- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
5 nữ toán học nổi tiếng trong lịch sử thế giới
Nam giới thường nổi trội hơn trong việc tính toán nhưng cũng không ít phụ nữ chứng minh được tài năng thực sự của mình trong lĩnh vực này, đặc biệt là toán.
Nam giới thường nổi trội hơn trong việc tính toán nhưng cũng không ít phụ nữ chứng minh được tài năng thực sự của mình trong lĩnh vực này, đặc biệt là toán.
Tạp chí danh tiếng Smithsonian (Mỹ) từng bình chọn 5 nhà nữ toán học nổi tiếng trong lịch sử. Những người này đã chứng minh rằng không có sự khác biệt giới tính trong các môn học vốn được quan niệm chỉ giành cho nam, điển hình là toán.
Hypatia (370 - 415), người Ai Cập
Hypatia sinh ra tại Alexandria, Ai Cập và được xem là nhà toán học nữ đầu tiên trên thế giới. Bà là con gái của Theon, một học giả lẫy lừng và thủ thư cuối cùng của thư viện nổi tiếng Alexandria. Hypatia được giáo dục ở cấp cao nhất và nghiên cứu về toán, thiên văn dưới sự hướng dẫn tận tình của cha.
Bà cùng cha thực hiện các bài bình luận về những công trình toán học cổ điển, dịch và kết hợp ghi diễn giải. Đồng thời, bà cũng thực hiện các bài bình luận của riêng mình và giảng dạy cho nhiều sinh viên tại nhà. Hypatia còn là triết gia và tín đồ của chủ nghĩa Tân Plato.
Tài năng là thế nhưng Hypatia lại được biết đến với cái chết vô cùng thảm thương. Bà bị giết bởi đám đông tín đồ Thiên Chúa cuồng tín, trở thành vật tế thần trong trận chiến chính trị giữa người bạn của bà là Orestes - thống đốc Alexandria - và tổng giám mục thành phố - Cyril.
Sophie Germain (1776 - 1831), người Pháp
Sophie Germain là nhà nữ toán học nổi tiếng của Pháp. Ảnh: Smithsonian.
Germain sinh tại Paris, là con gái của gia đình khá giả. Một lần, bà dạo qua thư viện của cha và tình cờ bắt gặp cuốn lịch sử toán học, trong đó nói về cuộc đời Archimedes.
Sau khi biết về cái chết của Archimedes, bà bắt đầu nghiên cứu về toán và hình học, thậm chí tự học tiếng Latin và tiếng Hy Lạp để có thể đọc các tác phẩm cổ điển.
Không thể học tại ngôi trường danh giá École Polytechnique vì là nữ, Germain dùng tên giả trình bày một số nghiên cứu của mình và gửi cho Joseph Lagrange - giảng viên tại trường.
Khi biết Germain là nữ, Lagrange vô cùng bất ngờ, trở thành cố vấn cho bà và giới thiệu bà với những nhà toán học nổi tiếng khác thời đó.
Việc nghiên cứu của Germain gặp nhiều cản trở do thiếu sự đào tạo bài bản và khó tiếp cận các nguồn dữ liệu mà những nhà toán học nam có được thời đó. Tuy nhiên, bà vẫn trở thành người phụ nữ đầu tiên giành được giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp cho công trình về thuyết đàn hồi và chứng minh Định lý lớn Fermat. Dù không thành công, nó được sử dụng như một nền tảng cho các công trình toán học ở tế kỷ XX.
Ada Lovelace (1815 - 1852), người Anh
Ada Lovelace tên đầy đủ là Augusta Ada Byron (nữ bá tước Lovelace), không hề biết về cha mình - nhà thơ Lord Byron. Một tháng sau khi bà ra đời, cha mẹ ly hôn và cha bà rời khỏi Anh.
Mẹ của Lovelace bảo vệ con quá mức, muốn con lớn lên không được dễ xúc cảm như cha. Vì thế, Lovelace được khuyến khích nghiên cứu về toán và khoa học.
Khi trưởng thành, Lovelace có cơ hội gặp gỡ với nhà phát minh Charles Babbage. Ông đề nghị bà dịch cuốn hồi ký của một nhà toán học người Ý phân tích về máy Analytical Engine do chính Babbage chế tạo. Đây là một loại máy có thể thực hiện các phép tính đơn giản, được lập trình với thẻ đục lỗ và được coi là một trong những máy tính đầu tiên.
Không chỉ hoàn thành bản dịch dễ dàng, Lovelace còn viết thêm nhiều ghi chú về cỗ máy, thậm chí gồm phương pháp tính toán một chuỗi các số Bernoulli. Phương pháp này được coi là chương trình máy tính đầu tiên trên thế giới.
Sofia Kovalevskaya (1850 - 1891), người Nga
Nhà nữ toán học Nga đạt được nhiều bước tiến lớn trong Toán học. Ảnh: Corbis.
Do phụ nữ Nga không được tham dự đại học nên Sofia Vasilyevna kết hôn với một nhà cổ sinh vật học trẻ tuổi là Vladimir Kovalevsky và họ chuyển sang Đức sinh sống.
Dù không được học đại học, Kovalevskaya đã tham dự các buổi học tư và cuối cùng nhận được học vị tiến sĩ sau khi viết luận về phương trình vi phân riêng phần, tích phân Abel và vành đai Sao Thổ.
Sau cái chết của chồng, Kovalevskaya được bổ nhiệm làm giảng viên toán tại Đại học Stockholm và trở thành phụ nữ đầu tiên trong vùng ở châu Âu được phong giáo sư.
Sau đó, bà tiếp tục có những bước tiến lớn trong lĩnh vực toán học, giành được giải Prix Bordin của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp năm 1888 và giải thưởng của của Viện Hàn lâm Thụy Điển vào năm sau đó.
Emmy Noether (1882 - 1935), người Đức
Emmy Noether từng cộng tác với nhà vật lý nổi tiếng Albert Einstein. Ảnh: Smithsonian.
Năm 1935, khi Emmy Noether vừa qua đời, Albert Einstein đã viết bức thư gửi tờ New York Times ca ngợi bà là "thiên tài toán học sáng tạo lớn nhất kể từ khi giáo dục dành cho phụ nữ được nâng cao".
Noether đã vượt qua nhiều khó khăn trước khi được cộng tác với nhà vật lý nổi tiếng Einstein. Bà lớn lên ở Đức và việc học toán bị trì hoãn do các quy tắc dành cho nữ giới ở trường đại học.
Sau khi nhận bằng tiến sĩ ngành đại số trừu tượng, bà không thể vào làm việc ở các trường đại học trong nhiều năm liền. Cuối cùng, Noether được nhận danh hiệu "phó giáo sư không chính thức" tại Đại học Göttingen. Tuy nhiên, năm 1933, bà bị cấm dạy ở Göttingen vì là người Do Thái.
Sau đó, Noether chuyển đến Mỹ và trở thành giảng viên, nhà nghiên cứu tại Đại học Bryn Mawr và Viện nghiên cứu Cao cấp ở Princeton, New Jersey. Bà đã tạo ra nhiều cơ sở toán học cho lý thuyết tổng quát của Einstein về thuyết tương đối và có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực đại số.
Tạp chí danh tiếng Smithsonian (Mỹ) từng bình chọn 5 nhà nữ toán học nổi tiếng trong lịch sử. Những người này đã chứng minh rằng không có sự khác biệt giới tính trong các môn học vốn được quan niệm chỉ giành cho nam, điển hình là toán.
Hypatia (370 - 415), người Ai Cập
Hypatia được coi là nhà toán học nữ đầu tiên trong lịch sử. Ảnh: famous-mathematicians.com.
Hypatia sinh ra tại Alexandria, Ai Cập và được xem là nhà toán học nữ đầu tiên trên thế giới. Bà là con gái của Theon, một học giả lẫy lừng và thủ thư cuối cùng của thư viện nổi tiếng Alexandria. Hypatia được giáo dục ở cấp cao nhất và nghiên cứu về toán, thiên văn dưới sự hướng dẫn tận tình của cha.
Bà cùng cha thực hiện các bài bình luận về những công trình toán học cổ điển, dịch và kết hợp ghi diễn giải. Đồng thời, bà cũng thực hiện các bài bình luận của riêng mình và giảng dạy cho nhiều sinh viên tại nhà. Hypatia còn là triết gia và tín đồ của chủ nghĩa Tân Plato.
Tài năng là thế nhưng Hypatia lại được biết đến với cái chết vô cùng thảm thương. Bà bị giết bởi đám đông tín đồ Thiên Chúa cuồng tín, trở thành vật tế thần trong trận chiến chính trị giữa người bạn của bà là Orestes - thống đốc Alexandria - và tổng giám mục thành phố - Cyril.
Sophie Germain (1776 - 1831), người Pháp
Sophie Germain là nhà nữ toán học nổi tiếng của Pháp. Ảnh: Smithsonian.
Germain sinh tại Paris, là con gái của gia đình khá giả. Một lần, bà dạo qua thư viện của cha và tình cờ bắt gặp cuốn lịch sử toán học, trong đó nói về cuộc đời Archimedes.
Sau khi biết về cái chết của Archimedes, bà bắt đầu nghiên cứu về toán và hình học, thậm chí tự học tiếng Latin và tiếng Hy Lạp để có thể đọc các tác phẩm cổ điển.
Không thể học tại ngôi trường danh giá École Polytechnique vì là nữ, Germain dùng tên giả trình bày một số nghiên cứu của mình và gửi cho Joseph Lagrange - giảng viên tại trường.
Khi biết Germain là nữ, Lagrange vô cùng bất ngờ, trở thành cố vấn cho bà và giới thiệu bà với những nhà toán học nổi tiếng khác thời đó.
Việc nghiên cứu của Germain gặp nhiều cản trở do thiếu sự đào tạo bài bản và khó tiếp cận các nguồn dữ liệu mà những nhà toán học nam có được thời đó. Tuy nhiên, bà vẫn trở thành người phụ nữ đầu tiên giành được giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp cho công trình về thuyết đàn hồi và chứng minh Định lý lớn Fermat. Dù không thành công, nó được sử dụng như một nền tảng cho các công trình toán học ở tế kỷ XX.
Ada Lovelace (1815 - 1852), người Anh
Ada Lovelace được xem là người viết chương trình máy tính đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Corbis.
Ada Lovelace tên đầy đủ là Augusta Ada Byron (nữ bá tước Lovelace), không hề biết về cha mình - nhà thơ Lord Byron. Một tháng sau khi bà ra đời, cha mẹ ly hôn và cha bà rời khỏi Anh.
Mẹ của Lovelace bảo vệ con quá mức, muốn con lớn lên không được dễ xúc cảm như cha. Vì thế, Lovelace được khuyến khích nghiên cứu về toán và khoa học.
Khi trưởng thành, Lovelace có cơ hội gặp gỡ với nhà phát minh Charles Babbage. Ông đề nghị bà dịch cuốn hồi ký của một nhà toán học người Ý phân tích về máy Analytical Engine do chính Babbage chế tạo. Đây là một loại máy có thể thực hiện các phép tính đơn giản, được lập trình với thẻ đục lỗ và được coi là một trong những máy tính đầu tiên.
Không chỉ hoàn thành bản dịch dễ dàng, Lovelace còn viết thêm nhiều ghi chú về cỗ máy, thậm chí gồm phương pháp tính toán một chuỗi các số Bernoulli. Phương pháp này được coi là chương trình máy tính đầu tiên trên thế giới.
Sofia Kovalevskaya (1850 - 1891), người Nga
Nhà nữ toán học Nga đạt được nhiều bước tiến lớn trong Toán học. Ảnh: Corbis.
Do phụ nữ Nga không được tham dự đại học nên Sofia Vasilyevna kết hôn với một nhà cổ sinh vật học trẻ tuổi là Vladimir Kovalevsky và họ chuyển sang Đức sinh sống.
Dù không được học đại học, Kovalevskaya đã tham dự các buổi học tư và cuối cùng nhận được học vị tiến sĩ sau khi viết luận về phương trình vi phân riêng phần, tích phân Abel và vành đai Sao Thổ.
Sau cái chết của chồng, Kovalevskaya được bổ nhiệm làm giảng viên toán tại Đại học Stockholm và trở thành phụ nữ đầu tiên trong vùng ở châu Âu được phong giáo sư.
Sau đó, bà tiếp tục có những bước tiến lớn trong lĩnh vực toán học, giành được giải Prix Bordin của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp năm 1888 và giải thưởng của của Viện Hàn lâm Thụy Điển vào năm sau đó.
Emmy Noether (1882 - 1935), người Đức
Emmy Noether từng cộng tác với nhà vật lý nổi tiếng Albert Einstein. Ảnh: Smithsonian.
Năm 1935, khi Emmy Noether vừa qua đời, Albert Einstein đã viết bức thư gửi tờ New York Times ca ngợi bà là "thiên tài toán học sáng tạo lớn nhất kể từ khi giáo dục dành cho phụ nữ được nâng cao".
Noether đã vượt qua nhiều khó khăn trước khi được cộng tác với nhà vật lý nổi tiếng Einstein. Bà lớn lên ở Đức và việc học toán bị trì hoãn do các quy tắc dành cho nữ giới ở trường đại học.
Sau khi nhận bằng tiến sĩ ngành đại số trừu tượng, bà không thể vào làm việc ở các trường đại học trong nhiều năm liền. Cuối cùng, Noether được nhận danh hiệu "phó giáo sư không chính thức" tại Đại học Göttingen. Tuy nhiên, năm 1933, bà bị cấm dạy ở Göttingen vì là người Do Thái.
Sau đó, Noether chuyển đến Mỹ và trở thành giảng viên, nhà nghiên cứu tại Đại học Bryn Mawr và Viện nghiên cứu Cao cấp ở Princeton, New Jersey. Bà đã tạo ra nhiều cơ sở toán học cho lý thuyết tổng quát của Einstein về thuyết tương đối và có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực đại số.
Theo Zing
-
Du học04/02/2020Nữ sinh ở Quảng Nam du học từ Vũ Hán trở về có kết quả âm tính với virus Corona. Bệnh nhân này chỉ bị cảm cúm thông thường.
-
Du học18/01/2020Hình ảnh học sinh giỏi ở Trung Quốc được tặng thịt lợn, cá,… thay vì đồ dùng học tập và tiền mặt đang nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng.
-
Du học27/11/2019Hồ Ngọc Trang - "bông hồng lai" Việt Nam - Hà Lan luôn khiến người đối diện xao xuyến bởi vẻ đẹp trong trẻo và nụ cười đốn tim
-
Du học24/11/2019Lượng sinh viên quốc tế đến học tập tại Mỹ đang ngày càng giảm xuống. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến các trường đại học và nền kinh tế nước này.
-
Du học01/11/2019"Có ngày mệt quá, tôi ngủ gục trong nhà vệ sinh. Đừng nói tôi nghỉ đi, nghỉ thì học phí, tiền sinh hoạt lấy ở đâu ra."
-
Du học18/09/2019Không chỉ có môi trường rộng lớn cùng trang thiết bị hiện đại, sinh viên Đại học Bangkok còn được diện những bộ đồng phục đẹp mắt ứng với từng ngành nghề.
-
Du học06/09/2019"Nếu bạn xin bản thân thêm 5 phút ngủ nướng vào buổi sáng, đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị trễ tàu, chậm xe, cũng như trễ luôn buổi học và đánh rơi kha khá kiến thức"
-
Giáo dục30/08/2019Hoàng gia Anh xác nhận thông tin Công chúa Charlotte sẽ học chung cùng anh trai trong trường có chi phí hơn 576 triệu đồng/năm.