Con cái trong giađình luôn biết giữ hòa khí, yêu thương và nhường nhịn lẫn nhau làđiều mà các bậc làm cha mẹ đều mong ước.
Tuy nhiên với những trẻ emtrong hầu hết mọi gia đình mà độ tuổi cách nhau khoảng từ một đếnbốn tuổi thì những mâu thuẫn, tranh giành, cãi cọ nhau là điều khôngthể tránh khỏi.
Mâu thuẫn này thểhiện sự phát triển bình thường của tâm sinh lý trẻ, sẽ được cảithiện dần khi trẻ lớn lên. Bên cạnh đó, nguyên nhân mâu thuẫn cũngcó thể bắt nguồn từ cách bố mẹ đối xử thiếu công bằng giữa con cáivới nhau hoặc do bố mẹ chưa thật khéo léo trong cách cư xử.
![]() |
Cha mẹ cần phải phân minh khi con cái "bất hòa" (ảnh internet) |
Chị Thanh (Q.2,TP.HCM) có hai con trai, bé lớn sáu tuổi và bé nhỏ bốn tuổi. Chịthan phiền: “Công việc đã quá bận rộn vậy mà hai đứa trẻ cứ suốtngày cãi vã nhau”. Mỗi chiều đón hai con đi học về, chị để chúngtự chơi với nhau và tranh thủ làm việc nhà.
Chốc chốc chị lạinghe tiếng thằng bé: “Mẹ ơi anh Bin không cho con chơi”, rồiđến tiếng thằng lớn: “Cái này của anh chứ đâu phải của em”.Giành qua giành lại rồi tiếng thằng em khóc ré lên. Đang dở tay, chịquát to: “Bin, sao vậy con? Con lớn rồi phải biết nhường nhịn choem chứ!”. Bin ấm ức khóc: “Đồ chơi của bạn Nam cho con mà. Cái gì nócũng giành hết. Mẹ thì lúc nào cũng bênh nó”.
Trường hợp gia đìnhchị Liên (Q.Bình Thạnh) thì khác. Hai bé gái nhà chị cách nhau \hơnba tuổi. Bé Phương 10 tuổi xinh xắn, lanh lợi, học giỏi, năm nàocũng làm lớp trưởng. Bé luôn là niềm tự hào của vợ chồng chị, đếnnơi nào vợ chồng chị cũng hãnh diện mang bé ra khoe.
Ngược lại với Phương,bé Thi bảy tuổi lại chậm chạp, rụt rè và thụ động. Bé thích đọc sáchvà vẽ đẹp nhưng lại rất ghét môn toán. Luôn kỳ vọng vào con cái, chịkhông hài lòng trước những điểm 7, 8 môn toán của bé Thy. Chị Liênthường xuyên so sánh: “Con học tập chị Phương đó. Có bài nào dưới10 điểm không? Sao con kém quá vậy!”.
Chị cứ nghĩ rằng khiso sánh như vậy sẽ khiến bé Thi ý thức và cố gắng hơn nữa. Vậy màsau một lần bị quở trách, chị bất ngờ khi nghe bé Thi gào lên: “Con biết rồi, cái gì chị Phương cũng hơn con hết. Mẹ có thương gìcon đâu!”. Rồi bé bỏ chạy vào phòng đóng cửa khóc một mình. Chịkhông ngờ lời nói của mình lại phản tác dụng như vậy. Hậu quả của sựvô tâm ấy là bé Phương trở thành một đứa trẻ tự mãn, còn bé Thi lạiluôn mặc cảm, tự ti với bản thân mình.
![]() |
Nguyên nhân mâu thuẫn cũng có thể bắt nguồn từ cách bố mẹ đối xử thiếu công bằng giữa con cái với nhau hoặc do bố mẹ chưa thật khéo léo trong cách cư xử. (ảnh internet) |
Đòi hỏi công bằng làmột bản năng không thể thiếu của con người. Những ông bố bà mẹ sẽkhông thể giải quyết được bất hòa giữa con cái với nhau nếu thiếu đisự công minh. Đôi lúc bố mẹ vì quá bận rộn nên không tìm hiểu nguyênnhân, khi nghe các con tranh giành, cãi vã hoặc đánh nhau thì bắtphạt hay đánh đòn cảnh cáo cả hai đứa để “lần sau đỡ phải gây chuyệnồn ào”.
Khi vấn đề không đượcgiải quyết sẽ khiến cho một trong hai đứa trẻ cảm thấy mình bị đốixử bất công và sinh ra oán trách bố mẹ. Những cảm xúc ấm ức bị dồnnén lâu dần sẽ gây tổn thương không nhỏ đến tâm lý của trẻ, ảnhhưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
Đối xử công bằngkhông có nghĩa là đối xử như nhau giữa hai đứa trẻ. Một số ông bố bàmẹ vì sợ con ghen tị nên luôn cố gắng dành cho trẻ mọi quyền lợi nhưnhau. Đi đâu bố mẹ cũng chở cả hai đứa đi cùng, mua quần áo, đồ chơivà đến cả đồ dùng học tập cũng đều giống hệt nhau.
Cách làm này vô tìnhbố mẹ lại bắt trẻ sở hữu những món đồ mà chúng không mong muốn. Đểcông bằng trong trường hợp này thì bố mẹ chỉ cần giới hạn giá trịmón quà bằng một số tiền cụ thể nào đó. Thông qua cách làm này cũnggiúp trẻ nhận ra được giá trị của món đồ và đồng thời cũng cảm thấyhài lòng với sự chọn lựa của mình.
Cha mẹ cần gần gũi,quan tâm và chia sẻ với trẻ trước sự phân bì, ganh tỵ xảy ra vớitrẻ. Khi trẻ ghen tỵ với chị vì chị học giỏi hơn, bố mẹ có thể tâmsự nhẹ nhàng để trẻ hiểu rằng ai cũng có những điểm mạnh và điểm hạnchế riêng.
Không nên la mắng,chê trách vì khi trẻ ghen tỵ, chúng sẽ mang mặc cảm mình là đứa trẻxấu. Trẻ sẽ che giấu cảm xúc thật của mình, sống khép kín hoặc cótrẻ thì ngược lại, tỏ ra bất cần, chống đối để khẳng định mình.Không nên so sánh trẻ với anh chị em trong nhà, hoặc nếu muốn sosánh nhằm khích lệ trẻ nỗ lực, phấn đấu thì bố mẹ cần tế nhị và thậtkhéo léo.
Không ít những ông bốbà mẹ vì quá mệt mỏi trước những “cuộc chiến” thường xuyên của trẻnên đã để cho chúng “tự xử”. Cách này cũng có hai mặt phải và trái.Mặt phải là sau những “cuộc chiến” không phân thắng bại, chúng sẽcảm thấy chán và chọn giải pháp hòa bình. Bố mẹ sẽ rất bất ngờ khithấy trẻ sau một hồi tranh giành, khóc lóc chúng lại thân thiện, ríurít “anh anh, em em” trông rất tình cảm.
Đôi khi bố mẹ cũngcần chọn cách này để tập cho trẻ biết tự giải quyết vấn đề. Tuynhiên, bố mẹ không nên hoàn toàn để trẻ tự giải quyết mà hãy âm thầmdõi theo chúng bởi trong quá trình tranh cãi, những đứa trẻ có thểkhông làm chủ được hành vi của mình dễ dẫn đến những hậu quả đángtiếc.
Cảm xúc ghen tỵ làbình thường đối với mọi đứa trẻ và không hoàn toàn là tiêu cực. Nếuở mức độ vừa phải nó sẽ là động lực giúp trẻ phấn đấu, nỗ lực hơn.Tuy nhiên nếu cứ để cảm xúc ấy xâm chiếm hoàn toàn, sẽ khiến trẻ mấttự chủ và tâm trí luôn trở nên khó chịu, căng thẳng dẫn đến nhữnghành vi sai trái.
Không nên vì sự tranhcãi của trẻ mà bố mẹ tách trẻ ra không cho trẻ chơi cùng nhau. Hãyđể bản năng của trẻ phát triển tự nhiên, đối diện với mâu thuẫn trẻsẽ tự tìm ra cách giải quyết và sau những tranh giành, cãi vã, cácbé sẽ hiểu ra vấn đề và cảm thấy yêu quý anh chị em của mình hơn.
Đối xử công bằng vớicon cái, giúp cho con biết kiềm nén cảm xúc của mình và không đểtính đố kỵ làm ảnh hưởng đến quan hệ của những đứa trẻ là bố mẹ đãtạo được tình cảm gắn kết giữa các thành viên trong gia đình vớinhau.
Theo Vũ CẩmVân
PNO