- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tại sao 'đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi' mà không phải ngược lại?
Câu "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" phản ánh một phong tục có từ rất xưa của người Việt Nam, vì sao không phải là ngược lại?
Dân gian Việt Nam có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, khái quát một phong tục lâu đời. Xuất phát từ nhu cầu và thực tế cuộc sống, phong tục này còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa, tâm linh sâu sắc.
Vì sao "cuối năm mua vôi"?
Tục mua vui vào cuối năm Âm lịch xuất phát từ nhu cầu trang hoàng nhà cửa đón Tết của người Việt. Quanh năm lo kiếm sống, Tết là lúc cần được sống trong không gian sạch sẽ, sáng sủa, khí thế, và mua vôi về quét lại tường nhà là cách làm mời không gian sống để sẵn sàng đón năng lượng tích cực trong ngày Tết.
Việc quét vôi nhà còn mang ý nghĩa là để xóa đi những điểu không hay, những sai lầm trong năm cũ để có một sự khởi đầu mới tốt đẹp, tươi sáng hơn.
Tại sao lại "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi"?
Người Việt cũng quan niệm, vào những ngày giáp Tết, ma quỷ thường về quấy nhiễu nhiều hơn. Do đó, họ thường rắc vôi quanh các góc vườn, cổng nhà hay bôi vào gốc cây để xua đuổi tà ma và những điều xấu.
Cũng có người lý giải khác về việc "cuối năm mua vôi". Trong nhà người Việt xưa thường có "ông bình vôi" - vật dụng bằng sành, sứ thường chứa vôi cho người già ăn trầu. "Ông bình vôi" là vật thiêng trong nhà, do đó, lúc nào cũng phải để ông no đủ. Vôi cũng cần để têm trầu, lễ vật quan trọng trong các lễ cúng tổ tiên, vốn có tần suất cao trong dịp Tết.
Tuy nhiên, màu trắng toát khiến vôi cũng bị doi là biểu tượng của sự bạc bẽo, (dân gian có câu "bạc như vôi"), do đó để tránh ý nghĩa xấu, người ta chỉ mua vôi và cho "ông bình vôi" ăn vào dịp cuối năm, kiêng ngày đầu năm, sợ chuyện rạn nứt tình cảm hoặc phải đối mặt với tình trạng bạc bẽo tình đời.
Vì sao "đầu năm mua muối"?
Vào ngày đầu tiên của năm mới, thậm chí ngay sau khi thời khắc giao thừa kết thúc, nhiều người có thói quen mua muối mang về nhà.
Điều này xuất phát từ quan niệm dân gian cho rằng muối biểu tượng cho sự mặn nồng, gắn kết, no đủ. Hạt muối có sự kết tinh cao, lại có màu trắng, tượng trưng cho sự tinh khiết. Ra khỏi nhà đầu năm mới, mọi người mua muối với mong muốn gia đình thêm hòa thuận, gắn kết, tình cảm với anh em, làng xóm thêm đậm đà, về kinh tế thì thêm sung túc, giàu có.
Người Việt có thói quen mua muối vào đầu năm. (Ảnh: Tuệ Lâm).
Bên cạnh đó, người xưa quan niệm muối là thứ mặn, có thể chống xú uế, xua đuổi tà ma, và đem lại nhiều may mắn trong gia đình.
Nhiều người cho rằng, "đầu năm mua muối" còn là cách ý nhị để dặn dò con cái trong nhà ăn uống dè sẻn, tiết kiệm để có thể "cuối năm mua vôi" xây nhà.
Một số kiêng kỵ đầu năm của người Việt
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Phùng Hoàng Anh (Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam), để năm mới luôn gặp may mắn và điều tốt lành, người Việt xưa dặn dò nhau một số điều kiêng kỵ sau:
- Kiêng cho lửa và cho nước đầu năm: Lửa tượng trưng cho may mắn, tài lộc; nước là sự tươi mới, sinh sôi. Do đó người Việt kiêng cho hai thứ này vào mấy ngày đầu năm tránh để gia đình không bị thiếu thốn, sa sút trong năm mới.
- Kiêng làm vỡ đồ hoặc sử dụng đồ vật kém may mắn: Việc làm vỡ đồ trong ngày đầu năm được xem như điềm gở, gây chia cắt gia đình. Đối với dao kéo, người xưa cũng khuyên hạn chế sử dụng vì cho rằng chúng mang theo sát khí, có thể cắt đứt lương duyên cũng như tài vận, tuổi thọ của gia chủ.
- Không nói tục, chửi bậy hay những lời xui xẻo trong ngày đầu năm mới: Những ngày này, mọi người nên trò chuyện vui vẻ, dùng từ ngữ dễ nghe, nói lời may mắn; giữ hòa khí, người lớn tránh quát mắng trẻ nhỏ, tránh tiếng khóc để một năm luôn vui vẻ, hòa thuận.
- Vay mượn hoặc đi đòi nợ cũng kiêng kỵ đầu năm mới của người Việt. Nếu có nợ nần thì nên được hoàn trả, giải quyết trước Tết để tránh đem xui xẻo vào năm mới.
- Kiêng quét nhà: Người xưa tin rằng quét nhà đầu năm là đuổi tài lộc, may mắn ra ngoài, nên bạn hãy vun rác lại vào một chỗ cho gọn, để đến ngày hóa vàng mới đổ.
- Ngủ qua đêm ở nơi khác là một kiêng kỵ đầu năm mới của người Việt xưa: Trong 3 ngày Tết, mọi người nên về nhà sớm, không ngủ nhờ nhà người khác để tránh phiền hà cũng như bảo đảm một năm mới êm ấm, hòa thuận
- Kiêng xông đất hoặc chúc Tết khi đang chịu tang: Xông đất đầu năm là phong tục tốt đẹp vẫn luôn được nhiều gia đình coi trọng. Người xông đất phải là người vui vẻ, cởi mở, có tuổi hoặc mệnh phù hợp với gia chủ trong năm đó. Tuy nhiên, nếu đang chịu tang thì mọi người không nên xông đất cũng như hạn chế thăm hỏi để tránh mang theo năng lượng buồn.
Theo VTCnews
-
Đời sống5 giờ trướcCâu lạc bộ Nam Định từ chối đề nghị mua Nguyễn Xuân Son với giá hơn 3 triệu USD của một đội bóng Ả Rập Xê Út.
-
Đời sống5 giờ trướcMỗi dịp Tết đến, các con gái lại thay phiên nhau về đón Tết cùng bố mẹ. Vào mùng 2 Tết, cả gia đình ông Thương tề tựu đông đủ bên mâm cơm đoàn viên.
-
Đời sống18 giờ trướcTiền đạo Nguyễn Xuân Son hé lộ dự định đầy bất ngờ về tương lai với bóng đá Việt Nam.
-
Đời sống20 giờ trướcKhông ít người băn khoăn mùng 5 Tết có phải thời điểm thích hợp để xuất hành đầu năm mới hay không. Theo tín ngưỡng dân gian thì xuất hành vào ngày này thường gặp xui xẻo, tài vận gặp khó khăn.
-
Đời sống23 giờ trướcVăn khấn hóa vàng không chỉ là lời cầu nguyện mà còn mang thông điệp cảm tạ tổ tiên đã phù hộ gia đình trong năm qua.
-
Đời sống1 ngày trướcLễ hóa vàng đầu năm mới thường được thực hiện vào mùng 3, là một trong những nghi lễ quan trọng không thể bỏ qua trong dịp Tết Nguyên đán.
-
Đời sống1 ngày trướcNgày 28/1 (tức 29 tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), gia đình anh Mai Viết Hiếu (38 tuổi, Đồng Nai) có mặt tại Thành phố Huế, tụ họp với nhiều gia đình đam mê du lịch tới từ các tỉnh phía Nam, Tây Nguyên.
-
Đời sống1 ngày trướcTục xuất hành đầu năm thể hiện sự ước mong một năm mới an lành và thuận lợi; xuất hành mùng 3 Tết Ất Tỵ nên chọn hướng nào, giờ nào?
-
Đời sống2 ngày trướcCác gia đình buôn bán thường chọn giờ đẹp, ngày đẹp để mở hàng đầu năm mới với mong muốn buôn may bán đắt, kinh doanh phát tài trong cả năm.
-
Đời sống2 ngày trướcHình ảnh con rắn trong đạo Phật vừa là hiện thân của tính linh thiêng, vừa là đại diện cho sức mạnh tiềm ẩn và sự giác ngộ.
-
Đời sống2 ngày trướcLễ hóa vàng còn gọi là lễ tạ đầu năm mới nhằm tạ ơn thần linh, tổ tiên và tiễn các vị sau mấy ngày Tết, vậy Ất Tỵ nên cúng hóa vàng vào ngày nào?
-
Đời sống2 ngày trướcNgười Việt thường gọi tháng 1 Âm lịch là tháng Giêng thay vì chỉ gọi bằng số như những tháng khác, vì sao lại gọi là tháng Giêng?
-
Đời sống2 ngày trướcNgày mùng 2 tết Ất Tỵ 2025 xuất hành hướng nào, giờ nào là phù hợp nhất và cần lưu ý những điều gì?