Nguồn gốc tục ăn chay vào rằm tháng 7

Thói quen ăn chay vào ngày 15/7 âm lịch được coi là cách giảm sát sinh, tạo phúc, cầu bình an cho cha mẹ và tránh bản thân bị dính vận xui.

Nguồn gốc tục ăn chay vào rằm tháng 7-1

Trong cuốn Hội hè lễ Tết của người Việt, Giáo sư Nguyễn Văn Huyên cho biết ngày rằm tháng 7 (15/7 âm lịch) có 2 lễ lớn là Vu Lan báo hiếu và xá tội vong nhân. Vào ngày này, người Việt làm mâm cơm chay để tưởng nhớ đến người thân và lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát. Ảnh: Tô Hưng Giang.

Nguồn gốc tục ăn chay vào rằm tháng 7-2

Theo giáo lý nhà Phật, sát sinh chính là tạo nghiệp. Vì vậy, ăn chay có thể giúp mỗi người giảm bớt nghiệp chướng, tích đức hành thiện, tạo phúc cho chúng sinh. Ảnh: Việt Linh.

Nguồn gốc tục ăn chay vào rằm tháng 7-3

Mặt khác, theo quan niệm dân gian, từ tối 15/7 đến hết ngày 30/7 âm lịch, Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan cho vong hồn được quay về trần thế. Bên cạnh làm lễ xá tội vong nhân, khấn cầu sự bình an, vô sự cho người thân trong gia đình, việc ăn chay vào rằm tháng 7 âm lịch được coi là hành động giúp bản thân không bị ma quỷ quấy nhiễu, tránh gặp vận đen. Ảnh: Lê Hiếu.

Nguồn gốc tục ăn chay vào rằm tháng 7-4

Rằm tháng 7 còn là đại lễ Vu Lan báo hiếu, tưởng nhớ công lao cha mẹ. Vì trùng hợp với ngày "xá tội vong nhân" nên nhiều người cũng kết hợp làm luôn việc cúng bái và ăn chay. Ăn chay vào ngày Vu Lan là cách cầu cho cha mẹ có sức khỏe dồi dào, hạnh phúc cùng con cháu. Ảnh: Lê Hiếu.

Nguồn gốc tục ăn chay vào rằm tháng 7-5

Tháng 7 âm lịch vốn bị nhiều người coi là tháng cô hồn, nhiều âm khí, dễ gặp chuyện xui xẻo. Ăn chay là cách cân bằng năng lượng sinh học bên trong mỗi người, giúp đầu óc nhẹ nhàng hơn. Ngoài ý nghĩa tâm linh, thói quen này cũng là dịp để mọi người ăn uống thanh tịnh, thanh lọc cơ thể. Ảnh: Thu Thủy.

Nguồn gốc tục ăn chay vào rằm tháng 7-6

Mâm cơm cho lễ Vu Lan thường có những món ăn truyền thống như xôi đỗ xanh, gà chay, nem chay, giò lụa chay, đậu đũa luộc, canh nấm, nộm chay. Ảnh: Vinh Phung.

Nguồn gốc tục ăn chay vào rằm tháng 7-7

Với những gia đình cúng lễ chay, không nhất thiết phải chuẩn bị mâm cao cỗ đầy. Người chủ gia đình có thể sắp những mâm ngũ quả đẹp mắt, gồm hoa quả theo mùa để lễ gia tiên. Ảnh: Hà Ly Trần.

Nguồn gốc tục ăn chay vào rằm tháng 7-8

Mâm cúng chúng sinh nên chuẩn bị đồ chay để các cô hồn không phát sinh lòng tham. Các lễ vật gồm quần áo chúng sinh nhiều màu sắc, bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, cháo, tiền vàng, nước lã hoặc rượu, gạo, muối, khoai lang luộc để cúng cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.

Nguồn gốc tục ăn chay vào rằm tháng 7-9

Ở một số vùng miền, đôi khi mâm cúng rằm tháng 7 của họ chỉ gồm những thực phẩm, món ăn truyền thống thuần chay tại địa phương. Người dân có hoa sen dâng lễ, hoa quả theo mùa, bánh tét, mâm 5 loại rau củ quả và buồng chuối đẹp để thắp hương. Ảnh: Njassica.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://zingnews.vn/nguon-goc-tuc-an-chay-vao-ram-thang-7-post1126726.html

ăn chay

rằm tháng 7


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.