- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những kiêng kị trong đám cưới: Có thờ có thiêng để vợ chồng mới cưới hạnh phúc
Kiêng kỵ trong cưới xin cũng là một nét văn hóa truyền thống của người Việt.
Kiêng kỵ trong cưới xin cũng là một nét văn hóa truyền thống của người Việt.
Cưới xin là một sự kiện trọng đại trong mỗi cuộc đời của mỗi người. Các cụ thường có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì vậy, để việc cưới hỏi diễn ra một cách thuận lợi nhất, chúng ta nên chú ý và thực hiện một số kiêng kỵ dân gian với mong muốn hạnh phúc sẽ được vuông tròn cho đôi bạn trẻ.
1. Kiêng không cưới vào năm Kim lâu
Khi xem xét tuổi cưới người ta thường căn cứ vào ngày sinh tháng đẻ của cô dâu. Năm Kim lâu là năm mà cô dâu có số tuổi đuôi là 1, 3, 6, 8. Người ta cho rằng nếu cưới hỏi vào năm Kim lâu sẽ gặp nhiều rủi ro trong quan hệ vợ chồng, hôn nhân dễ tan vỡ, khó nuôi con, vợ chồng khắc khẩu, hay cãi cọ…
Tuy nhiên, với năm Kim lâu vẫn có thể cưới nếu qua ngày Đông chí.
2. Kiêng không cưới vào giờ, ngày, tháng xấu
Quan niệm tổ chức đám cưới vào ngày đẹp thì cuộc sống sau này sẽ yên ả, thuận lợi, vợ chồng gặp nhiều may mắn, hạnh phúc. Vì vậy việc chọn ngày lành tháng tốt trong hôn nhân rất được coi trọng.
Ngày cưới thường được tổ chức vào các ngày Hoàng đạo, kiêng tổ chức vào các ngày Sát chủ, Tam tai, Tam nương để tránh vợ chồng sẽ đứt gánh giữa đường, không có con hoặc thường xuyên lục đục.
Dân gian còn kiêng tổ chức đám cưới vào “ngày cùng tháng tận”, nên người ta thường ít tổ chức đám cưới vào tháng Chạp (tháng 12 âm lịch).
Tránh tháng 7 âm lịch có sự tích ông Ngâu, bà Ngâu lấy nhau rồi phải chia ly. Dù trong tháng đó có ngày Hoàng đạo, người ta cũng kiêng tổ chức cưới hỏi. Ngoài ra việc chọn ngày cưới còn phụ thuộc vào tuổi cô dâu.
3. Kiêng kỵ trong ngày ăn hỏi
Khi nhà trai tiến hành các thủ tục ăn hỏi, cô gái không được xuất hiện mà phải ngồi trong phòng đợi, tới khi hai nhà thưa chuyện xong xuôi, chú rể mới được vào đón cô dâu ra mời nước họ hàng. Những cô dâu ló mặt ra trước sẽ bị coi là vô duyên và thiếu lễ phép.
Trong đám cưới ở miền Bắc, nhà gái phải làm lễ xé cau, dùng tay bẻ những quả cau trong tráp ăn hỏi của nhà trai để cúng ông bà tổ tiên. Đặc biệt, nhà gái không được dùng dao cắt vì người ta cho rằng cắt cau bằng dao sẽ khiến tình cảm vợ chồng tương lai bị chia cắt.
Ở miền Nam, chú rể sẽ xé cau, cô dâu xếp trầu để thắp hương trên bàn thờ. Trong quá trình thực hiện, ai là người nhanh hơn về sau sẽ là người “nắm quyền” trong nhà.
4. Kiêng kỵ không được chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài, cẩu thả
Tùy điều kiện mà bày biện ban thờ gia tiên, nhưng đều kiêng bày bàn thờ sơ sài. Điều quan trọng là phải bao sái (lau dọn) sạch sẽ ban thờ, bày biện những vật phẩm đẹp mắt, đầy đủ mâm cỗ cúng gia tiên, các vật phẩm tối thiểu như gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã... Hôn lễ chính phải cử hành tại bàn thờ tổ tiên có đủ hương đăng hoa quả.
5. Kiêng không mời cưới khi chưa tổ chức lễ ăn hỏi
Đây là điều kiêng kỵ dành cho nhà gái. Thông thường nhà trai sẽ ấn định ngày cưới dựa trên cơ sở thỏa thuận, đồng ý của nhà gái. Ngày ăn hỏi hai bên sẽ ấn định một lần cuối ngày cưới. Trước lễ ăn hỏi nhà trai có thể mời bạn bè xa gần nhưng nhà gái chỉ được mời sau lễ ăn hỏi, nếu không sẽ bị chê là “vô duyên, chưa ai hỏi mà đã cưới”.
Tuy nhiên, ngày nay, để tiết kiệm thời gian và chi phí, nhiều gia đình thường tổ chức ăn hỏi và tiệc cưới liền ngày nhau nên khó tránh được việc mời cưới trước lễ ăn hỏi.
6. Kiêng kỵ cưới khi nhà đang có tang
Khi nhà đang có tang, điều kiêng kỵ nhất là không nên tổ chức các cuộc vui.
Theo quan niệm dân gian, con cái phải để tang cha mẹ ba năm, cháu để tang ông bà một năm. Ngoài ra còn yêu cầu cụ thể thời hạn để tang đối với những người khác trong gia đình.
Chính vì điều kiêng kỵ này nên mới xuất hiện hình thức “cưới chạy tang”. Khi người ốm sắp mất (hoặc có người đã mất những chưa phát tang) thì lập tức nhà trai mang lễ vật sang nhà gái xin hỏi cưới. Lúc này, đám cưới sẽ được tiến hành nhanh chóng trong nội bộ hai gia đình. Khách mời chỉ giới hạn những người ruột thịt hoặc thân thiết.
7. Kiêng kỵ mẹ đẻ không nên đưa con gái về nhà chồng
Trong đoàn rước dâu người ta kiêng kỵ sự xuất hiện của mẹ cô dâu vì người ta quan niệm sợ cô dâu bịn rịn đòi bỏ về nhà theo mẹ đẻ đồng thời sợ con dâu và mẹ đẻ tạo nên thế lực mạnh át đi quyền uy của mẹ chồng. Do đó, thường thì bố cô dâu sẽ là người đưa con sang sông.
8. Kiêng kỵ mẹ chồng đứng trước cửa đón dâu
Điều này lý giải cho việc tránh để cô dâu không đòi bỏ về nhà theo mẹ đẻ và mẹ chồng nàng dâu không xung khắc sau này. Đến khi con dâu làm lễ gia tiên nhà chồng thì mẹ chồng mới được xuất hiện.
Khi đoàn rước dâu vừa về tới nhà, mẹ chồng phải cầm bình vôi hoặc chùm chìa khóa lánh đi khi con dâu bước vào cửa. Bình vôi hay chùm chìa khóa biểu tượng cho tài sản trong gia đình. Điều này có nghĩa là mẹ chồng tuy đón con dâu vào nhà nhưng vẫn nắm quyền làm chủ trong nhà.
9. Kiêng đón dâu không đúng giờ Hoàng đạo
Trong một năm có nhiều ngày tốt để tổ chức việc cưới hỏi, nhưng giờ tổ chức hôn lễ nhất thiết phải là giờ Hoàng đạo. Đoàn nhà trai khi đón dâu về phải tính toán cho kịp giờ đẹp. Đúng giờ Hoàng đạo, nhà trai sẽ bắt đầu xuất phát đón dâu. Trước khi khởi hành nhà trai phải thắp hương báo cáo với tổ tiên về sự kiện trọng đại này.
10. Không được quên rải kim và tiền lẻ, gạo muối, cau trầu dọc đường
Khi đón dâu đi qua các cây cầu, ngã 3, ngã tư, ngã 5, ngã 7 cô dâu phải vứt gạo muối, kim, tiền lẻ, cau trầu xuống với mong muốn đoạn đường sắp tới của đôi uyên ương sẽ luôn suôn sẻ, giàu sang, hạnh phúc và may mắn sau này cũng như giải trừ xui xẻo.
11. Kiêng kỵ đối với người trải giường cho cô dâu, chú rể
Người trải giường cho cô dâu chú rể nhất định phải là người phụ nữ đã có gia đình, con cái có đủ “cả nếp, cả tẻ”. Tốt nhất nên chọn những người con đàn cháu đống, làm ăn phát đạt. Nếu mẹ chồng có đủ những tiêu chuẩn trên thì có thể trải giường cho cô dâu chú rể.
Việc kén người trải giường xuất phát từ mong muốn cho cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ hạnh phúc lâu dài, con cháu đông đúc, làm ăn phát đạt thịnh vượng.
12. Kiêng người lạ tùy tiện xông vào phòng cô dâu
Sau khi dọn dẹp, trải đệm, trang trí giường cô dâu, chú rể, người ta sẽ khép cửa phòng lại và không cho ai ở trong đó nữa. Cô dâu chú rể sẽ là người xông vào phòng đầu tiên khi đoàn rước dâu về tới nhà, sau đó mới là bạn bè cô dâu và họ hàng.
13. Kiêng kỵ khi đón dâu
Lúc cô dâu theo chồng về nhà, cô dâu phải đi thẳng về phía trước, không được ngoái lại nhìn vì dân gian cho rằng, những cô dâu đã đi theo chồng mà còn ngoảnh lại nhà cha mẹ thì sau này rất khó dạy bảo và cũng không lo toan công việc nhà chồng được chu đáo.
Nhiều nhà cho rằng khi sang nhà gái đón dâu phải đi một đường, khi đưa cô dâu về thì lại đi một đường khác để tránh điều không may sẽ theo về nhà.
14. Kiêng kỵ những người không được dự đám cưới
Người đang có tang không được dự đám cưới, bà bầu không nên tới đám cưới để tránh đen đủi, vận hạn đến cho gia chủ.
15. Kiêng kỵ đeo nhẫn cưới trước khi hôn lễ diễn ra
Người xưa quan niệm rằng nhẫn cưới phải là nhẫn trơn và hai người không được đeo trước khi hôn lễ diễn ra như vậy gia đình mới hạnh phúc, không bị xáo trộn.
>> Giải mã kiêng kị trong cưới hỏi : Người trải giường cưới cũng phải chọn tuổi?
Theo Khám phá
-
Đời sống45 phút trướcKhu ẩm thực bên trong chợ thu hút đông đảo thực khách vào khung giờ trưa với nhiều món ngon, giá cả phải chăng như bún đậu mắm tôm, nộm bò khô, phở, cháo…
-
Đời sống4 giờ trướcHLV, cựu cầu thủ Anh Khoa của đội trẻ SHB Đà Nẵng, cựu cầu thủ của CLB đã tự tử tại nhà riêng vào sáng 4-12 gây thảng thốt không chỉ trong giới bóng đá Việt Nam.
-
Đời sống4 giờ trướcTrong buổi phát trực tiếp tối 30/11, Lê Tuấn Khang chia sẻ: "Nếu có dịp, em sẽ nhờ mẹ nấu bữa cơm để đãi 9 triệu người theo dõi về dùng cơm với gia đình em. Chắc em sẽ nấu canh chua, cá vồ kho".
-
Đời sống5 giờ trướcNhìn thấy món ăn Việt yêu thích được phục vụ nóng hổi ngay trước mắt, vị khách Tây không giấu nổi biểu cảm hào hứng, lập tức gắp một miếng to đưa lên miệng thưởng thức.
-
Đời sống8 giờ trướcSau Labubu đến Baby Three trở thành trend mới thu hút không ít bạn trẻ. Một số người nổi tiếng cũng góp phần lan tỏa trào lưu này. Túi mù ở Việt Nam cũng tạo nên cơn sốt trong thời gian gần đây.
-
Đời sống8 giờ trướcCổ động viên, đồng nghiệp bàng hoàng trước sự ra đi đột ngột của cựu cầu thủ Trần Anh Khoa.
-
Đời sống9 giờ trướcNhiều tài liệu cho thấy đàn ông chiếm đa số trong các tài xế gây tai nạn, sao lại nhắc mãi câu nói đầy định kiến "bán xăng cho phụ nữ là tội ác"?
-
Đời sống9 giờ trướcBản chất của cuộc đời là vất vả. Chúng ta phải vất vả mới có được bình yên. Nên bình yên đôi khi như một món quà, phần thưởng vậy.
-
Đời sống10 giờ trướcHoàng hôn đẹp mê hồn dần buông xuống vịnh Hạ Long khiến nhiều người chìm đắm trong khung cảnh đẹp nhất năm vào mỗi buổi chiều.
-
Đời sống10 giờ trướcChú chó Bodhi nổi tiếng trên mạng xã hội với những hình ảnh bảnh bao trong trang phục nam sành điệu, được hàng nghìn người yêu thích.
-
Đời sống12 giờ trướcNhân chuyến trở lại Đà Lạt, vị khách Tây quyết định thưởng thức một bữa cơm gia đình với nhiều món ngon truyền thống như gà kho, đậu sốt cà chua, cá cơm rim mắm,...
-
Đời sống12 giờ trướcEm bé viễn thị 1 tuổi người Mỹ làm cư dân mạng toàn cầu "tan chảy" với khoảnh khắc dễ thương khi lần đầu tiên đeo chiếc kính giúp điều chỉnh tật viễn thị.
-
Đời sống12 giờ trướcTheo quan niệm dân gian, hương cháy hết là dấu hiệu tốt, chứng tỏ lời cầu nguyện của gia chủ được chấp nhận; vậy nên làm gì trong trường hợp hương không cháy hết?
-
Đời sống1 ngày trướcNhững ngày qua, đoạn clip quay cây đu đủ “cổ thụ” ở Yên Bái thu hút hơn 4 triệu lượt xem. Nhiều người tò mò khi lần đầu thấy cây đu đủ cao gần 10m, một vòng tay ôm không xuể.