Quyết định bơm thêm yên và mua vào USD của Ngân hàng trung ương Nhật Bản đãcảnh báo toàn thế giới về sự méo mó biến dạng của hệ thống thương mại toàncầu.

Bên kia Thái Bình Dương, Hoa Kỳ đang phải đối mặt với vấn nạn thấtnghiệp dai dẳng nhất kể từ sau cuộc Đại suy thoái. Nước này còn gặp bếtắc trong việc thỏa thuận với các đối tác thương mại nhằm tìm kiếm mộtgiải pháp giảm bớt chi tiêu công - nỗ lực dường như bất khả thi đối vớimột quốc gia vốn đã quen phung phí.

Động thái mua vào USD và bán ra đồng yên của Ngân hàng trung ương NhậtBản diễn ra sau khi tỷ giá yên/USD tăng lên mức kỷ lục 83 ăn 1. Giới đầu cơđã tỏ ra bất ngờ với quyết định này và hệ quả là ngay lập tức tỷ giá hạxuống 85 yên đổi 1 USD, cho dù vẫn còn nhiều nghi ngờ về tính hiệu quả củachính sách trên.

Chiến lược gia Ashraf Laidi của CMC Markets nhận xét trong một thông điệpngắn gửi khách hàng: “Lịch sử đang chống lại giới chức Nhật Bản, những độngthái can thiệp đơn phương của Ngân hàng trung ương chưa bao giờ tỏ ra hữuhiệu trong việc ngăn chặn hoạt động đầu cơ”.

Nhật muốn hạ giá đồng yên nhằm tăng lợi nhuận và nâng cao sức cạnh tranhcho các nhà xuất khẩu trong nước. Nhưng đồng yên yếu cũng có nghĩa là USD sẽmạnh lên, điều đó tạo ra chướng ngại không nhỏ cho mục tiêu tăng gấp đôi kimngạch xuất khẩu trong vòng 5 năm tới của chính quyền Obama.

Không dừng ở đó, cuộc tranh cãi xung quanh vấn đề xung đột giữa yên vàUSD đã làm nóng bầu không khí Quốc hội Mỹ với sự liên quan của Trung Quốc -một “ông lớn” xuất khẩu khác, đồng thời cũng là đối tác thương mại hàng đầucủa nước này.

Đồng yên sẽ gây ra chiến tranh thương mại
Đồng yên tăng sẽ gây khó khăn cho kinh tế Nhật Bản

Vừa qua, Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hoa Kỳ cũng đã xem xét bản tườngtrình về các hành động của chính phủ Mỹ nhằm giành lại số việc làm đã mất dochính sách trọng thương của Trung Quốc gây ra.

Trong khi đó, các nghị sĩ Đảng dân chủ đang gây sức ép nhằm buộc chínhquyền Obama phải có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, có thể bằngcách buộc tội chính phủ nước này “lũng đoạn tiền tệ”.

Trung Quốc hiện đang nắm giữ một lượng khổng lồ trái phiếu chính phủ Mỹ,được mua bằng chính những đồng tiền mà họ kiếm được từ việc xuất khẩu hànghóa sang nước này.

Đến lượt nó, trái phiếu Mỹ được ưa chuộng lại làm đồng USD tăng giá vàgiữ lãi suất trên thị trường tiền tệ Hoa Kỳ ở mức thấp, thúc đẩy nhu cầu đốivới hàng hóa Trung Quốc - một vòng tròn kỳ diệu.

Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố sẽ buông lỏng giao dịch giữa đồng nhândân tệ và USD trên phạm vi rộng hơn, song hiệu quả tỏ ra không rõ rệt khiđồng nội tệ của nước này chỉ tăng rất khiêm tốn.

Những người chỉ trích tỏ ra không hài lòng và cho rằng chính đồng nhândân tệ được định giá thấp đã “lấy cắp” vô số việc làm của người Mỹ.

Nhà kinh tế học Fred Bergsten của Viện Peterson nhận xét mỉa mai: “Thậtnực cười khi Trung Quốc luôn than phiền về sự thống trị của đồng USD nhưngchính họ lại đang tích cực thúc đẩy nó hơn bất cứ một quốc gia nào khác bằngviệc dự trữ một lượng USD khổng lồ”.

Ngay cả khi Trung Quốc cố gắng kìm hãm mua vào USD như đã làm trong vàitháng gần đây thì mọi chuyện cũng sẽ không diễn biến như họ kỳ vọng. Nỗ lựcmới nhất của nước này nhằm đa dạng hóa khối tài sản bằng USD mà họ đang nắmgiữ là mua một lượng lớn đồng yên. Hệ quả là đồng tiền của Nhật tăng mạnh,buộc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản phải can thiệp nhằm bình ổn thị trườngtiền tệ.

Chuỗi sự kiện liên tiếp xảy ra gây nhiều nghi vấn về việc có hay khôngmột số bàn tay cố tình dàn xếp hoạt động thương mại quốc tế, trong đó nhiềuquốc gia đang cố gắng khắc phục những vấn đề trong nước bằng cách bơm tiềnsang Mỹ.

Ông Tim Duy, giáo sư đại học Oregon, đã kết luận trong một bài viết trênblog của mình: “Hậu quả của các hành động này là chính Trung Quốc đang giántiếp ép buộc Nhật Bản phải mua USD của họ”.

Chuyên gia Derek Scissors của Heritage Foundation cảnh báo: “Trung Quốcvẫn luôn là một đối tác kinh tế khó chịu, nhưng mọi sự trả đũa nhằm vào tỷgiá hối đoái sẽ chẳng mang lại kết quả gì”.

Theo Hoàng Sơn
Dân trí