- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Từ chuyện nhân sự ngành truyền thông Việt Nam đột tử vì làm việc quá sức đến những áp lực đẩy dân công sở đến tận cùng mỏi mệt
Trong thời gian gần đây, đã có quá nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra với những người trẻ khi họ ra đi đột ngột vì làm việc quá sức.
Trong thời gian gần đây, đã có quá nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra với những người trẻ khi họ ra đi đột ngột vì làm việc quá sức.
Khoảng 3 tiếng trước, một tài khoản trên MXH có tên T.T.H.Y đã đăng tải một câu chuyện bi thương về người đồng nghiệp của cô. Theo đó, anh D - đồng nghiệp của Y đã qua đời vì làm việc vất vả, cật lực.
Toàn bộ status mang sắc màu tang thương và chất chứa những nỗi niềm khó ai thấu của người trong ngành quảng cáo, truyền thông, giải trí. Nguyên văn dòng trạng thái ấy như sau:
"Ngày hôm qua, D - một đồng nghiệp của chúng tôi qua đời vì làm việc chăm chỉ và cật lực. Em đã ra đi như một số đồng nghiệp khác mấy năm gần đây. Đột ngột. Quá sức. Không điều độ.
Chúng tôi đã lựa chọn một công việc thực sự vất vả dù không ngày ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Dự án gần đây của tôi là làm việc trên hiện trường 40 tiếng liên tục. Tới những tiếng cuối cùng, cơ thể nghĩ gì, làm gì cũng chậm chậm. Chúng tôi đùa nhau: não chết rồi, chẳng nghĩ gì được cả, chẳng điều khiển nổi tay chân nữa. Sau ngày quay đó, chúng tôi có tiếp tục công việc này hay không? Có. Bởi đấy là nghề của chúng tôi, nghiệp của chúng tôi. Công việc tạo nên những sản phẩm đôi khi rất đáng tự hào. Không phải chỉ tự hào vì nó đẹp, nó thú vị, nó hay ho, nó độc nhất mà còn vì nó là thành quả của rất nhiều con người cùng cố gắng, thậm chí là sát cánh chiến đấu cùng nhau. Tôi thường nói với sinh viên của mình: khi tôi làm nghề, tôi đã hiểu được một phần của nghĩa đồng đội vào sinh ra tử.
Cũng ngày hôm qua, tôi nghĩ, chính tôi và những người sản xuất như tôi đã để em vào cái thế làm việc cật lực đó. Gần thời điểm em qua đời chúng tôi đang làm một dự án. Yêu cầu được đặt ra: tối thứ 4 có clip, sau đó cãi nhau ì xèo thì khách hàng đồng ý là sáng thứ 5 hoàn thành, trong khi thời gian ekip cần là tới hết ngày thứ 6. Thử hỏi tối thứ 4 và sáng thứ 5 thì cách nhau cái gì? Cách nhau cái giá của việc cả một team không ngủ. Rồi thứ 5 và thứ 6 thì cách nhau cái gì? Cách nhau sự bất lực.
Tôi chứ còn ai, đã để đồng nghiệp của mình ở những tình huống như vậy.
D ạ, chị có chiến đấu cho mọi người đấy. Nhưng đa phần chị đều thua cả. Thua vì không đủ tiền, thua vì gặp một đối thủ thiếu thấu hiểu, ngông cuồng thể hiện uy quyền, thua vì chị dẫn dắt không tốt, thua vì đã dấn thân vào một treatment khó quá... nhiều lý do lắm, nhưng vẫn là thua thôi.
An nghỉ!"
Ngay sau dòng trạng thái này, đã có rất nhiều người bày tỏ niềm thương tiếc trước sự ra đi của anh D. Được biết, anh D đảm nhiệm chức vụ quay dựng cho rất nhiều những công ty/dự án lớn.
Đáng chú ý, còn có nhiều những người làm trong ngành truyền thông sáng tạo cũng chia sẻ trạng thái của Y và nói lên câu chuyện của chính mình.
Vậy vấn đề thực sự nằm ở yếu tố chủ quan hay khách quan?
Nói thẳng cho vuông, chẳng một ai thích làm việc cả. Chẳng một ai muốn thức đến 3,4 giờ sáng để cắm đầu vào máy tính trong khi người chưa tắm, chưa ăn, và lòng biết bao stress. Chẳng một ai muốn trời lạnh căm căm phải lao đầu ra ngoài làm mọi thứ gấp gáp thay vì nằm trong chăn ấm. Chẳng một ai muốn làm việc quá sức... Kể cả khi công việc có là đam mê, họ vẫn cứ muốn cống hiến một cách vừa đủ và vẫn dành thời gian cho những nhu cầu khác của bản thân.
Nhưng cuộc đời nhiều những trái ngang, chúng ta không có quyền lựa chọn. Đứng giữa chịu áp lực và thêm thu nhập với làm việc ổn định nhưng lương đều đều, bạn chọn cái nào? Trong khi bạn có rất nhiều thứ phải lo, phải dùng đến tiền? Dám cá chắc bạn sẽ cắn răng chịu đựng, nghĩ rằng thức khuya một chút không sao đâu, bỏ bữa một chút cũng chẳng chết ai.
Mặt khác, chính những trắc trở của công việc cũng dễ gây đến tình trạng chúng ta suy nhược cơ thể, tinh thần. Với những người làm công ăn lương 8 tiếng/ngày không nói, nhưng ngoài kia còn biết bao những con người phải lao động quên ngày quên đêm sao cho kịp deadline.
Ấy chính là ngành truyền thông, quảng cáo, Marketing... hay những ngành đòi hỏi áp lực cao như bác sĩ, diễn viên, người mẫu... Ai cũng muốn việc của mình được hoàn thành sớm nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng. Người ở trên dồn cả một tỉ trách nhiệm cho đội ngũ phía dưới, ép họ vào công việc gay gắt, lao tâm khổ tứ.
Anh D trong trường hợp trên, chỉ là một cá nhân trong số rất nhiều người đang phải gồng mình vì công việc mỗi ngày. Anh thức trắng đêm quay dựng để kịp với những deadline oái oăm từ khách hàng. Và khi anh ra đi, rất nhiều dự định còn dang dở, để lại quá nhiều tiếc nuối với những đồng nghiệp, người cùng ngành.
Mong rằng sau câu chuyện này, thêm một lần hồi chuông cảnh tỉnh rung lên về lối sống, làm việc thiếu khoa học và rất nguy hiểm của giới trẻ.
Hi vọng rằng, các bạn nào đang lao lực vì công việc, xin hãy dành lại một chút thời gian nghỉ ngơi, đi ngủ sớm và quan tâm bản thân mình nhiều hơn. Hãy biết đấu tranh vì những quyền lợi chính đáng của cá nhân mình bạn nhé!
Theo Helino
-
Đời sống1 giờ trướcỞ tuổi 49, con người cần tiến một bước mới để hiểu rõ vận mệnh và tìm thấy giá trị cuộc sống. Nếu vẫn bôn ba khắp nơi, họ có thể không đạt được sự thăng hoa trong đời sống và khó lòng nhận ra giá trị sống.
-
Đời sống1 giờ trướcPhotobooth, thường được gọi là chụp ảnh Hàn Quốc, từng nổi đình đám 15 năm trước rồi bị lãng quên dần, gần đây bỗng bùng nổ thành một "hot trend" trong giới trẻ.
-
Đời sống1 giờ trướcMẹ đẻ tặng con gái 1.000 cây vàng, cô dâu Thanh Hóa đeo “vàng lồng vàng”, hai họ tặng nhiều quà đến mức không kịp kiểm kê... là những đám cưới “gây bão” mạng xã hội năm 2024.
-
Đời sống14 giờ trướcThừa nhận món ăn ngon nhất khi thưởng thức nóng nên vị khách Hàn Quốc dù đổ nhiều mồ hôi vẫn thấy hạnh phúc, xuýt xoa khen và húp cạn cả nước sốt.
-
Đời sống18 giờ trướcĐến với Hàng Châu, dạo bước Tây Hồ, lắng nghe những câu chuyện tình "đẫm lệ", lại càng khiến cho phong cảnh nơi đây thêm phần thi vị.
-
Đời sống18 giờ trướcTrong bài viết mới nhất được đăng tải, tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Travel+Leisure (T+L) đã ca ngợi thành phố biển Nha Trang là "thủ phủ hải sản" của Việt Nam.
-
Đời sống18 giờ trướcĐược mệnh danh là vùng đất Cố đô, Ninh Bình là một trong những nơi có nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng.
-
Đời sống18 giờ trướcKhi đáp lại một lời khen ngợi, người EQ thấp thường tự cao, kiêu ngạo, còn người EQ cao sẽ thể hiện sự khôn khéo.
-
Đời sống21 giờ trướcChúng ta chỉ có khoảng 4.000 ngày thứ Hai để sống. Dù số ngày thứ Hai nhiều hay ít, bạn nên sống một cuộc sống "không phung phí".
-
Đời sống23 giờ trướcDù còn hơn một tháng nữa mới đến lễ Giáng sinh nhưng phố Hàng Mã, Hà Nội đã tràn ngập đồ trang trí Noel, tạo nên khung cảnh lung linh, đầy sắc màu.
-
Đời sống1 ngày trướcNhững chia sẻ thật thà, dễ thương của ông nội quê Bến Tre thu hút gần 1 triệu lượt xem trên TikTok.
-
Đời sống1 ngày trướcLần đầu nếm thử món lòng lợn mắm tôm ở Việt Nam, khách Tây thừa nhận loại nước chấm này có mùi hơi ghê nhưng vị lại rất ngon, “không tệ như suy nghĩ”.
-
Đời sống1 ngày trướcTheo đạo diễn Ngô Hương Giang, những clip dàn dựng lệch lạc về giới giang hồ, cuộc sống trong tù sẽ hủy hoại thế hệ trẻ, khơi dậy trong họ “bản năng ác”.
-
Đời sống1 ngày trướcChuyên gia tâm lý nổi tiếng chỉ ra một số cách nói mà người EQ thấp thường sử dụng khi giao tiếp.