- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phân biệt lễ Vu lan báo hiếu và lễ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch
Tháng 7 âm lịch hằng năm là tháng rất quan trọng trong văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam và nó thường gắn liền với 2 cái tên là tháng cô hồn và lễ Vu lan báo hiếu.
Đây là 2 phạm trù khác nhau nhưng lại được nhắc đến và diễn ra vào cùng một khoảng thời gian nên dễ dẫn đến nhầm lẫn, nhiều người tưởng rằng 2 lễ này là một hoặc hiểu sai, hiểu chưa thấu đáo ý nghĩa, mục đích của mỗi loại. Thực chất, ngày Rằm tháng 7 (âm lịch) được gọi là ngày "Báo hiếu cha mẹ" tức lễ Vu Lan, và cũng là ngày "Xá tội vong nhân" tức lễ cúng Cô hồn. Vì vậy, để phân biệt một cách chính xác, đầy đủ, Tintuconline mời độc giả cùng so sánh lễ Vu lan báo hiếu và lễ cúng cô hồn vào tháng 7 qua những thông tin dưới đây.
1. Nguồn gốc lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn
Hai ngày lễ này khác nhau trước hết là do chúng xuất phát từ những điển tích, điển cố và giai thoại khác nhau.
Nguồn gốc Lễ Vu Lan báo hiếu
Như đã nói rất rõ trong bài Ý nghĩa và nguồn gốc lễ Vu lan báo hiếu, lễ Vu Lan gắn với tích về Mục Kiền Liên, là một đệ tử của Đức Phật, đồng thời còn là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông.
Theo kinh Vu Lan, Mục Kiền Liên sau khi tu luyện thành công, ông nhớ mẹ là bà Thanh Đề đã qua đời nên dùng mắt phép để tìm bà khắp thế gian xem bà đã đi đâu, về đâu. Và ông thấy bà bị đày thành Ngạ quỷ (quỷ đói), bị đói khát hành hạ, vì những việc ác trong các kiếp luân hồi của bà. Đau lòng vì mẹ bị đày đọa, ông hóa phép thành thức ăn dâng lên mẹ nhưng tất cả thức ăn đều biến thành lửa đỏ.
Không đành lòng nhìn mẹ chịu cực khổ, ngài bèn cầu cứu tới Phật Tổ, Phật liền dạy rằng, dù thần thông quảng đại tới đâu thì ông cũng không thể đủ sức để cứu mẹ. Ác nghiệp của mẹ ông quá nặng nên phải nhờ đến chư tăng mười phương hợp lực giúp đỡ.
Mục Kiền Liên làm đúng như lời Phật dạy, vào ngày rằm tháng bảy, cũng là lúc chư tăng mãn hạ sau 3 tháng an cư kiết hạ, Kiền Liên cần sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng và thành khẩn cầu xin. Quả nhiên vong mẫu của Ngài thoát khỏi kiếp ngạ quỷ, được sinh về cảnh giới lành và ăn uống bình thường. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ nên làm theo cách này. Kể từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời như một hình thức để tri ân, báo hiếu cho những người thân, kể cả những người đã mất trong gia đình.
Nguồn gốc Lễ cúng cô hồn
Phong tục cúng cô hồn xuất phát từ câu chuyện giữa ông A Nan Ðà (thường gọi tắt là A Nan) với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu). Một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào.
Quỷ cho biết ba ngày sau, A Nan sẽ chết và luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa, mặt cháy đen như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: "Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên". A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là "Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni". A Nan đem tụng trong lễ cúng và được thêm phúc thọ…
Phong tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này nên ngày nay người ta vẫn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu, với nghĩa gốc là "thả quỷ miệng lửa". Về sau, lại được hiểu rộng thành các nghĩa khác như tha tội cho tất cả những người chết (xá tội vong nhân) hoặc cúng thí cho những vong hồn vật vờ (cô hồn).
Tháng bảy Âm lịch còn gọi là tháng "xá tội vong nhân", tức là thời gian các vong hồn được thả tự do. Trong những ngày này, người dân thường lập đàn cầu siêu hoặc cúng thí (bố thí) thức ăn cho các cô hồn để mong họ phù hộ cho mình.
2. Lễ Vu lan báo hiếu và lễ cúng cô hồn vào tháng 7 có ý nghĩa khác nhau thế nào?
Dựa trên nguồn gốc khác nhau như đã nói ở trên, lễ Vu lan báo hiếu và lễ cũng cô hồn mang những ý nghĩa không giống nhau.
Ngày lễ Vu Lan "nhắc nhở" các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước.
Đây là dịp cháu con tỏ lòng yêu thương đền đáp, trân trọng và biết ơn các thế hệ trước của mình để khắc ghi đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây"… Người còn sống thì có thể tặng quà, làm điều tốt đẹp, nói lời ý nghĩa… để họ vui lòng. Đối với người đã khuất, dịp này cháu con sẽ quây quần tụ họp, thể hiện tình cảm và sự gắn kết, cùng nhau làm cơm cúng kính dâng tổ tiên để tỏ lòng biết ơn đồng thời cầu mong cho gia đình luôn thuận hòa, may mắn.
Còn Lễ cúng cô hồn là dịp để người dân làm phúc, bày tỏ lòng bao dung, bố thí cho những vong hồn bơ vơ khốn khổ. Ngày lễ cúng cô hồn giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo như "Từ, bi, hỷ, xả", "vô ngã, vị tha"… Ở dương gian có những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ thì ở âm giới cũng tồn tại những số phận như vậy. Đây là dịp tốt để chúng sinh làm ơn tạo phúc cho người cõi âm lang bạt, để họ được no ấm, vui vẻ mà không quấy phá gia đình mình.
3. Phong tục lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn rất khác nhau
Nếu để ý, chúng ta đã thấy Lễ Vu lan khác hoàn toàn lễ cúng cô hồn bởi dịp này bao gồm cả việc tri ân, báo hiếu ông bà cha mẹ vẫn đang hiện hữu trong cuộc sống thực tế. Riêng về khía cạnh tâm linh ở cõi âm, thì trong 2 ngày lễ này cũng có những phong tục, cách thức làm khác nhau.
Đối với lễ Vu Lan, con cháu sẽ tiến hành cúng tiến gia tiên ở ban thờ trong nhà với những lễ vật bằng đồ mã như quần áo, đồ dùng, tiền vàng, trang sức… để sử dụng ở cõi âm. Bên cạnh đó một mâm cúng trang trọng chay hoặc mặn cũng rất được con cháu chú trọng, chuẩn bị chu đáo đầy đủ trước khi thắp hương mời người thân đã khuất về thụ hưởng.
Bên cạnh đó, vào những ngày lễ Vu Lan người dân thường đến chùa viếng lễ cầu kinh, thắp hương để thỉnh cầu cho ông bà cha mẹ, tổ tiên 2 cõi đều an lành, khỏe mạnh. Ở đây, còn có nghi thức "bông hồng cài áo" để nhắc nhở về lòng hiếu thảo và tình người, theo đó bông màu hồng dành cho những ai còn mẹ và bông màu trắng dành cho những ai đã mất mẹ.
Con về lễ cúng cô hồn thì chỉ nên đặt đồ cúng bên ngoài nhà với mâm cúng đơn giản hơn mâm cỗ cúng Vu Lan, thường có: 1 đĩa muối, gạo, cháo trắng loãng, giấy áo, giấy tiền, mía, bánh kẹo, tiền mặt (tiền thật), trái cây 5 màu, khoai lang lục, 3 ly nước, 3 cây nhang và 2 ngọn nến. Không thể thiếu cháo loãng vì dân gian quan niệm rằng những linh hồn bị đày đọa không thể nuốt được thức ăn thông thường, do thực quản của chúng nhỏ hẹp. Muối và gạo sau khi cúng xong phải rải xuống đường mang ý nghĩa tiễn cô hồn đi.
Cũng theo quan niệm của người Việt, nếu trong ngày này vừa mang đồ cúng lên nhưng chưa kịp thắp nhang đã có người đến giật thì phải quăng hết đồ cúng đi, tuyệt đối không được giật lại vì như vậy là giành giật với "cô hồn". Nếu trong thời gian thắp nhang có người chực chờ sẵn để giật đồ cúng, đặc biệt là trẻ em, thì đó là điều may mắn với gia chủ. Tục này gọi là "giật cô hồn".
* Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm.
Theo V.K - Vietnamnet
-
Đời sống1 giờ trướcDù món “quốc dân” này có mùi vị khá mạnh, không phải ai cũng dám thưởng thức, ngay cả với người Việt nhưng vị khách Tây này vẫn ăn ngon lành và liên tục dành lời khen.
-
Đời sống1 giờ trướcKhách dự đám cưới “được ăn, được nói, được gói mang về”. Ngoài ra, đám cưới của chú rể Bình Định còn có nhiều nghi thức lạ lẫm và thú vị.
-
Đời sống4 giờ trướcBên cạnh Labubu, "bé 3" Baby Three, "túi mù" hay "đập hộp mù"... liên tiếp trở thành hot trend gây sốt với các bạn trẻ, "đá thú cưng" cũng là món đồ đang được nhiều người trẻ Trung Quốc ưa chuộng và coi như thú cưng.
-
Đời sống5 giờ trướcChàng trai Bùi Đình Quảng (quê ở Bắc Giang) và cô gái Nguyễn Thị Ngọc Thơ (ở Hà Nội) cùng đến từ Học viện Hậu Cần tình cờ gặp nhau tại một ga tàu nhộn nhịp, để rồi khởi duyên, hẹn hò với sự tương đồng về ước mơ trở thành những quân nhân mẫu mực.
-
Đời sống5 giờ trướcNgoài màu đỏ đặc trưng của bản mệnh Hoả, những chủ nhân tuổi Bính Dần sinh năm 1986 còn hợp với rất nhiều màu sắc xe khác nhau như vàng, nâu hay xanh lá cây,...
-
Đời sống5 giờ trướcChẳng ai có quyền phán xét, đánh giá bạn, trừ khi bạn cho phép họ làm vậy với bạn! Tin tôi đi, bạn ổn mà!
-
Đời sống5 giờ trướcPhố cổ Hội An được bình chọn là một trong 25 thành phố tốt nhất thế giới, điều đó cho thấy sức hút của phố cổ chưa bao giờ "hạ nhiệt".
-
Đời sống7 giờ trướcỞ tuổi 49, con người cần tiến một bước mới để hiểu rõ vận mệnh và tìm thấy giá trị cuộc sống. Nếu vẫn bôn ba khắp nơi, họ có thể không đạt được sự thăng hoa trong đời sống và khó lòng nhận ra giá trị sống.
-
Đời sống8 giờ trướcPhotobooth, thường được gọi là chụp ảnh Hàn Quốc, từng nổi đình đám 15 năm trước rồi bị lãng quên dần, gần đây bỗng bùng nổ thành một "hot trend" trong giới trẻ.
-
Đời sống8 giờ trướcMẹ đẻ tặng con gái 1.000 cây vàng, cô dâu Thanh Hóa đeo “vàng lồng vàng”, hai họ tặng nhiều quà đến mức không kịp kiểm kê... là những đám cưới “gây bão” mạng xã hội năm 2024.
-
Đời sống20 giờ trướcThừa nhận món ăn ngon nhất khi thưởng thức nóng nên vị khách Hàn Quốc dù đổ nhiều mồ hôi vẫn thấy hạnh phúc, xuýt xoa khen và húp cạn cả nước sốt.
-
Đời sống1 ngày trướcĐến với Hàng Châu, dạo bước Tây Hồ, lắng nghe những câu chuyện tình "đẫm lệ", lại càng khiến cho phong cảnh nơi đây thêm phần thi vị.
-
Đời sống1 ngày trướcTrong bài viết mới nhất được đăng tải, tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Travel+Leisure (T+L) đã ca ngợi thành phố biển Nha Trang là "thủ phủ hải sản" của Việt Nam.
-
Đời sống1 ngày trướcĐược mệnh danh là vùng đất Cố đô, Ninh Bình là một trong những nơi có nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng.