- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Clip đầy xúc động ghi lại ngày đầu tiên tự đi bộ tới trường của trẻ em Nhật
Đằng sau sự tự lập của trẻ em Nhật để có thể tự đi bộ tới trường, chắc chắn là rất nhiều những nỗi niềm của người mẹ.
>> Nổi tiếng và giàu có, quan điểm dạy con khác biệt của Jack Ma khó ai có thể tin được
Trẻ em Nhật vốn luôn được biết đến với tính tự lập rất cao, khiến cả thế giới ngạc nhiên với hình ảnh một mình đi bộ tới trường ngay từ khi chập chững vào lớp 1. Nhưng chắc chắn phía sau những bước chân tự tin của những đứa trẻ này là rất nhiều yêu thương, lo lắng, ngóng trông của người mẹ. Mới đây, một clip ghi lại cảnh mẹ và bé nghẹn ngào tiễn nhau trước cổng nhà khi để bé tự đi học đã khiến không ít người phải rơi nước mắt vì xúc động.
Clip sau khi được đăng tải trên một trang fanpage của Việt Nam đã thu hút hơn 658.000 lượt xem, hơn 24.000 lượt yêu thích và hơn 8.500 lượt chia sẻ chỉ sau một thời gian ngắn.
Người mẹ dù đang rất xúc động và đầy lo lắng nhưng cũng cố gắng giấu tất cả những nỗi niềm của mình sau nụ cười để động viên con gái trong ngày đầu tiên vào lớp 1. Dù con có mếu máo: “Con muốn đi cùng mẹ”, thì mẹ cũng phải nén thương yêu lại để ra quyết định: “Mẹ không thể đi cùng con”. Mẹ cũng nhắc lại lời hứa trước đấy của hai mẹ con, rằng lên lớp 1 là không khóc, phải tập dần khả năng tự bước đi mà không có mẹ kề bên nữa.
Con lớn rồi và phải làm quen với việc phải tự đi học một mình.
Để rồi sau khi được mẹ dỗ dành không sao đâu nhiều lần, cô bé đáng yêu cuối cùng cũng đã ngừng mếu máo, thêm tự tin để gật đầu đồng ý đi đến trường một mình. Mẹ còn cầm tay bé, nhìn vào mắt bé đong đầy quyết tâm như muốn tiếp thêm sức mạnh và niềm tin, giúp bé vượt qua nỗi sợ hãi, e dè trong lòng.
Người xem còn xúc động hơn với những hồi ức ấm áp của mẹ được tái hiện khi mẹ nhìn theo lưng con: “Con là đứa trẻ hay khóc nhưng rất mạnh mẽ. Mẹ biết rõ mà. Sự trưởng thành của con là niềm hạnh phúc. Nhưng mẹ vẫn buồn một chút đấy nhé”. Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người mẹ thấy đồng cảm trong suy nghĩ này, khi mới ngày nào con còn bé bỏng, dính lấy mẹ như “cái đuôi” mà nay đã có thể từng bước rời xa mẹ, tự lập hơn. Đã là một hành trình dài nhưng ngọt ngào, ấm áp mà mẹ và bé đã cùng nhau trải qua, lớn khôn nên nay khi bước sang trang mới, khác hơn thì mẹ không khỏi hụt hẫng một chút.
Mẹ vẫn buồn một chút vì con càng ngày càng rời xa vòng tay mẹ hơn.
Nhưng rất nhanh thôi, nụ cười rạng ngời và những niềm vui ở môi trường mới của con sẽ xua tan tất cả. Giống như vòng tay hân hoan của người mẹ đợi để đón con đi học về khép lại đầy ý nghĩa trong clip.
Đón con sau ngày dài thấp thỏm, mẹ hạnh phúc hơn bao giờ hết.
Clip ngắn một lần nữa lại càng chứng minh rõ ràng hơn về sự tự lập của trẻ em Nhật, nhưng cũng không quên gửi thêm một thông điệp rằng phía sau đấy còn là hình ảnh một người mẹ vừa mạnh mẽ lại vừa rất dịu dàng, ấm áp. Có một câu tục ngữ phổ biến ở Nhật Bản đó là "Gửi con yêu dấu vào cuộc hành trình". Tức là ngay từ đầu, bố mẹ Nhật đã xác định rằng việc để con tự lập, không quá bao bọc, hay nói cách khác "gửi con vào cuộc hành trình" không có bố mẹ kè kè ở bên chính là đang mang lại những điều tốt đẹp cho con sau này.
Ở Nhật, để "thả" được con tự đi học một mình như thế, trước đó mẹ đã cùng con trải qua rất nhiều bài học rèn tính tự lập. Có thể kể đến như việc đi bộ cùng con trên tuyến đường con đi học mỗi ngày để lường trước các tình huống có thể xảy ra với con hay mẹ cũng sẽ chủ động hướng dẫn con đi đúng lề đường của người đi bộ, cách qua đường, chờ đèn giao thông, hướng dẫn con làm quen với những hàng quán và hàng xóm trên đường để tuyến đường đi học trở nên thân thiện với con…
Ngoài ra, trẻ em ở Nhật cũng được bố mẹ dạy cách dùng công nghệ, điện thoại từ khá sớm để dùng trong những trường hợp khẩn cấp. Bố mẹ sẽ cho phép chúng dùng điện thoại có gắn GPS để có thể biết được con mình đang ở đâu khi cần. Và một điều quan trọng nữa để bố mẹ Nhật yên tâm để con tự đi bộ tới trường đó là sự phối hợp chặt chẽ của toàn xã hội từ nhà trường, ban tự quản thành phố...
-
Du học04/02/2020Nữ sinh ở Quảng Nam du học từ Vũ Hán trở về có kết quả âm tính với virus Corona. Bệnh nhân này chỉ bị cảm cúm thông thường.
-
Du học18/01/2020Hình ảnh học sinh giỏi ở Trung Quốc được tặng thịt lợn, cá,… thay vì đồ dùng học tập và tiền mặt đang nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng.
-
Du học27/11/2019Hồ Ngọc Trang - "bông hồng lai" Việt Nam - Hà Lan luôn khiến người đối diện xao xuyến bởi vẻ đẹp trong trẻo và nụ cười đốn tim
-
Du học24/11/2019Lượng sinh viên quốc tế đến học tập tại Mỹ đang ngày càng giảm xuống. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến các trường đại học và nền kinh tế nước này.
-
Du học01/11/2019"Có ngày mệt quá, tôi ngủ gục trong nhà vệ sinh. Đừng nói tôi nghỉ đi, nghỉ thì học phí, tiền sinh hoạt lấy ở đâu ra."
-
Du học18/09/2019Không chỉ có môi trường rộng lớn cùng trang thiết bị hiện đại, sinh viên Đại học Bangkok còn được diện những bộ đồng phục đẹp mắt ứng với từng ngành nghề.
-
Du học06/09/2019"Nếu bạn xin bản thân thêm 5 phút ngủ nướng vào buổi sáng, đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị trễ tàu, chậm xe, cũng như trễ luôn buổi học và đánh rơi kha khá kiến thức"
-
Giáo dục30/08/2019Hoàng gia Anh xác nhận thông tin Công chúa Charlotte sẽ học chung cùng anh trai trong trường có chi phí hơn 576 triệu đồng/năm.