- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm
Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.
Kỷ vật 15 năm
Ít ngày qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh lá thư viết tay ngả màu thời gian của người mẹ gửi cho cô con gái đang học xa nhà. Bức thư viết: “22/03/09. Mẹ gửi cho con 800.000đ (tám trăm ngàn). Mẹ gửi luôn cả tiền nửa tháng 4 nữa nhé!
Dạo này mẹ ở nhà bận lắm, hơn nữa có 1 mình mẹ xoay xở nuôi cả nhà nên cũng khó khăn lắm. Con chi tiêu tiết kiệm vừa đủ nhé.
Sinh nhật mẹ không phải mua gì gửi về đâu, lãng phí lắm nhé! Mẹ chỉ cần các con cố gắng học thật tốt để lo cho sau này là mẹ mừng vui lắm rồi. Đừng phụ lòng mẹ”.
Sau khi xuất hiện, hình ảnh lá thư cùng những dòng chữ viết tay của người mẹ được cộng đồng mạng chia sẻ, bình luận tích cực. Nhiều người khẳng định, lời thư gợi nhắc ký ức thời sinh viên, tình yêu thương của cha mẹ dành cho mình.
Lá thư trên là kỷ vật của chị Trần Thị Hoài Thu (35 tuổi, thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái). Chị Thu nhận được lá thư trên từ mẹ cách đây 15 năm.
Bức thư của mẹ được chị Thu xem như kỷ vật. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Năm ấy, chị là sinh viên năm thứ hai của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội (nay là trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội). Học xa nhà, mỗi tháng chị Thu được mẹ chu cấp 800.000 đồng để trang trải.
Sinh sống, học tập ở thành phố có mức sống đắt đỏ, số tiền trên không đủ cho cô gái trẻ. Nhưng vì thương mẹ, biết gia đình khó khăn, chị Thu không xin thêm.
Mỗi khi mẹ gửi tiền, chị thường mua một thùng mì tôm để sẵn trong phòng. Ngoài ra, chị tìm việc làm thêm ở siêu thị, cửa hàng điện máy,… để có thêm tiền trang trải.
Chị Thu chia sẻ: “Mẹ tôi là người ít thể hiện cảm xúc nên không hay tâm sự với con. Thỉnh thoảng, mẹ mới gửi thư cho tôi. Tuy nhiên, bức thư này khiến tôi ấn tượng nhất nên giữ lại như một kỷ vật.
Lúc nhận được tiền chu cấp và những dòng thư ấy của mẹ, tôi chỉ nghĩ mình phải cố gắng học tập, không để mẹ buồn. Tôi cũng tự dặn lòng không đua đòi, hư hỏng hay bị cám dỗ bởi những công việc thu lợi nhanh nhưng giá trị thấp.
Câu viết 'mẹ chỉ cần các con cố gắng học thật tốt để lo cho sau này là mẹ mừng vui lắm rồi. Đừng phụ lòng mẹ' luôn hằn sâu trong tâm trí tôi và trở thành hành trang cho tôi bước vào cuộc đời”.
Tự tin không làm mẹ thất vọng
Thời thơ ấu, chị em chị Thu gần mẹ nhiều hơn bố bởi ông thường xuyên đi làm xa nhà. Nhưng vì mưu sinh, bà Trần Thị Ánh (57 tuổi, mẹ chị Thu) cũng không có nhiều thời gian gần gũi, chăm sóc các con.
Bà thường ra chợ buôn bán từ sáng sớm đến tối mịt. Phần lớn, mấy chị em ở nhà với ông bà ngoại. Dù vậy, bà Ánh vẫn cho các con thấy mình là người phụ nữ khéo léo, kiên cường.
Bà luôn dạy chị Thu phải bản lĩnh trước cuộc sống vội vã, xô bồ nơi thị thành. Đến bây giờ, khi đã lập gia đình, có 2 con nhỏ, chị Thu càng thấm thía những lời dạy của mẹ.
Chị Thu cùng 2 con và bà Ánh (áo đỏ). Ảnh: Nhân vật cung cấp
Chị tâm sự: “Khi còn là sinh viên, nhận thư mẹ, tôi chưa suy nghĩ gì nhiều. Tôi chỉ nghĩ mẹ dặn dò, muốn mình không tiêu pha hoang phí.
Nhưng bây giờ, khi có gia đình riêng, tôi mới hiểu, số tiền ấy là tất cả những gì mẹ có. Mẹ đã vất vả và hy sinh rất nhiều cho chị em tôi. Vì vậy, tôi luôn nằm lòng những lời dạy của mẹ.
Tôi chưa làm được gì to lớn để được gọi là báo hiếu cho bố mẹ. Nhưng tôi tin mình đã không làm mẹ thất vọng. Bởi tôi đã lớn lên, trở thành công dân tốt, sống có tâm, có đức như những gì mẹ vẫn dạy”.
Sau khi lập gia đình, chị Thu về quê lập nghiệp và may mắn được ở gần nhà mẹ đẻ. Nếu không quá bận rộn, ngày nào chị cũng cùng các con đến thăm bà Ánh.
Ngược lại, nếu con gái bận, bà Ánh cũng chủ động đến thăm vì nhớ 2 cháu ngoại của mình. Bà chia sẻ: “Tôi quan niệm con người biết đủ là sẽ đủ nên hài lòng với cuộc sống hiện tại của gia đình.
Dù các con không giàu có nhưng biết quan tâm, hiếu thảo với cha mẹ. Đó là những điều khiến tôi vui, hạnh phúc nhất”.
Theo Vietnamnet
-
Đời sống6 giờ trướcCá chép là phương tiện di chuyển của các Táo, lễ vật quan trọng trong lễ cúng 2 tháng Chạp, vậy nên chọn cá chép sống, cá rán hay cá giấy để cúng ông Công ông Táo?
-
Đời sống11 giờ trướcCúng tất niên là một phong tục cổ truyền của nhiều gia đình mỗi khi Tết đến xuân về. Để chuẩn bị cho lễ cúng Tất niên 2025 được chu đáo, chúng tôi xin gợi ý cho các bạn một số ngày tốt cúng tất niên trong dịp Tết âm lịch Ất Tỵ 2025 này.
-
Đời sống13 giờ trướcCúng ông Táo là cúng thần Bếp, vậy nên mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở bếp hay bàn thờ gia tiên, đó là thắc mắc của nhiều gia đình dịp 23 tháng Chạp.
-
Đời sống17 giờ trướcNhiều người băn khoăn không biết làm gì với gạo muối cúng ông Táo sau khi hoàn tất nghi lễ tiễn Táo quân về trời dịp 23 tháng Chạp.
-
Đời sống17 giờ trướcTheo quan niệm dân gian, trong ngày thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo, có những điều phải lưu ý, kiêng kỵ cần nhớ để các vị thần Bếp, thần Đất chứng tâm và mang lại may mắn cho cả nhà.
-
Đời sống17 giờ trướcTrước khi nghỉ hưu, chúng ta cần hoạch định rõ 1 vài việc để có khoảng thời gian sống yên bình, hạnh phúc.
-
Đời sống19 giờ trướcĐược chế biến từ các nguyên liệu dân dã, món bún bung ở Thái Bình hấp dẫn thực khách bởi hương vị lạ miệng với nước dùng ngọt thanh từ xương ninh, hòa quyện vị chát nhẹ của hoa chuối tươi.
-
Đời sống1 ngày trướcMạng xã hội video đình đám TikTok vừa phát đi thông báo khiến hàng triệu người dùng hoang mang và lo lắng.
-
Đời sống1 ngày trướcCó một thực tế là nhiều gia đình không tiễn Táo quân đúng 23 tháng Chạp; chúng ta có thể cúng ông Công ông Táo 2025 vào ngày nào, giờ nào cho hợp lý?
-
Đời sống1 ngày trướcNhiều người thắc mắc cá chép có phải lễ vật bắt buộc khi cúng ông Công ông Táo để tiễn các ngài về trời vào ngày 23 tháng Chạp hay không.
-
Đời sống1 ngày trướcKhi cúng ông Công ông Táo năm 2025, người thực hiện nghi lễ phải ăn mặc kín đáo, thành tâm khấn bái, không cầu xin tài lộc…
-
Đời sống1 ngày trướcKhi đã chuẩn bị xong mâm cỗ cúng, gia chủ cần đọc bài văn khấn ông Công ông Táo, báo cáo việc năm cũ, cầu mong việc tốt trong năm mới để mọi sự suôn sẻ.