- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Câu chuyện của những cử nhân Harvard: Cọ rửa toilet, đóng giá sách và bán quần áo để theo đuổi ước mơ
Để chạm đến giấc mơ theo học tại Harvard, nhiều người đã phải trải qua đủ nghề từ nhặt rác, cọ toilet, lật bánh...
Để chạm đến giấc mơ theo học tại Harvard, nhiều người đã phải trải qua đủ nghề từ nhặt rác, cọ toilet, lật bánh... Tấm bằng cử nhân của họ vì thế cũng có giá trị và ý nghĩa hơn rất nhiều
Shannon Satonori Lytle - từ một người lật bánh tại cửa hiệu McDonald's tới cử nhân Harvard
Shannon Satonori Lytle chia sẻ câu chuyện trên trang cá nhân: "Tôi thường cảm thấy mặc cảm vì hoàn cảnh gia đình mình. Dù những trở ngại trong cuộc sống là gì, mong mọi người cũng đừng bao giờ thấy tự ti hay xấu hổ vì bản thân. Hãy cứ ngẩng cao đầu, xắn tay áo lên và làm việc chăm chỉ. Mỗi người trong chúng ta đều có giá trị riêng và xứng đáng có cơ hội trở thành người chúng ta mong muốn.
Shannon Satonori Lytle là người đầu tiên trong gia đình theo học và tốt nghiệp đại học.
Hồi còn trung học, tôi phải đi lật bánh burger tại cửa hàng McDonald's để có tiền đi thi SAT. Tôi phải chăm sóc và nuôi dưỡng 3 em nhỏ của mình cho tới khi chúng đi ngủ. Sau đó, tôi sẽ thức dậy vào 4 giờ sáng để làm bài tập về nhà. Tôi phải đi bộ về nhà qua một khu vực nguy hiểm nhất của thành phố sau khi đi làm thêm vì tôi không thể có nổi chiếc ô tô.
Tôi thường phải đặt máy tính của mình sát cạnh cửa sổ mỗi đêm để có thể dùng wifi nhờ của nhà hàng xóm và hoàn thành bài tập tại trường. Tôi từng bị người ta cười nhạo và nói: "Ở cái vùng này của Ohio, chỉ có con các bác sĩ, luật sư mới vào được các trường khối Ivy thôi". Khi học đại học, tôi đã rất sợ hãi khi máy tính hỏng vì tôi đã làm ít nhất 150 giờ mới có đủ tiền mua nó.
Câu chuyện của Shannon Satonori Lytle thu hút hơn 200.000 lượt chia sẻ
Tôi cọ rửa toilet, đóng giá sách và bán quần áo để có thể theo đuổi ước mơ của mình và đi du lịch. Suốt cuộc đời mình, tôi đã phải tận dụng mọi sự hỗ trợ, sử dụng coupon miễn phí. Tôi là con của một công nhân nhà kho và một người nhập cư; một sinh viên của thế hệ đầu tiên.
Hôm nay, tôi tốt nghiệp Harvard".
"Tôi cọ rửa toilet, đóng giá sách và bán quần áo để có thể theo đuổi ước mơ của mình và đi du lịch."
Từ cậu bé mồ côi nhặt rác đến người nhận học bổng toàn phần Harvard
Justus Uwayesu sinh ra ở miền Đông Rwanda, Uwayesu. Năm lên 3, Justus mồ côi cả cha lẫn mẹ và được đưa vào trại trẻ mồ côi. Tuy nhiên, do số trẻ mồ côi quá đông nên một thời gian sau, tổ chức này đành phải trả Justus Uwayesu về làng.
Năm Justus Uwayesu lên 8, cậu bé đã cùng anh trai tới thủ đô Rwanda để mưu sinh và hi vọng có người giúp đỡ. Thế nhưng, cả hai đều không tìm được bất cứ thứ gì ngoài những thứ nhặt ở bãi rác. Cũng từ đó, Justus Uwayesu và nhiều đứa trẻ khác đã xem nơi bẩn thỉu này làm chốn nương thân và như quê hương thứ hai.
Hàng ngày, Justus Uwayesu ngủ cùng hai đứa trẻ khác trong một chiếc xe hơi bị hỏng, cửa sổ bị vỡ, sàn nhà đầy giấy bìa. Thức ăn của những đứa trẻ này, trong đó có Justus Uwayesu cũng chỉ là những đồ ăn thừa mà người ta bỏ đi.
"Chúng tôi đều không tắm bởi không có nước. Điều duy nhất có thể làm là cố gắng kiếm một cái gì đó để giữ ấm vào ban đêm", Justus Uwayesu nhớ lại.
Justus Uwayesu mồ côi cả cha lẫn mẹ năm 3 tuổi
Năm 2001, cuộc gặp gỡ với bà Clare Effiong, một nhà hoạt động từ thiện Mỹ được xem là cơ duyên định mệnh đối với Justus Uwayesu.
"Tôi đưa cậu bé tới nơi ở, tắm sạch sẽ, thay quần áo, băng bó những vết thương trên cơ thể sau đó gửi cậu bé tới trường tiểu học", bà Clare Effiong chia sẻ.
Trong năm học đầu tiên, Justus Uwayesu đứng đầu lớp về điểm học tập. Đến năm học cấp ba, Justus Uwayesu giành điểm A và được tuyển vào ngành khoa học của trường. Không những vậy, Justus Uwayesu còn biết đến bốn ngoại ngữ là tiếng Anh, Pháp, Swahili và Lingala.
Suất học bổng toàn phần danh giá của Harvard như 1 món quà cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Justus
Hoàn thành khóa học bậc phổ thông, Justus Uwayesu đã giành được học bổng nhằm giúp đỡ những học sinh tài năng có nguyện vọng học đại học – học bổng Bridge2Rwanda. Justus Uwayesu là một trong ba sinh viên của Rwanda được vào học trường Đại học danh tiếng Harvard với học bổng toàn phần.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Du học04/02/2020Nữ sinh ở Quảng Nam du học từ Vũ Hán trở về có kết quả âm tính với virus Corona. Bệnh nhân này chỉ bị cảm cúm thông thường.
-
Du học18/01/2020Hình ảnh học sinh giỏi ở Trung Quốc được tặng thịt lợn, cá,… thay vì đồ dùng học tập và tiền mặt đang nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng.
-
Du học27/11/2019Hồ Ngọc Trang - "bông hồng lai" Việt Nam - Hà Lan luôn khiến người đối diện xao xuyến bởi vẻ đẹp trong trẻo và nụ cười đốn tim
-
Du học24/11/2019Lượng sinh viên quốc tế đến học tập tại Mỹ đang ngày càng giảm xuống. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến các trường đại học và nền kinh tế nước này.
-
Du học01/11/2019"Có ngày mệt quá, tôi ngủ gục trong nhà vệ sinh. Đừng nói tôi nghỉ đi, nghỉ thì học phí, tiền sinh hoạt lấy ở đâu ra."
-
Du học18/09/2019Không chỉ có môi trường rộng lớn cùng trang thiết bị hiện đại, sinh viên Đại học Bangkok còn được diện những bộ đồng phục đẹp mắt ứng với từng ngành nghề.
-
Du học06/09/2019"Nếu bạn xin bản thân thêm 5 phút ngủ nướng vào buổi sáng, đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị trễ tàu, chậm xe, cũng như trễ luôn buổi học và đánh rơi kha khá kiến thức"
-
Giáo dục30/08/2019Hoàng gia Anh xác nhận thông tin Công chúa Charlotte sẽ học chung cùng anh trai trong trường có chi phí hơn 576 triệu đồng/năm.