“Dù có đi bốnphương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”. Khi tôi nhớ về Hà Nội, nhất là trongnhững giấc mơ, đó chính là những gì trở về, tươi nguyên và dịu dàng. Tôi khônghay liên tưởng Hà Nội với hình ảnh của một thành phố đẹp đẽ, thơ mộng, mà nghĩvề nơi đây là đời sống giản dị như mình vốn sinh ra như thế.

Cho đến năm tôi 16tuổi, một người bạn cho tôi nghe bài hát về Hà Nội qua băng cassette cũ.

Dù có đi bốn phương trời
Ca sĩ Hồng Nhung - Ảnh: Đoàn Minh Tuấn

Lần đầu tiên tôibiết đến một bài hát về Hà Nội nghe rất riêng tư. Tôi tua đi tua lại băng nhạcđể chép lời lên một tờ giấy học sinh, gấp lại, lúc để trong túi quần, lúc vắnvào tay áo để lúc nào cũng có thể lấy ra nhẩm lời, học thuộc. Tôi hát khi đạp xetới trường, khi băng qua đường tàu đi chợ, khi thẩn tha ngồi nhặt rau, rửabát...

Sau đó một năm, maymắn được theo Đoàn ca múa nhạc nhẹ trong chuyến lưu diễn miền Nam, tôi được hátNhớ về Hà Nội lần đầu tiên trên sân khấu. Bản phối với phần đệm guitarnhẹ nhàng của anh Quang Vinh đã giúp bài hát của nhạc sĩ Hoàng Hiệp thêm gợicảm, cho tôi hát thật tự nhiên, truyền đến người nghe cảm giác gần gũi.

Dù có đi bốn phương trời

Hát về Hà Nội khixa Hà Nội, dường như mỗi lần hát tôi lại nhận ra điều gì mới mẻ về chính mảnhđất đã quá thân thương của mình. Bài hát đánh dấu một trong những điểm mốc đángnhớ nhất trong sự nghiệp ca hát của tôi. Và hơn thế, hát Nhớ về Hà Nội đã nhắcnhở tôi, cô gái Hà Nội 17 tuổi, ý thức về chính mình, về quê hương và biết nângniu những điều đẹp đẽ ấy sẽ theo tôi suốt cuộc đời.

“Ôi nhớ chiều30 tết”. Đó là chiều 30 tết mà tôi biết sẽ là hình ảnh tết Hà Nội của riêngtôi, quý giá như là tài sản, là của hồi môn vậy! Chiều 30 tết ấy gắn liền vớidáng gầy nhỏ của bà tôi, người thân yêu và gần gũi nhất của tôi. Cứ mỗi lần tếtđến là hình ảnh của chiều 30 ấy lại trở về, rõ nét như hôm qua, rưng rưng nhưtiết trời nồm đầu xuân miền Bắc. Hai bà cháu tôi lọ mọ gỡ từng băng pháo, dàntrải trên tấm mâm đồng để tí nữa sẽ hơ trên bếp cho đỡ ẩm, đến giao thừa đốt chonổ giòn.

Quay qua quay lại,cả nhà giật thót người vì một tiếng nổ đinh tai. Lửa đã bén lên làm nổ cả nămbăng pháo cùng một lúc! Cũng là 30 tết ấy, tôi biết đến cái khấp khởi chờ đợicủa lần đầu biết yêu. Vẫn là con đường ấy mà sao chiều nay bỗng rộng lớn, tràntrề như một dòng sông. Tôi nhớ cảm giác ngai ngái và ngọt ngào khi hít vào lồngngực một luồng hơi lạnh và ẩm ướt. Tiết xuân với cái lạnh cắt da, bánh chưngnóng hổi bốc hơi nghi ngút, mùi hương khói nồng nàn, lọ hoa violet tím hoa lá liti...

Hà Nội của ta,thủ đô yêu dấu, một thời đạn bom, một thời hòa bình”. “Một thời hòabình” ấy tôi tự cho mình hiểu thêm một nghĩa khác nữa. Ấy là sự yên bìnhcủa một đời sống dù giản dị nhưng có cả một bề dày văn hóa và những gì đã trởthành truyền thống, được nâng niu, không lược bỏ, không đại khái. Sự yên bìnhcho phép con người ta thả lỏng mình, để có thể rung động trước vài chồi non mớinảy lộc, cảm động khi nghe tiếng hát đầu tiên của con trẻ vừa tập nói, nao naotrước tiết trời giao mùa...

Tôi nhớ Hà Nội hơnmỗi khi tết đến, nhớ những người thân và bạn bè. Nhớ “phố thâm nghiêm” của tuổithơ tôi là hàng sấu già dọc vỉa hè rộng lớn. Dưới bóng mát, tụi trẻ chúng tôichơi nhảy dây, chơi lò cò, chơi ô ăn quan, chơi chuyền, chơi ù... và dựng cảchuyện cổ tích để phân vai cho nhau, lấy gốc cây làm nhà, chọn những rễ cây tonổi lên làm ngựa cưỡi...

Lũ trẻ bảy đứachúng tôi là Bu, Lì, Xít, Khẹc, Bống, Tồ, Lông (quen thuộc hơn cả tên thật tronggiấy khai sinh) đều đã trưởng thành, người ở đây, người đi đó, nhưng chẳng cònai ở Hà Nội. Không biết họ có nhớ về cái sân gạch đầy tiếng nói cười trong cănnhà có cánh cửa sắt lớn ở số 11 đường Điện Biên Phủ nữa không.

Có điều tôi biếtchắc, giống như tôi, mỗi đứa đều thầm cảm ơn số phận đã cho mình một tuổi thơvới “một thời hòa bình” ấy. Nơi mỗi chúng tôi sinh ra cũng là nơi đã làm nên mộtcốt cách, nuôi nấng một tâm hồn, để dù có đi bốn phương trời thì con người ấytrong chúng tôi không có gì thay đổi. 

* Những đoạn innghiêng trích trong lời bài hát Nhớ về Hà Nội của nhạc sĩ Hoàng Hiệp.

Hồng Nhung
Theo
Dù có đi bốn phương trời