Rằm tháng Giêng năm 2023 là ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng trong đời sống văn hóa tâm linh

Ngày rằm, mùng 1 là những ngày người Việt Nam cực kỳ coi trọng. Trong đó, quan trọng nhất là ngày rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng Âm lịch) và rằm tháng Bảy (15 tháng 7 Âm lịch).

Rằm tháng Giêng 2023 vào ngày nào?

Ngày rằm, mùng 1 là những ngày người Việt Nam cực kỳ coi trọng. Trong đó, quan trọng nhất là ngày rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng Âm lịch) và rằm tháng Bảy (15 tháng 7 Âm lịch). 

Năm 2023, ngày rằm tháng Giêng (còn gọi là Tết Nguyên tiêu) nhằm vào Chủ nhật ngày 5/2 Dương lịch.

Nguồn gốc của ngày rằm tháng Giêng - Tết Nguyên Tiêu

Rằm tháng Giêng năm 2023 là ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng trong đời sống văn hóa tâm linh-1

(Ảnh: Internet)

Trong tiếng Hán, “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm; Nguyên Tiêu ý nói là đêm rằm đầu tiên trong năm. Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thượng nguyên, bên cạnh Tết Trung nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ nguyên (rằm tháng Mười). Trong ngày này, nhiều gia đình thường lên chùa cầu an, cúng sao giải hạn hoặc thắp hương và làm cơm cúng gia tiên, thần linh tại gia để tri ân, cầu một năm mới bình an.

Nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu được lưu truyền trong dân gian với nhiều giai thoại khác nhau. Theo tiến sĩ Trần Long (Khoa Văn hóa học, trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP.HCM) thì câu chuyện liên quan đến vua Hán Văn của Trung Hoa được truyền tai nhiều nhất.

Truyện kể rằng, năm đó nhà vua lên ngôi vào đúng ngày rằm tháng Giêng nên hằng năm cứ đến ngày này, vua lại ra ngoài chung vui với dân. Chữ “đêm” (dạ) trong cổ ngữ Trung Hoa được đọc là “tiêu”, đây còn là đêm rằm đầu tiên của năm nên vua Hán Văn gọi ngày này là ngày tết Nguyên Tiêu.

Tết Nguyên Tiêu sau khi du nhập vào các nước Đông Á, được bổ sung thêm các yếu tố văn hóa địa phương nên nguồn gốc có thể được lý giải khác đi.

Ví dụ như Tết Nguyên Tiêu còn có 1 cái tên khác trong dân gian là Tết Trạng Nguyên. Chuyện kể rằng nguyên nhân sở dĩ có tên như vậy vì vào ngày rằm đầu tiên của năm, vua mời các trạng nguyên đến yến tiệc tại vườn thượng uyển, cùng xem hoa thưởng nguyệt. Cũng chính vì vậy, tết Nguyên Tiêu chính là dịp để mọi người ngồi lại với nhau ăn bánh trôi, ngắm trăng làm thơ, múa lân sư rồng.

Ý nghĩa của ngày rằm tháng Giêng - Tết Nguyên Tiêu

Rằm tháng Giêng năm 2023 là ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng trong đời sống văn hóa tâm linh-2(Ảnh: Internet)

Người Việt Nam có câu “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, điều này cho thấy vị trí của ngày rằm này trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc.

Với người Việt Nam, rằm tháng Giêng cũng là ngày lễ quan trọng, chính thức khép lại những ngày Tết Nguyên đán. 

"Theo truyền thống Phật giáo, ngày Rằm tháng Giêng là ngày trọng đại và vô cùng đặc sắc, mang ý nghĩa rất lớn. Vào ngày này, dân chúng lên chùa cúng dâng sao giải hạn với mong muốn giải trừ tai ách, cầu nguyện an lành. Chính vì vậy mà vào Rằm tháng Giêng, nhiều chùa lập đàn, tụng niệm và hồi hướng công đức đầu năm, mong cầu phát sinh an lành, hạnh phúc", T.S Đinh Đức Tiến (khoa Lịch sử, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) cho biết.

Bên cạnh đó, Rằm tháng Giêng đánh dấu sự kết thúc tháng "ăn chơi" của người nông dân để bắt tay chuẩn bị một vụ mùa mới. Trước khi xuống đồng, người dân làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. 

Theo Bảo Châu (Tổng hợp) - Vietnamnet

 


Rằm tháng giêng

Tết Nguyên Tiêu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.