Những điều cấm kỵ, nhiều người hay mắc phải sai lầm, họa đến khi đi lễ chùa

Đi lễ chùa sao cho đúng cách, đúng chuẩn, đúng văn hóa không phải ai cũng biết. Thế nên tham khảo bài viết này sẽ giúp ích thật nhiều cho các bạn đấy.

Đầu năm người dân Việt thường có thói quen cũng là văn hoá đi lễ chùa đầu năm để cầu may mắn hoặc cầu duyên... tìm chút bình yên của cuộc sống sau những bon chen đời thường về với lễ chùa để có sự thanh tịnh về tâm linh cũng như sự thanh tịnh của cuộc sống.

Xuân về là một nét văn hóa truyền thống lâu đời và tốt đẹp nhất của người Việt, thế nên các bạn đừng bỏ qua. Bên cạnh việc chọn trang phục, chọn lễ vật, tác phong, nguyên tắc đi chùa,…thì cũng đừng quên một vài lưu ý khác nữa. Đi lễ chùa sao cho đúng cách, đúng chuẩn, đúng văn hóa không phải ai cũng biết. Thế nên tham khảo bài viết này sẽ giúp ích thật nhiều cho các bạn đấy.

1. Trang phục giản dị, lịch sự, khiêm tốn. Không ăn mặc quá xuề xòa nhưng cũng không được quá diêm dúa. 

2. Chùa chiền là nơi linh thiêng, vì vậy không được coi việc đi lễ chùa là trò giải trí, tiêu khiển, tham quan, dạo chơi thông thường. Khi làm lễ, cầu xin cần tránh Tam độc (Tham – Sân – Si), vì tâm không tịnh thì đi chùa cũng thành vô nghĩa. 

di-chua-dau-nam phunutoday

 Đi chùa là văn hóa đẹp của người Việt ta

3. Xưng hô thế nào cho đúng?: Vào chùa, nên dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt. Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.

4. Thái độ nghiêm túc, kính cẩn. Dù ngoài xã hội bạn có địa vị gì, quyền cao chức vọng ra sao thì khi vào chùa mọi người đều ngang bằng nhau. Vì vậy không được cao ngạo, có những cử chỉ, lời nói bất kính với các tín chủ khác và nhà chùa. 

5. Không đi lại nghênh ngang, khệnh khạng, có những hành động suồng sã, không nghiêm túc. Bước đi nhẹ nhàng, từ tốn cho thấy bạn là người có văn hóa đồng thời thể hiện sự trang nghiêm, thành kính. 

6. Ngôn ngữ sử dụng cần lịch sự, đúng mực, không nói to, bàn tán bình phẩm hay chửi cãi nhau trong khuôn viên chùa. 

7. Chúng ta đi chùa là để giải thoát. Tại sao lại như vậy? Giải thoát nghĩa là đạt sự tự do sau khi buông xả tất cả những trói buộc trong cuộc sống. Ngài Tôn giả Tịch Thiên (Sàntideva) đã từng viết trong quyển “Tập bồ tát học luận” rằng: “Mọi niềm vui trên thế gian này đều đến từ lòng vị tha, mọi đau khổ trên thế gian này sinh ra từ sự ích kỷ.” Lòng vị tha là tinh hoa của Phật giáo, giải thoát là cốt lõi của đạo Phật. Vì vậy, khi đi lễ chùa, chúng ta nên mang một tâm thế thanh tịnh để một lòng hướng Phật.

Có duyên mới đến cửa Phật. Vì thế, các bạn hãy chú ý những điều trên để có một buổi đi lễ chùa thật thuận lợi nhé.

Theo Khỏe đẹp

cúng lễ

đi lễ

đi chùa

lễ bái


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.