- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người nước ngoài tất bật cứu trợ vùng lũ: Quá xúc động về tình người ở Việt Nam
Có mặt ở TP Thái Nguyên lúc 5h30, chị Khanh và chồng người nước ngoài nhanh chóng cùng các tình nguyện viên gói nhu yếu phẩm, chuẩn bị tiếp tế cho các gia đình bị cô lập vì mưa lũ.
“Việt Nam cho tôi quá nhiều thứ, một người vợ hiền và hai đứa con ngoan. Đất nước này đã trở thành một phần không thể thiếu của tôi. Tôi sẽ làm tất cả, dành toàn bộ sức lực để hỗ trợ người dân nơi đây, nhất là giai đoạn khó khăn này”, Nathan Keer (33 tuổi, người Anh) chia sẻ.
Sau khi chuẩn bị xong 200 suất bánh mì và sữa, anh Nathan cùng vợ là chị Ngô Băng Khanh “nóng ruột không thể ngủ”, quyết định lái xe từ Hà Nội đến xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, TP. Thái Nguyên, lúc 5h30.
Không chỉ vợ chồng Nathan, nhiều tình nguyện viên đã có mặt ở đây từ sớm, chia nhau mỗi người một việc, từ nhặt rau, rang lạc, nấu cơm đến gói nhu yếu phẩm, chuẩn bị tiếp tế cho những hộ dân đang bị cô lập vì mưa lũ.
Anh Nathan Keer mang nhu yếu phẩm từ Hà Nội tới Thái Nguyên, tham gia cứu trợ bà con vùng bị cô lập. Ảnh: Nathan Keer
Nathan cho biết thời điểm đó trời mưa không ngớt, nhiều nơi trong khu vực bị ngập sâu, có chỗ nước dâng ngang hông. Anh cùng các tình nguyện viên phải dùng thuyền vận chuyển đồ ăn, lội nước vào từng nhà để phát tận tay cho người dân.
Thậm chí, tới đoạn hẻm nước ngập đến cổ, họ không thể di chuyển sâu hơn. Nathan tình nguyện bơi vào. Ở ngôi nhà hai tầng cuối cùng hơi khó tiếp cận, anh cất tiếng gọi lớn và thấy một đàn ông trạc 60 tuổi bước ra.
“Ông ấy rất ngạc nhiên rồi nở nụ cười tươi khi nhận được đồ cứu trợ từ một người ngoại quốc”, anh nhớ lại.
Chàng trai ngoại quốc không ngại lội nước lũ ở các điểm ngập sâu để vận chuyển đồ tiếp tế cho từng hộ dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ. Ảnh: Nathan Keer
Sau một ngày bận rộn tham gia công tác cứu trợ, Nathan và vợ trở về Hà Nội. Trước khi rời đi, cặp đôi còn góp thêm tiền mua 5 tạ gạo, mì, xà phòng và một số mặt hàng cần thiết khác để gửi tới các gia đình đang bị cô lập bởi mưa lũ.
Chàng trai người Anh cảm thấy buồn và sốc trước sự tàn phá kinh khủng của siêu bão Yagi tới nhiều tỉnh thành phía Bắc. Song, anh cũng vô cùng xúc động trước tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau của người Việt Nam trong thời điểm khó khăn.
“Càng đi ra ngoài, tôi càng chứng kiến được nhiều nghĩa cử cao đẹp của người Việt. Tôi thấy ấn tượng với điều này và muốn làm chút gì đó giống như họ. Tôi cầu mong người dân miền Bắc vượt qua mùa mưa lũ bình an và sớm khắc phục hậu quả”, Nathan bày tỏ.
Nathan xúc động trước tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam nên muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công tác cứu trợ
Tương tự Nathan, đôi bạn Violeta và Candela (cùng quốc tịch Tây Ban Nha) cũng "biến" những ngày mắc kẹt vì mưa lũ tại Sa Pa (Lào Cai) thành kỉ niệm đáng nhớ khi góp sức nấu ăn, chuẩn bị các suất cơm cứu trợ bà con vùng bị cô lập trên địa bàn.
Candela và Violeta đến Sa Pa ngày 8/9 sau khi trở về từ Cát Bà (Hải Phòng) vì siêu bão Yagi đổ bộ. Song, họ và một số du khách nước ngoài khác tiếp tục bị mắc kẹt ở Sa Pa do ảnh hưởng từ cơn bão.
“Các chuyến xe khách tạm dừng hoạt động vì thời tiết bất lợi nên chúng tôi không thể di chuyển về Hà Nội theo dự định ban đầu. Cả hai cũng lỡ luôn chuyến bay đến Huế”, Violeta nói.
Các du khách nước ngoài được chị Huyền cùng các nhân viên hỗ trợ chỗ ăn, ở miễn phí trong thời gian mắc kẹt tại Sa Pa vì mưa lũ. Ảnh: Trần Huyền
Trong lúc hoang mang vì gặp sự cố, Candela và Violeta may mắn được chị Trần Thị Huyền - Giám đốc một công ty du lịch ở Thạch Sơn (TX. Sa Pa) hỗ trợ ăn ở miễn phí, đảm bảo an toàn trong thời điểm mưa lũ nguy hiểm.
Xúc động trước sự tử tế và tốt bụng của chị Huyền cùng các nhân viên, ngày 9/9, hai vị khách Tây Ban Nha cùng vài người bạn nước ngoài đang tá túc miễn phí tại đây đã góp sức nấu cơm, chuẩn bị hàng trăm suất ăn để tiếp tế người dân bản Lao Chải.
Ngày 10/9, họ tiếp tục tham gia nấu 400 suất ăn, làm thêm xôi, muối vừng để gửi lên vùng bị sạt lở đất ở Bảo Yên, Bắc Hà.
Candela và Violeta chuẩn bị các suất cơm nóng hổi để kịp thời tiếp tế cho người dân vùng lũ. Ảnh: Trần Huyền
Dù chưa có nhiều kinh nghiệm nấu nướng nhưng nghĩ đến những người khó khăn đang cần giúp đỡ, các vị khách ngoại quốc lại cố gắng học hỏi, quan sát cách làm để thao tác nhanh chóng, thuần thục hơn, hoàn thành tiến độ để kịp thời tiếp tế cho bà con vùng lũ.
“Chúng tôi rất xúc động trước tình cảm và sự giúp đỡ của người dân nơi đây. Vì vậy, chúng tôi cũng muốn được góp một phần sức lực để hỗ trợ bà con địa phương sớm vượt qua thời điểm khó khăn”, Violeta chia sẻ.
Các suất cơm nóng hổi, đầy đặn và chan chứa tình người xuyên quốc gia. Ảnh: Trần Huyền
Cùng cảm nhận với người bạn của mình, Candela cũng rất buồn khi thấy người dân Sa Pa chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai.
“Tôi rất buồn và lấy làm tiếc khi thấy mọi người gặp khó khăn vì mưa lũ. Song, trải nghiệm lần này khiến tôi hiểu rõ hơn những điều tốt đẹp mà người Việt Nam đang làm. Đó là tình người tuyệt vời, sự tương thân tương ái. Ngay cả những người khó khăn cũng không ngại giúp đỡ người khó khăn hơn. Tôi thực sự ngưỡng mộ tinh thần đoàn kết của các bạn”.
Tối 10/9, khi giao thông bắt đầu được nối lại, Candela và Violeta lên đường trở về Hà Nội, đem theo “hành trang” là một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất cuộc đời.
Theo VNN
-
Đời sống5 giờ trướcTrên phố Hàng Da (Hoàn Kiếm, Hà Nội) có một quán tào phớ “siêu nhỏ, siêu chật” nhưng tối nào khách cũng đông nườm nượp. Hàng chục người xếp hàng chờ mua.
-
Đời sống7 giờ trướcCòn gần một tháng nữa mới đến Halloween nhưng trên phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã ngập tràn các mặt hàng đồ trang trí, đồ chơi phục vụ lễ hội hóa trang vào ngày cuối cùng của tháng 10 hàng năm.
-
Đời sống9 giờ trướcBữa ăn là một dịp quan trọng trong giao tiếp xã hội. Vì vậy, để đánh giá một người có EQ cao hay không, chỉ cần quan sát cách họ tham gia bữa ăn.
-
Đời sống9 giờ trướcVới tựa đề là “người mang đến góc nhìn mới về tình yêu, cuộc sống cho hàng triệu người theo dõi”, tờ Rest of World hôm 30/9 đã có bài viết ngắn về sư Giác Minh Luật, nhà sư triệu view trên TikTok.
-
Đời sống15 giờ trướcCó những lúc, bà Sơn rất nhớ khoảnh khắc vui vầy bên con cháu. Thế nhưng, bà hiểu cùng chồng vào viện dưỡng lão an hưởng tuổi già là lựa chọn tốt cho tất cả.
-
Đời sống17 giờ trướcSau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.
-
Đời sống17 giờ trướcHình ảnh anh bộ đội một tay dắt xe đạp, một tay cẩn thận dìu cụ bà qua cầu Phong Châu (Phú Thọ) gây xúc động, được hàng nghìn người chia sẻ khắp cõi mạng.
-
Đời sống1 ngày trướcMón ăn có sự kết hợp kỳ lạ giữa mỳ bò và trà sữa trân châu với mức giá đắt đỏ đang là đề tài tranh cãi trên mạng xã hội; người khen lạ miệng, người lại chê khó nuốt.
-
Đời sống1 ngày trướcChuột đồng ở miền Tây có quanh năm nhưng nhiều và chất lượng nhất là vào mùa nước nổi hoặc sau đợt thu hoạch lúa.
-
Đời sống1 ngày trướcChiếc Rolls-Royce chạy hoàn toàn bằng điện của Minh “Nhựa” có giá trên 18 tỷ đồng được gắn biển số trúng đấu giá với giá trị ngang ngửa một chiếc VinFast VF3.
-
Đời sống1 ngày trướcTrong một số trường hợp, yêu một người đàn ông có trí tuệ cảm xúc cao sẽ tránh được nhiều rắc rối và mang lại cho bạn cảm giác thoải mái, vui vẻ.
-
Đời sống1 ngày trướcBốn năm “bén duyên” với hoạt động sáng tạo nội dung trên YouTube, cô gái Bến Tre đã thực hiện được hơn 200 video về văn hóa, nếp sống và ẩm thực miền Tây.
-
Đời sống2 ngày trướcĐoạn video gây “bão” mạng với khoảnh khắc khách Tây thích thú trải nghiệm cà phê “bì bõm” ở Ninh Bình dù nước ngập tới mắt cá chân, còn xung quanh là đàn vịt bơi tung tăng.