- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vì sao giới trẻ muốn rời khỏi thành phố nhưng về quê cũng đối mặt không ít áp lực?
Gần đây, giới trẻ có xu hướng rời bỏ thành phố nhộn nhịp và xô bồ, thậm chí còn về quê tìm cơ hội mới. Tuy nhiên, không phải cứ tìm về quê là tương lai rộng mở, thậm chí có người còn gặp nhiều áp lực hơn.
Hồi còn nhỏ, ai nấy đều mong muốn được rời khỏi quê hương, bước ra nơi chân trời rộng lớn hơn. Tìm đến những thành phố lớn để học tập, làm việc… trở thành lựa chọn của nhiều người. Tại đây, chúng ta được tiếp xúc với nhiều người, trải qua nhiều thăng trầm và dần trưởng thành hơn.
Thế nhưng khi đối mặt cuộc sống áp lực, tài chính đè nặng… nhiều người lại có xu hướng bỏ phố về quê sinh sống và làm ăn. Đây quả thực là 1 quyết định khó khăn với người trẻ bởi nhiều người cũng hoang mang với câu hỏi: “Về quê thì làm gì để sống”.
Xu hướng bỏ phố về quê ngày càng thịnh hành, rất nhiều người trẻ tìm hướng đi mới cho tương lai của mình. Thế nhưng trên thực tế không phải ai bỏ phố về quê nhỏ sống cũng đều thành công. Thậm chí còn có những người mắc kẹt trong chính quyết định của mình, rơi vào tình trạng khổ sở, không có đường lui.
Người trẻ chỉ muốn bỏ thành phố, tìm bình yên
Những năm gần đây, trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội xuất hiện rất nhiều thông tin giới trẻ bỏ phố về quê sinh sống, làm việc. Thậm chí còn có rất nhiều bạn trẻ mới ra trường đã tìm về trải nghiệm cuộc sống trên đảo, trên biển, lên rừng…
Thực chất, đằng sau việc bỏ phố về quê tồn tại những lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là liên quan tới cuộc sống của giới trẻ ở thành phố.
Sau khi ra trường, tìm việc làm và sinh sống trên thành phố lớn, không thể phủ nhận các bạn trẻ có nhiều cơ hội hơn. Họ được gặp gỡ, va chạm nhiều người, thử thách mình trong nhiều công việc nên trưởng thành hơn.
Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với những yêu cầu cao hơn từ lãnh đạo, áp lực công việc tăng khiến người trẻ mệt mỏi. Dĩ nhiên để có được mức lương tốt, môi trường năng động, con đường thăng tiến rộng mở, họ phải “hao tâm tổn trí”, dồn nhiều công sức vào công việc mỗi ngày. Điều đó làm nhiều người cảm thấy “nghẹt thở”, muốn thay đổi thực tại và tìm 1 cơ hội khác.
Chưa kể, mức sống, sinh hoạt ở thành phố lớn cũng khiến nhiều người áp lực hơn. Trên thành phố, đồ ăn, thức uống hay quần áo, dịch vụ… đều đắt hơn 1 chút. Trong khi đó nhiều người chỉ đạt được mức thu nhập trung bình. Họ vừa phải lo sinh hoạt phí hàng tháng, vừa phải tiết kiệm để mua nhà, mua xe… nên áp lực đè nặng vô cùng.
Hơn nữa, để mỗi người mua được 1 căn nhà đàng hoàng ở thành phố lớn không phải vấn đề đơn giản. Nếu như không gia tăng thu nhập hoặc không tiết kiệm, chắt bóp từng đồng, chúng ta khó mà sở hữu được 1 căn nhà ưng ý và an cư lạc nghiệp.
Đây là câu chuyện của nhiều bạn trẻ, điển hình là Trần Quang Huy (ở Đồng Nai). Anh vốn là 1 nhân viên bảo trì ở 1 công ty trên thành phố. Nhận mức lương ổn nhưng lại mâu thuẫn với đồng nghiệp, áp lực công việc kéo dài nên Quang Huy đã quyết định rời thành phố, xách balo về quê lập nghiệp.
Về quê yên bình… nhưng không yên ổn
Nhiều người có xu hướng bỏ phố “về quê nuôi cá và trồng thêm rau”, thế nhưng thực tế không phải ai cũng thành công. Bên cạnh những người có cuộc sống phát triển, ổn định ở quê nhà, nhiều bạn trẻ phải đối mặt với tình trạng lạc lõng, mất định hướng.
Khi về quê, chúng ta cần 1 khoảng thời gian để thích nghi với công việc, cuộc sống ở quê. Khoảng thời gian chông chênh này sẽ qua đi nếu như bạn có định hướng rõ ràng. Thế nhưng nó sẽ tiếp diễn mãi nếu bạn không đưa ra những quyết định đúng đắn.
Về quê, chúng ta bắt đầu đi tìm những cơ hội nghề nghiệp khác. Mức lương mà ta nhận được chưa chắc đã bằng với thu nhập trên thành phố dù mức sinh hoạt thấp hơn. Chưa kể, chúng ta sẽ phải gây dựng các mối quan hệ mới trong công việc và không chắc chắn có thể gắn bó.
Hơn nữa, khi bỏ phố về quê chúng ta sẽ đối mặt với những lời bàn tán, gièm pha. Những người không hiểu biết sẽ nghĩ ta kém cỏi, phải bỏ về xóm nhỏ để kiếm kế sinh nhai. Những lời bàn tán khó nghe này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng, tâm lý của chúng ta.
Khi đã quyết định về quê sinh sống và làm việc, sau này chúng ta sẽ khó quay trở lại thành phố hơn. Khi quen với nếp sống ở quê nhà, lên lại thành phố dễ làm ta choáng ngợp, áp lực hơn nhiều. Vì thế, dù có thành công hay thất bại ở quê nhà, nhiều bạn trẻ vẫn không tìm lên thành phố.
Ảnh minh họa: Internet
Câu chuyện của chàng trai Trần Quang Huy nói trên cũng là 1 ví dụ điển hình. Sau khi về quê, Quang Huy dồn vốn liếng và mở trang trại. Anh bỏ cả gia tài vào mảnh đất hơn 1ha, trồng rau, nuôi cá, nuôi heo.
Những tưởng công việc sẽ ổn định và có được lợi nhuận, Quang Huy nhận cái kết đắng khi dịch tả ập tới khiến đàn lợn chết gần hết, giá cá giảm nên doanh thu không đáng mấy.
Khi bế tắc, Huy chuyển sang làm trang trại nuôi gà nhưng cũng chật vật chẳng kém. Mỗi 1 năm anh chỉ thu được khoảng 100 triệu đồng, số tiền này cũng chỉ đủ sống, không được bằng thời đi làm công ty.
Trên thực tế, nhiều người bỏ phố về quê làm ăn nhưng chỉ yên bình chứ không… yên ổn. Vấn đề nằm ở mỗi con người, nếu như chúng ta có năng lực, luôn có ý thức vươn lên và phát triển thì dù ở quê hay ở thành phố ta cũng là “ngôi sao sáng”.
Dù ở thành phố hay về quê chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau, lợi có, hại có nên bản thân mình mới là yếu tố quan trọng nhất. Nếu bạn chứng minh được năng lực của mình, tìm được 1 công việc phù hợp thì dù sống ở đâu cũng chỉ là thứ yếu.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Đời sống5 giờ trướcThừa nhận món ăn ngon nhất khi thưởng thức nóng nên vị khách Hàn Quốc dù đổ nhiều mồ hôi vẫn thấy hạnh phúc, xuýt xoa khen và húp cạn cả nước sốt.
-
Đời sống9 giờ trướcĐến với Hàng Châu, dạo bước Tây Hồ, lắng nghe những câu chuyện tình "đẫm lệ", lại càng khiến cho phong cảnh nơi đây thêm phần thi vị.
-
Đời sống9 giờ trướcTrong bài viết mới nhất được đăng tải, tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Travel+Leisure (T+L) đã ca ngợi thành phố biển Nha Trang là "thủ phủ hải sản" của Việt Nam.
-
Đời sống9 giờ trướcĐược mệnh danh là vùng đất Cố đô, Ninh Bình là một trong những nơi có nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng.
-
Đời sống9 giờ trướcKhi đáp lại một lời khen ngợi, người EQ thấp thường tự cao, kiêu ngạo, còn người EQ cao sẽ thể hiện sự khôn khéo.
-
Đời sống12 giờ trướcChúng ta chỉ có khoảng 4.000 ngày thứ Hai để sống. Dù số ngày thứ Hai nhiều hay ít, bạn nên sống một cuộc sống "không phung phí".
-
Đời sống14 giờ trướcDù còn hơn một tháng nữa mới đến lễ Giáng sinh nhưng phố Hàng Mã, Hà Nội đã tràn ngập đồ trang trí Noel, tạo nên khung cảnh lung linh, đầy sắc màu.
-
Đời sống16 giờ trướcNhững chia sẻ thật thà, dễ thương của ông nội quê Bến Tre thu hút gần 1 triệu lượt xem trên TikTok.
-
Đời sống1 ngày trướcLần đầu nếm thử món lòng lợn mắm tôm ở Việt Nam, khách Tây thừa nhận loại nước chấm này có mùi hơi ghê nhưng vị lại rất ngon, “không tệ như suy nghĩ”.
-
Đời sống1 ngày trướcTheo đạo diễn Ngô Hương Giang, những clip dàn dựng lệch lạc về giới giang hồ, cuộc sống trong tù sẽ hủy hoại thế hệ trẻ, khơi dậy trong họ “bản năng ác”.
-
Đời sống1 ngày trướcChuyên gia tâm lý nổi tiếng chỉ ra một số cách nói mà người EQ thấp thường sử dụng khi giao tiếp.
-
Đời sống1 ngày trướcTrào lưu xé túi mù chưa kịp hạ nhiệt, giới trẻ lại đua nhau đập hộp mù với những mô hình ngày càng to và đắt tiền hơn, có bạn trẻ tốn 3 - 4 triệu đồng mỗi tháng.
-
Đời sống1 ngày trướcTrong hành trình trải nghiệm khắp thế giới nhiều năm nay của mình, Phan Thanh Quốc (YouTuber Kẻ du mục) đã ghé thăm bộ lạc Hadzabe ở đất nước Tanzania.
-
Đời sống1 ngày trướcMột trong những cụm từ đang "gây bão" mạng xã hội hiện nay chính là "xào cúp le", bạn có biết trong từ điển gen Z, cụm từ này có ý nghĩa gì?