- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vì sao dân gian kiêng xới cơm một lần?
Cách xới cơm chuẩn theo ý các cụ là phải lấy ít nhất 2 lần cho dù lượng cơm được đưa vào bát rất ít; vì sao dân gian kiêng xới cơm một lần?
Ngày xưa, trong các gia đình nền nếp, mọi hành vi, cử chỉ, việc làm đều phải chuẩn, chẳng hạn như xới cơm thì không được lấy nguyên một muôi lớn cho xong mà ít nhất phải xới 2 lần, ngay cả khi chủ nhân bát cơm đó ăn rất ít. Người nào xới xơm một lần sẽ bị coi là đoảng, là vô ý, phạm vào điều kiêng kỵ.
Vì sao dân gian kiêng xới cơm một lần?
Xới cơm một lần là một trong những kiêng kỵ của người xưa. Dân gian có câu "Một lần cơm cúng, hai lần cơm ăn", hàm ý rằng việc xới cơm một lần thường chỉ áp dụng trong các nghi lễ cúng bái, dành riêng cho người đã khuất chứ không dành cho người còn sống.
Vì sao dân gian kiêng xới cơm một lần? (Ảnh: AliExpress)
Khi lấy cơm cho người đang sống, đặc biệt là người khỏe mạnh, việc chỉ xới một lần bị xem là sẽ mang lại điều không may mắn, gây xui xẻo. Người xưa tin rằng hành động đó tạo điềm xấu cho gia đình. Do đó, trong các gia đình Việt, người lớn thường dạy trẻ nhỏ xới cơm thì phải lấy hai lần, mỗi lần một ít chứ không được vì muốn nhanh mà múc luôn một lần đầy bát.
Ngoài việc kiêng xới cơm một lần, người Việt cũng đặc biệt lưu ý trong bữa ăn không xới cơm đầy có ngọn (nghĩa là cơm đầy ắp lên miệng bát) để không gợi liên tưởng đến bát cơm cúng. Với người đã khuất, bát cơm đầy như vậy thể hiện ý nghĩa tôn kính, nhưng với người sống lại được coi là bất lịch sự, thô thiển và đôi khi còn bị coi là có ý trù ẻo, mang lại xui xẻo.
Cách xới cơm chuẩn trong bữa ăn gia đình là xới cơm dưới miệng bát, tránh việc cơm bị vun đầy hoặc nén chặt xuống.
Những kiêng kỵ khác trong bữa ăn gia đình
Bên cạnh việc kiêng xới cơm một lần, người Việt còn có nhiều tập tục và kiêng kỵ khác trong bữa ăn.
Cắm đũa vào bát cơm
Hành động này được xem là một điềm xấu, bởi nó làm người ta liên tưởng đến đôi đũa cắm trên bát cơm cúng người mới qua đời. Đây là một hình ảnh gây sợ hãi, khiến người ta lo sẽ gặp chuyện không may mắn. Vì vậy, dân gian kiêng tuyệt đối việc cắm đôi đũa vào bát cơm trong bữa ăn gia đình.
Tuyệt đối không cắm thẳng đôi đũa vào bát cơm để tránh liên tưởng tới bát cơm cúng. (Ảnh: Dissolve)
Lấy đũa gõ bát
Trong bữa ăn, gõ đũa vào bát cơm bị coi là hành động thiếu tôn trọng, bất lịch sự. Theo người xưa, chỉ có ăn mày hoặc những người muốn gây sự chú ý mới có thói quen này. Trong văn hóa ẩm thực của người Việt, gõ bát bằng đũa được xem là hành động không trang nhã.
Gắp "nối đũa", đặt chéo đũa
Gắp thức ăn từ đũa của người khác cũng bị coi là một điều đại kỵ trong bữa ăn, là hành động thiếu tôn trọng và gợi nhớ đến việc gắp tro cốt của người đã khuất. Do đó, khi muốn nhận thức ăn mà người khác gắp cho, bạn cần đưa bát ra chứ không nên gắp nối đũa.
Việc để đũa lộn xộn, không đúng chiều hoặc đặt chéo nhau cũng bị dân gian coi là đại kỵ, có thể ảnh hưởng đến tài lộc và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Không cầm bát cơm lên khi ăn
Ăn cơm mà không cầm bát cũng là điều cần tránh vì người xưa tin rằng kiểu ăn này sẽ khiến con người gặp khó khăn về tài chính. Dân gian quan niệm rằng, cơm cần phải được đưa lên miệng, người ăn có trách nhiệm "mang cơm tới miệng" chứ không thể để miệng đi theo cơm.
Theo VTC News
-
Đời sống4 giờ trướcCúng giao thừa là thời khắc linh thiêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mang ý nghĩa tiễn biệt những điều không may và đón chào phúc lộc.
-
Đời sống8 giờ trướcHuấn luyện viên Kim Sang-sik tiết lộ câu chuyện thú vị sau khi cùng đội tuyển Việt Nam mang chức vô địch AFF Cup 2024 về nước.
-
Đời sống8 giờ trướcSáng 15/1, lễ ăn hỏi của Á hậu Phương Nhi và thiếu gia Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, diễn ra tại nhà riêng của cô dâu ở Thanh Hóa.
-
Đời sống9 giờ trướcĐể không gian thờ cúng luôn trang nghiêm và thanh tịnh, vệ sinh bàn thờ và rút bớt chân hương cuối năm là công việc quan trọng, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán.
-
Đời sống9 giờ trướcLý giải vì sao gà cúng luôn là gà trống mà không phải gà mái, chuyên gia cho biết điều này bắt nguồn từ thời kỳ tư tưởng Nho giáo chi phối lễ giáo xã hội.
-
Hiếm hoi lộ diện, tỷ phú Phạm Nhật Vượng ‘‘phá lệ’’ làm một điều khác lạ trong ngày vui của con traiĐời sống12 giờ trướcXuất hiện trong lễ ăn hỏi của con trai, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã có một thay đổi đặc biệt khiến nhiều người thích thú.
-
Đời sống12 giờ trướcNgô Tố Uyên - bà xã cầu thủ Nguyễn Thành Chung - là nàng Wags gây chú ý khi sở hữu nhan sắc ngày càng xinh đẹp, mặn mà sau khi lấy chồng và sinh con.
-
Đời sống13 giờ trướcMột trong những điều thú vị về năm Ất Tỵ là chúng ta sẽ 2 lần đón ngày Lập xuân; đây cũng là khởi đầu cho chuỗi 8 năm liền không có ngày 30 Tết.
-
Đời sống13 giờ trướcCông Phượng tiếp tục ghi bàn, từng bước chinh phục HLV Kim Sang Sik để có thể trở lại tuyển Việt Nam, với Xuân Son đang điều trị chấn thương.
-
Đời sống14 giờ trướcNgày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày ông Công ông Táo. Theo phong tục của người Việt, vào ngày này, mỗi gia đình thường làm mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời.
-
Đời sống15 giờ trướcTuy không nổi tiếng bằng Sa Pa, Tà Xùa ở miền Bắc nhưng đèo Violak (Quảng Ngãi) cũng là địa điểm săn mây đẹp mà du khách không nên bỏ lỡ nếu có dịp ghé thăm vùng đất nơi đây.
-
Đời sống16 giờ trướcCác video ghi lại cảnh chàng rể Đức về quê bố vợ người Việt ăn giỗ, theo vợ dự đám cưới truyền thống Việt Nam... thu hút nhiều người quan tâm.
-
Đời sống1 ngày trướcBao sái ban thờ là việc tâm linh quan trọng nhất, nhà nhà đều chú trọng để làm. Bao sái là làm sạch ban thờ, bát hương và các đồ thờ, vật phẩm đang bày... Sau đây Chuyên gia phong thủy - Master Phùng Phương hướng dẫn 7 bước bao sái ban thờ được gia tăng sinh khí, kích hoạt vượng khí... cho gia đình.