Tân trang bàn thờ gia tiên ngày Tết: Giữ lại hay tỉa chân hương cho có lộc?

Bàn thờ gia tiên là nơi tôn nghiêm, để mỗi con người đều hướng về nguồn cội. Vào mỗi dịp cuối năm, các gia đình đều dọn dẹp lại nhà cửa, đặc biệt chú trọng tân trang lại bàn thờ gia tiên.

Bàn thờ gia tiên là nơi tôn nghiêm, để mỗi con người đều hướng về nguồn cội. Vào mỗi dịp cuối năm, các gia đình đều dọn dẹp lại nhà cửa, đặc biệt chú trọng tân trang lại bàn thờ gia tiên.

Tuy nhiên, việc lau dọn bàn thờ gia tiên cũng có một số nguyên tắc chứ không tùy tiện như việc quét dọn nhà cửa của người đang sống. Loạt bài “Tân trang bàn thờ gia tiên ngày Tết” sẽ giúp bạn đọc hiểu và làm đúng về vấn đề tâm linh này.

Trong việc dọn dẹp bàn thờ thì việc tỉa chân hương là quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều gia đình có quan niệm rằng, không nên tỉa chân hương bàn thờ gia tiên cuối năm vì như vậy sẽ mất lộc. Liệu có nên để chân hương quá đầy trên bát hương gia tiên hay không?

Bàn thờ cần luôn giữ sạch sẽ. Ảnh T.L
Bàn thờ cần luôn giữ sạch sẽ. Ảnh T.L

Mất lộc nếu rút chân hương?

Như nhiều gia đình khác, cứ đến dịp cuối năm nhà ông bà Trần Thị Thơm (ở Hà Đông, Hà Nội) lại tất bật chuẩn bị dọn dẹp bàn thờ. Song chồng bà Thơm luôn dặn dò mọi người trong nhà là nhất định không được rút bỏ chân hương mặc dù bát hương cao chót vót, tầng tầng lớp lớp lưu cữu năm này qua năm khác. Chồng bà Thơm quan niệm rằng, năm nay gia đình đang làm ăn thuận lợi và có lộc, nếu hóa chân hương đi sẽ làm mất lộc. Hơn nữa, mỗi khi có khách vào thăm, nhìn lên ban thờ nhà ông thấy bát hương đồ sộ, khi hương tàn lại cuốn vòng quăn ai cũng khen là có lộc. Nghe vậy ông càng “tín”, nhất quyết không cho tỉa chân hương.

Về vấn đề này, ông Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa học Công nghệ và tin học ứng dụng UIA) cho rằng, trong việc dọn dẹp bàn thờ thì việc tỉa chân hương là việc quan trọng nhất. Các gia đình nên thường xuyên tỉa các chân nhang ở bát hương trên bàn thờ chứ không nên để nhiều chân hương vì như vậy bát hương bị rác, bàn thờ sẽ nhanh bụi, dơ bẩn.

Ngày nay vẫn còn rất nhiều người cho rằng để chân hương đầy đặn, um tùm, chân hương sau cắm lên cả chân hương trước tầng tầng lớp lớp năm này qua năm khác thì gia chủ sẽ có nhiều lộc hơn. Bát hương càng đầy thì càng linh. Đó là sự mê tín chứ chẳng có tài lộc gì từ việc đó. Điều này cũng thể hiện ý khoe khoang để chứng tỏ rằng mình là người tín tâm, chăm thắp hương thờ cúng. Về mặt tâm linh, sự khoe khoang đó cho thấy tín chủ là người rất hay vụ lợi, thích kể lể công lao. Việc thờ cúng là để tỏ tâm thành hiếu nghĩa, tri ân đối với gia tiên, tiền chủ, thần linh hộ pháp. Điều cơ bản vẫn cần sự thành tâm, tránh việc rơi vào hình thức bề ngoài. Việc này cũng thể hiện qua việc con cháu dọn dẹp, vệ sinh bàn thờ gia tiên hằng ngày.

Một quan niệm sai lầm nữa vẫn hay gặp đó là nhiều người cho rằng, tuyệt đối không nên động vào bát hương trong năm cho tới khi cúng ông Công, ông Táo xong. Bát hương cần phải được dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ, tránh để lộn xộn vì vừa làm mất mỹ quan vừa làm cho lộc bị rơi vãi.

Theo các nhà tâm linh, việc để chân hương quá đầy, khi thắp những nén hương tiếp theo không chạm được vào bát hương được sẽ chèn lên chân hương trước, như vậy sẽ không còn ý nghĩa. Hơn thế nữa, bát hương quá đầy các chân hương sẽ giống như cái cột “che mắt” thần linh, gia tiên cũng giống như ta đang ngồi mà có vật gì chắn trước mặt sẽ cảm thấy rất khó chịu. Điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn. Thậm chí, bát hương quá đầy mà vẫn cắm thêm đôi khi vô tình lại làm đổ bát hương rất có hại cho gia chủ.

Cách tỉa chân hương chuẩn bị đón ngày Tết

Các chuyên gia tâm linh cho rằng, việc tỉa chân hương cuối năm đón Tết thích hợp nhất là sau lễ Táo Quân chầu trời, bởi các cụ xưa cho rằng lúc đó các Táo đi vắng cần tranh thủ dọn dẹp bàn thờ, bát hương. Nhiều nhà thắp hương hằng ngày nên bát hương nhanh đầy, việc tỉa chân hương có thể làm hằng tháng để giữ mỹ quan giúp bát hương, ban thờ sạch sẽ, sáng sủa. Điều quan trọng là khi thực hiện việc này phải làm một cách thành tâm, nghiêm túc để thể hiện lòng thành kính với người trên.

Ông Vũ Thế Khanh cũng nhấn mạnh, khi nào thấy bàn thờ chưa được trang nghiêm thanh tịnh thì nên lau dọn ngay hoặc có thể đặt lịch định kỳ lau chứ không nhất thiết cứ phải chờ đến dịp gần Tết mới lau dọn. Nhiều người cho rằng, phải chờ đến ngày 23 Tết ông Công, ông Táo mới tỉa chân hương và lau chùi là quan niệm sai lầm.

Thường trong nhà có hai bàn thờ: Bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông Công đều phải tỉa chân hương. Trước khi rút chân hương, người được chọn phải tắm rửa sạch sẽ, sau đó thắp mỗi bát hương một nén và tiến hành rút từng chân hương một, vừa rút, miệng vừa niệm Phật, cho tới khi trên bát hương còn khoảng 1, 3, 5, 7, 9 nén thì dừng lại. Lưu ý, người được chọn để tỉa chân nhang phải thực sự thành tâm, chỉn chu trong việc thờ cúng. Khi tỉa chân hương và lau dọn bàn thờ xong cần thắp hương cẩn báo mời quan thần linh và gia tiên trở về.

Theo GĐXH


nhà cửa

tài lộc

ngày Tết

Tết

bàn thờ gia tiên


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.