- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tháng cô hồn là gì? Tại sao tháng 7 âm lịch gọi là tháng cô hồn?
Tháng 7 âm lịch hàng năm hay còn gọi là tháng cô hồn luôn là khoảng thời gian nhạy cảm mà mọi người khi làm bất kỳ việc gì đều phải rất cẩn trọng với nhiều điều kiêng kỵ cần tránh.
Tại sao lại như vậy? Nguồn gốc và ý nghĩa thực sực của tháng cô hồn ra sao? Tintuconline mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tháng cô hồn là gì?
Theo quan niệm dân gian của người Việt Nam thì tháng 7 hàng năm được gọi là tháng cô hồn với nhiều điều đen đủi, không được thuận lợi. Chính vì vậy vào thời gian này trong năm, người người nhà nhà rỉ tai nhau không nên làm nhà, mua nhà, mua xe hay làm những việc lớn do lo sợ gặp vận xui.
Theo thói quen, người ta luôn có tâm lý cẩn thận và đề phòng trong cả tháng 7, nhưng nhưng thực tế chỉ có một số ngày nhất định trong tháng này được gọi là cô hồn. Cụ thể, tháng cô hồn chỉ bắt đầu từ 2/7 âm lịch đến 12h ngày 14/7 âm lịch, cứ vào ngày 2/7 âm lịch hằng năm thì Diêm Vương sẽ mở Quỷ môn Quan cho các cô hồn (linh hồn lang thang, không nơi nương tựa) trở về trần gian và đóng cửa vào đêm 14/7 âm lịch, qua 12h là ma quỷ sẽ quay trở về địa ngục.
Do đó, nhiều người còn gọi rằm tháng 7 là “Tết quỷ” nhưng thật ra khái niệm này là của Đạo giáo Trung Quốc. Trong dân gian, người Việt gọi đây là dịp “Địa quan xá tội” hay “Xá tội vong nhân”.
Sự tích và nguồn gốc tháng cô hồn
Tháng cô hồn hay tháng xá tội vong nhân bắt nguồn từ câu chuyện giữa ông A Nan Đà (gọi tắt là A Nan) với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu).
Sự tích kể rằng, vào một buổi tối khi A Nan đang ngồi trong tịnh thì gặp một con quỷ khô, gầy, cổ nhỏ dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Con Quỷ cho A Nan biết 3 ngày sau, A Nan sẽ chết và sẽ trở thành một con quỷ miệng lửa, mặt cháy đen như nó. A Nan sợ quá bèn nhờ quỷ bày cho cách tránh khỏi khổ đồ thì quỷ nói: "Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên".
A Nan đem chuyện bạch với Đức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là "Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Đà La Ni". A Nan đem tụng trong lễ cúng và được tăng thêm phúc thọ. Tục cúng tháng cô hồn cũng bắt nguồn từ chính sự tích này.
Bên cạnh sự tích trên thì tháng cô hồn còn xuất phát từ tín ngưỡng tâm linh khác khi cho rằng con người vốn gồm 2 phần là linh hồn và thể xác. Khi một người chết đi thì chỉ có phần xác trở thành cát bụi còn phần hồn sẽ tiếp tục tồn tại. Số phận của phần hồn sẽ do Diêm Vương phán xét: người tốt sẽ được đầu thai làm kiếp khác còn người ác sẽ bị đầy vào địa ngục hoặc sống vất vưởng ở nhân gian.
Và mỗi năm vào tháng 7 âm lịch những con quỷ này sẽ được trở về dương gian để kiếm ăn và tìm cơ hội được đầu thai.
Tại Trung Quốc, những quan niệm trong tháng cô hồn gắn liền với câu chuyện về Diêm Vương trên. Bởi vậy, người trần cần phải cúng cháo, gạo, muối... để quỷ đói không quấy nhiễu. Thời gian cúng cô hồn thường ngày 14/7 Âm lịch hàng năm. Ngoài ra, họ còn có nhiều hoát động như xem hát kích ngoài trời, thả đèn hoa đăng để dẫn cô hồn về âm phủ.
Ở Việt Nam, việc cúng cô hồn được coi là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong những ngày tháng 7 âm lịch, nhiều gia đình cũng có lễ cúng cô hồn với các vật phẩm như gạo, cháo, muối,... thậm chí là tiền. Người ta cho rằng, tháng này có nhiều điều xui xẻo nên tránh các hoạt động như mua nhà, mua xe, cưới hỏi...
Ý nghĩa tháng cô hồn
Trong văn hóa tín ngưỡng tâm linh Việt Nam, tháng cô hồn là khoảng thời gian những linh hồn chưa được siêu thoát quay trở lại dương gian, thậm chí xuất hiện nhiều quỷ đói lang thang khắp quấy phá người sống. Vì vậy, cứ đến tháng 7, mọi người lại chuẩn bị gáo, cháo, muối làm lễ cúng cô hồn và tích cực làm việc thiện với mong muốn gia đình bình an, khỏe mạnh, tránh bị quỷ hồn quấy nhiễu cũng như giúp họ sớm ngày siêu thoát.
Những việc làm này của người Việt không chỉ thể hiện tính nhân văn giữa người sống và người đã khuất còn mang đến một nét văn hóa tâm linh tốt đẹp, một tập tục truyền thống hướng thiện. Đây cũng chính là ý nghĩa tháng cô hồn.
Ngoài ra, tháng cô hồn còn là mùa báo hiếu, tưởng nhớ và đền đáp công ơn của các đấng sinh thành. Ý nghĩa này được gắn liền với sự tích của một đệ tử của Đức Phật là vị tôn giả có nhiều phép thần thông – Mục Kiều Liên. Mặc dù nguồn gốc khác nhau nhưng cả hai lễ cúng lớn trong tháng 7 đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả đó là đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí.
Theo V.K - Vietnamnet
-
Đời sống3 phút trướcChẳng ai có quyền phán xét, đánh giá bạn, trừ khi bạn cho phép họ làm vậy với bạn! Tin tôi đi, bạn ổn mà!
-
Đời sống3 phút trướcPhố cổ Hội An được bình chọn là một trong 25 thành phố tốt nhất thế giới, điều đó cho thấy sức hút của phố cổ chưa bao giờ "hạ nhiệt".
-
Đời sống2 giờ trướcỞ tuổi 49, con người cần tiến một bước mới để hiểu rõ vận mệnh và tìm thấy giá trị cuộc sống. Nếu vẫn bôn ba khắp nơi, họ có thể không đạt được sự thăng hoa trong đời sống và khó lòng nhận ra giá trị sống.
-
Đời sống2 giờ trướcPhotobooth, thường được gọi là chụp ảnh Hàn Quốc, từng nổi đình đám 15 năm trước rồi bị lãng quên dần, gần đây bỗng bùng nổ thành một "hot trend" trong giới trẻ.
-
Đời sống2 giờ trướcMẹ đẻ tặng con gái 1.000 cây vàng, cô dâu Thanh Hóa đeo “vàng lồng vàng”, hai họ tặng nhiều quà đến mức không kịp kiểm kê... là những đám cưới “gây bão” mạng xã hội năm 2024.
-
Đời sống14 giờ trướcThừa nhận món ăn ngon nhất khi thưởng thức nóng nên vị khách Hàn Quốc dù đổ nhiều mồ hôi vẫn thấy hạnh phúc, xuýt xoa khen và húp cạn cả nước sốt.
-
Đời sống18 giờ trướcĐến với Hàng Châu, dạo bước Tây Hồ, lắng nghe những câu chuyện tình "đẫm lệ", lại càng khiến cho phong cảnh nơi đây thêm phần thi vị.
-
Đời sống18 giờ trướcTrong bài viết mới nhất được đăng tải, tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Travel+Leisure (T+L) đã ca ngợi thành phố biển Nha Trang là "thủ phủ hải sản" của Việt Nam.
-
Đời sống18 giờ trướcĐược mệnh danh là vùng đất Cố đô, Ninh Bình là một trong những nơi có nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng.
-
Đời sống19 giờ trướcKhi đáp lại một lời khen ngợi, người EQ thấp thường tự cao, kiêu ngạo, còn người EQ cao sẽ thể hiện sự khôn khéo.
-
Đời sống22 giờ trướcChúng ta chỉ có khoảng 4.000 ngày thứ Hai để sống. Dù số ngày thứ Hai nhiều hay ít, bạn nên sống một cuộc sống "không phung phí".
-
Đời sống1 ngày trướcDù còn hơn một tháng nữa mới đến lễ Giáng sinh nhưng phố Hàng Mã, Hà Nội đã tràn ngập đồ trang trí Noel, tạo nên khung cảnh lung linh, đầy sắc màu.
-
Đời sống1 ngày trướcNhững chia sẻ thật thà, dễ thương của ông nội quê Bến Tre thu hút gần 1 triệu lượt xem trên TikTok.
-
Đời sống1 ngày trướcLần đầu nếm thử món lòng lợn mắm tôm ở Việt Nam, khách Tây thừa nhận loại nước chấm này có mùi hơi ghê nhưng vị lại rất ngon, “không tệ như suy nghĩ”.