quá bế tắc không tìm ra cách giải quyết.

Đó là vì chúng ta hèn nhát chứ không phải bản thân kém cỏi. Là chúng ta chưa đủ tự tin chứ không phải bản thân vô dụng. Thế mới nói, sau mỗi tập phim, người bình luận "tình tiết vô lý", người lại khen "đúng quá, y như cuộc đời mình vậy". Mỗi người có những thế giới quan và cảm nhận, trải nghiệm về cuộc sống khác nhau. Người ta chỉ nói hay cho đến khi chính bản thân người ta rơi vào tình cảnh ấy.
 

Khi những triết lý hôn nhân thật một cách nhức nhối và nhân văn đến ám ảnh: Đừng vội kết luận nếu chúng ta chưa tới đích-4

Ai cũng sẽ nhận được những tấm vé số của cuộc đời mình, "cho dù nó rất mong manh nhưng vẫn là một phần của hi vọng". Không phải chúng ta trông chờ điều may rủi mà cuộc sống này nên nuôi một chút hi vọng. Hi vọng đó là gia vị thêm vào phần cố gắng nỗ lực để con đường phía trước luôn là hoa hồng, ít nhất trong góc nhìn của bạn.

Và điều vô cùng quan trọng, nhớ câu nhân vật Bảo đã nói: "Chính cô còn chẳng yêu thương mình thì mong chờ gì người khác yêu thương mình?". Dù đang trong hôn nhân hạnh phúc, hôn nhân đang trên bờ vực thẳm hay vật vã với việc làm mẹ đơn thân cũng cứ sống vì mình 1 chút. Phụ nữ mất gì thì mất không thể mất phẩm giá, đó là điều vô cùng quan trọng.

Cổ tích không thể xảy ra nhưng pháo hoa vẫn sáng giữa đời thường

Có nhiều người nói Bảo là giấc mơ hóa khát khao của phụ nữ nói chung và mẹ đơn thân nói riêng. Rằng Bảo chỉ có trong phim thôi chứ đàn ông ngoài đời như thế "tuyệt chủng" hết rồi. Nhưng có ai chịu quan sát và ngẫm nghĩ tại sao chỉ cho đến khi Khuê thành công bằng chính nỗ lực của mình thì tình yêu mới đơm hoa kết trái. Nó không phi lý đâu chị em ạ, khi chúng ta tự tạo ra giá trị của bản thân, sẽ có người đàn ông giá trị đến với bạn.

Một bà mẹ 2 con, không còn trẻ vì đã đẻ, gia đình đủ thành phần: mẹ thực dụng, em trai lợi dụng, bố vô dụng nhưng vẫn được anh chàng "cực phẩm" mê mệt. Cổ tích thì không thể xảy ra nhưng tôi tin tình yêu ấy hoàn toàn xuất phát từ hiện thực và có rất nhiều mẹ đơn thân còn may mắn hơn thế.
 

Khi những triết lý hôn nhân thật một cách nhức nhối và nhân văn đến ám ảnh: Đừng vội kết luận nếu chúng ta chưa tới đích-5

Bất cứ sự may mắn nào cũng đều có điều kiện, nó không tự nhiên xảy ra hay tự nhiên mà hình thành. Giống như việc Khuê không lương thiện giúp người, thật thà dù đang gặp khó khăn hay phản ứng kịch liệt với kẻ có ý đồ sàm sỡ mình thì chắc chắn Bảo cũng không động lòng đến thế. Và nếu Khuê không nỗ lực từng ngày cho sự nghiệp, lập 1 chiếc Barie chắn ngang con đường để người đàn ông khác tới trái tim mình thì Bảo cũng không quyết tâm đến vậy.

Tôi còn nhớ, nhân vật Bảo từng tâm sự với Khang: "Giữa tôi và Khuê chưa chính thức chạm đến 2 chữ bắt đầu, cũng chưa có gì để vun đắp, chưa có chuyến đi chơi giữa 2 người và nụ hôn đúng nghĩa cũng chưa có. Chưa có gì sâu nặng và chưa có kỉ niệm gì thì việc buông bỏ phải đơn giản có đúng không?".

Vậy đấy, có những tình yêu, dâng hiến cho nhau cả về thể xác lẫn tiền bạc nhưng vẫn không có trọn vẹn được người yêu. Nhưng có những tình yêu như Khuê với Bảo, không có một chút nền tảng gắn bó, 1 bên muốn có nhưng e dè sợ sệt, 1 bên muốn tiến nhưng vẫn tôn trọng đối phương. Họ cứ dùng dằng như vậy nhưng nếu bảo quên có lẽ cả đời họ chẳng quên được. Thứ tình yêu ấy chỉ có những người bị tổn thương quá lớn mới cảm nhận được.

Giống như pháo hoa, nó đẹp, lỗng lẫy và rực rỡ nhưng không phải lúc nào cũng xảy ra, không phải lúc nào chúng ta cũng được xem nên hãy trân trọng mỗi giây, mỗi phút bên nhau.
 

Khi những triết lý hôn nhân thật một cách nhức nhối và nhân văn đến ám ảnh: Đừng vội kết luận nếu chúng ta chưa tới đích-6

Xin kết lại bằng câu chuyện về cái tên Hoa hồng trên ngực trái của bà Hồng – mẹ chồng cũ Khuê: "Ngày xưa, có lần, mẹ và bố đi xem vở kịch 'Tin ở hoa hồng'. Giờ mẹ đã quên câu chuyện ấy cụ thể thế nào. Nhưng mẹ nhớ khi bước ra ngoài nhà hát, bố nói, dẫu cay đắng thế nào, thì hãy tin ở cuộc đời, hãy tin ở tình yêu, hãy tin ở hoa hồng... Sau, chính bố phản bội mẹ. Làm lòng tin mẹ tan vỡ. Nhưng sau rất nhiều chuyện, mẹ nhận ra, cuộc đời ngắn ngủi quá. Bố con đã mất. Con trai mẹ cũng đã mất… Cho dù từng bị phản bội, từng cay đắng... thì việc chọn thái độ nào với cuộc đời này, vẫn là ở chính chúng ta".

Nhớ nhé, chỉ khi đi đến hết chặng đường đời gồ ghề người ta mới hiểu được chính xác ý nghĩa những điều đã xảy ra. Đừng vội kết luận khi chúng ta chưa tới đích.


Theo Helino

 

Xem link gốc Ẩn link gốc http://helino.ttvn.vn/helino/khi-nhung-triet-ly-hon-nhan-that-mot-cach-nhuc-nhoi-va-nhan-van-den-am-anh-dung-voi-ket-luan-neu-chung-ta-chua-toi-dich-2220201010528398.htm

Hoa hồng trên ngực trái

chồng phản bội

cuộc hôn nhân


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.