- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tết trung thu 2021 vào ngày nào, nguồn gốc và ý nghĩa Tết trung thu?
Tết trung thu 2021 vào ngày nào dương lịch, nguồn gốc và ý nghĩa của Tết trung thu ra sao? Tintuconline mời độc giả cùng tìm hiểu.
Tết Trung thu diễn ra vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm luôn là khoảng thời gian đặc biệt được cả người lớn và trẻ em mong đợi. Ngoài các hoạt động phong trào rộn ràng như múa lân, múa sư tử… thì đây là dịp rất ý nghĩa để các gia đình quây quần bên nhau cùng trò chuyện, ngắm trăng và phá cỗ.
1. Tết Trung thu 2021 là ngày nào?
Trung là giữa, Thu là mùa thu, và Tết Trung thu chính là ngày vui giữa mùa thu, tức là vào rằm tháng Tám âm lịch.
Cụ thể theo Lịch Vạn Niên, Tết Trung thu 2021 rơi vào Thứ 3, ngày 21/9/2021 dương lịch (15/8/2021 âm lịch), nhằm ngày Nhâm Thân, Tháng Đinh Dậu, Năm Tân Sửu.
Tuy nhiên, năm nay chúng ta đang ở giữa mùa dịch Covid-19 còn phức tạp nên các hoạt động vui chơi cộng động sẽ bị hạn chế, thay vào đó người dân cả nước chỉ nên thực hiện các hoạt động truyền thống trong khuôn khổ gia đình nhỏ để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.
2. Nguồn gốc Tết Trung thu
Thực tế, ở Việt Nam không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày rằm tháng 8 âm lịch và chúng ta cũng không biết Tết Trung thu có tự bao giờ.
Tuy nhiên, theo các nhà khảo cổ học, ngày lễ truyền thống tốt đẹp này đã xuất hiện từ rất lâu đời ở nước ta. Bằng chứng là nó đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, hay theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đây là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho con dân ấm no. Và đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa…
Cũng có ý kiến cho rằng, Tết Trung thu ở Việt Nam tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa nhưng không hẳn là như vậy. Chúng ta không thể phủ nhận rằng phong tục vui Tết Trung thu ở hai nước có nhiều điểm tương đồng, xong điển tích về Tết Trung thu ở nước ta và Trung Quốc có sự khác nhau.
Hiện có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.
Ngoài ra, trong dân gian cũng có rất nhiều những truyền thuyết khác nhau liên quan đến Tết trung thu được lưu truyền như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích chị Hằng Nga, sự tích Thỏ Ngọc…
Đến nay, dù đã trải qua hàng nghìn năm, nhưng ngày Tết Trung Thu vẫn được dân ta gìn giữ cho đến thời điểm hiện tại. Đây là dịp để gia đình cùng đoàn tụ và cảm nhận hương vị của tình thân, của sự sung túc. Bên mâm ngũ quả cùng những món ăn truyền thống, những thành viên trong gia đình sẽ cùng hàn huyên ôn lại những câu truyện cũ vào trao tay những món quà đầy yêu thương.
3. Ý nghĩa Tết Trung thu
Tết Trung thu còn được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như Tết thiếu nhi, Tết đoàn viên, Tết trông trăng… Và đúng như các tên gọi đó, Tết Trung thu mang rất nhiều ý nghĩa đáng quý, mang giá trị tinh thần lớn với người dân Việt Nam.
Trước hết với tên gọi Tết Thiếu nhi thì đây đúng là ngày vui của trẻ nhỏ, là thời điểm đứa trẻ nào cũng mong đợi để được vui chơi thỏa thích, được nâng niu yêu thương và được nhận quà từ ông bà, bố mẹ, người thân. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế để thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.
Thứ hai, Tết Trung thu là thời điểm trăng tròn nhất, cũng là biểu tượng của sum họp, đoàn viên thật vui vẻ ấm cúng tại các gia đình Việt. Trong ngày vui này, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên và cùng ăn uống thân tình, hạnh phúc.
Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, mọi người cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ...
Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để chúng ta thể hiện sự hiếu thảo, lòng biết ơn đối với ông bà cha mẹ, hay tri ân tới tình thân bằng hữu… bằng những món quà, những lời thăm hỏi thật ý nghĩa và chân tình.
Ngoài ra, theo quan niệm của người xưa, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Theo V.K - Vietnamnet
-
Đời sống1 giờ trướcDù món “quốc dân” này có mùi vị khá mạnh, không phải ai cũng dám thưởng thức, ngay cả với người Việt nhưng vị khách Tây này vẫn ăn ngon lành và liên tục dành lời khen.
-
Đời sống1 giờ trướcKhách dự đám cưới “được ăn, được nói, được gói mang về”. Ngoài ra, đám cưới của chú rể Bình Định còn có nhiều nghi thức lạ lẫm và thú vị.
-
Đời sống4 giờ trướcBên cạnh Labubu, "bé 3" Baby Three, "túi mù" hay "đập hộp mù"... liên tiếp trở thành hot trend gây sốt với các bạn trẻ, "đá thú cưng" cũng là món đồ đang được nhiều người trẻ Trung Quốc ưa chuộng và coi như thú cưng.
-
Đời sống5 giờ trướcChàng trai Bùi Đình Quảng (quê ở Bắc Giang) và cô gái Nguyễn Thị Ngọc Thơ (ở Hà Nội) cùng đến từ Học viện Hậu Cần tình cờ gặp nhau tại một ga tàu nhộn nhịp, để rồi khởi duyên, hẹn hò với sự tương đồng về ước mơ trở thành những quân nhân mẫu mực.
-
Đời sống5 giờ trướcNgoài màu đỏ đặc trưng của bản mệnh Hoả, những chủ nhân tuổi Bính Dần sinh năm 1986 còn hợp với rất nhiều màu sắc xe khác nhau như vàng, nâu hay xanh lá cây,...
-
Đời sống5 giờ trướcChẳng ai có quyền phán xét, đánh giá bạn, trừ khi bạn cho phép họ làm vậy với bạn! Tin tôi đi, bạn ổn mà!
-
Đời sống5 giờ trướcPhố cổ Hội An được bình chọn là một trong 25 thành phố tốt nhất thế giới, điều đó cho thấy sức hút của phố cổ chưa bao giờ "hạ nhiệt".
-
Đời sống7 giờ trướcỞ tuổi 49, con người cần tiến một bước mới để hiểu rõ vận mệnh và tìm thấy giá trị cuộc sống. Nếu vẫn bôn ba khắp nơi, họ có thể không đạt được sự thăng hoa trong đời sống và khó lòng nhận ra giá trị sống.
-
Đời sống8 giờ trướcPhotobooth, thường được gọi là chụp ảnh Hàn Quốc, từng nổi đình đám 15 năm trước rồi bị lãng quên dần, gần đây bỗng bùng nổ thành một "hot trend" trong giới trẻ.
-
Đời sống8 giờ trướcMẹ đẻ tặng con gái 1.000 cây vàng, cô dâu Thanh Hóa đeo “vàng lồng vàng”, hai họ tặng nhiều quà đến mức không kịp kiểm kê... là những đám cưới “gây bão” mạng xã hội năm 2024.
-
Đời sống20 giờ trướcThừa nhận món ăn ngon nhất khi thưởng thức nóng nên vị khách Hàn Quốc dù đổ nhiều mồ hôi vẫn thấy hạnh phúc, xuýt xoa khen và húp cạn cả nước sốt.
-
Đời sống1 ngày trướcĐến với Hàng Châu, dạo bước Tây Hồ, lắng nghe những câu chuyện tình "đẫm lệ", lại càng khiến cho phong cảnh nơi đây thêm phần thi vị.
-
Đời sống1 ngày trướcTrong bài viết mới nhất được đăng tải, tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Travel+Leisure (T+L) đã ca ngợi thành phố biển Nha Trang là "thủ phủ hải sản" của Việt Nam.
-
Đời sống1 ngày trướcĐược mệnh danh là vùng đất Cố đô, Ninh Bình là một trong những nơi có nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng.