- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nghịch lý nực cười ở Hàn Quốc: Cử nhân Đại học thất nghiệp trầm trọng, phải ra nước ngoài tìm việc
"Chảy máu chất xám không phải là điều chính phủ đang lo lắng ở thời điểm hiện tại. Mà thay vào đó, việc quan trọng hơn là giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói".
"Chảy máu chất xám không phải là điều chính phủ đang lo lắng ở thời điểm hiện tại. Mà thay vào đó, việc quan trọng hơn là giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc đẩy họ ra nước ngoài", Kim Chul-ju, Phó trưởng khoa tại Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết.
Cô nàng Cho Min-Kyong từng cảm thấy rất tự hào khi có bằng kỹ sư từ một trong những trường đại học hàng đầu của Hàn Quốc, kèm theo giải thưởng thiết kế ở trường cùng bảng điểm tiếng Anh gần như hoàn hảo. Thế nhưng cô phải từ bỏ hy vọng tìm được việc làm khi tất cả 10 hồ sơ xin việc, bao gồm một hồ sơ cho Hyundai Motor đã bị từ chối vào năm 2016.
Người lao động tham dự Hội chợ tìm việc làm Nhật Bản tại Seoul, Hàn Quốc vào ngày 07/11/2018. Ảnh: REUTERS/Kim Hong-Ji
Sau đó với sự giúp đỡ bất ngờ đến từ nước láng giềng Nhật Bản vào 6 tháng sau: Cô nhận được lời mời làm việc từ Nissan Motor và hai công ty Nhật Bản khác sau khi tham gia Hội chợ việc làm do chính phủ Hàn Quốc tổ chức, nhằm làm cầu nối cho người lao động lành nghề với chủ lao động ở nước ngoài.
"Không phải là tôi không đủ tốt. Nhưng có quá nhiều người tìm việc như tôi, đó là lý do tại sao mọi người đều thất bại", chàng trai 27 tuổi tâm sự, hiện làm việc tại Atsugi, cách Tokyo 1 giờ về phía Tây - Nam.
Có rất nhiều cơ hội ở nước ngoài hơn so với quê nhà
Người lao động đang xem các thông báo tuyển dụng trong Hội chợ việc làm Nhật Bản tại Seoul, Nhận Bản vào ngày 07/11/2018. Ảnh: REUTERS/Kim Hong-Ji
Đối mặt với khủng hoảng thất nghiệp chưa từng có ở quê nhà, nhiều thanh niên Hàn Quốc hiện đang đăng ký các chương trình do chính phủ tài trợ để được 1 vị trí ở nước ngoài. Khi mà số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm phù hợp ngày càng tăng ở xứ sở Kim Chi. Trong khi Hàn Quốc là đất nước nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.
Các chương trình do nhà nước điều hành như K - Move đã triển khai để kết nối giới trẻ Hàn Quốc với chủ doanh nghiệp ở 70 quốc gia, tìm được việc làm ở nước ngoài cho 5.783 sinh viên tốt nghiệp năm ngoái, nhiều hơn gấp ba lần vào năm 2013, năm đầu tiên tổ chức.
Bảng thống kê số lượng thanh niên Hàn Quốc tìm kiếm việc làm ở nước ngoài thông qua chương trình K - Move.
Sự không tương xứng trong môi trường lao động
Gần 1/3 người lao động đã đến Nhật Bản, quốc gia này đang trải qua tình trạng thiếu lao động lịch sử với tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 26 năm qua. Trong khi đó 1/4 còn lại đến Hoa Kỳ, nơi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong gần nửa thế kỷ vào tháng 4 vừa rồi.
Không giống như các chương trình tương tự ở những nơi như Singapore có nghĩa vụ phải trở lại và làm việc cho chính phủ tới 6 năm. Những người tham dự các chương trình của Hàn Quốc không bắt buộc phải quay lại, cũng không phải làm việc cho đất nước trong tương lai.
"Chảy máu chất xám không phải là điều chính phủ đang lo lắng ở thời điểm hiện tại. Mà thay vào đó, việc quan trọng hơn là giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc đẩy họ ra nước ngoài", Kim Chul-ju, Phó trưởng khoa tại Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết.
Năm 2018, Hàn Quốc tạo ra số lượng việc làm nhỏ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chỉ 97.000 công việc. Trong khi đó gần 1/5 thanh niên Hàn Quốc đã nghỉ việc vào năm 2013, cao hơn mức trung bình 16% trong số các quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.
Ngoài ra vào tháng 3, theo dữ liệu của chính phủ thì một trong 4 người Hàn Quốc trong độ tuổi 15 - 29 không tìm kiếm được việc làm.
Tỷ lệ người lao động Hàn Quốc đang làm việc ở nước ngoài.
Trong khi đó Ấn Độ và các quốc gia khác phải đối mặt với những thách thức tương tự trong việc tạo công ăn việc làm cho người dân, thì sự thống trị của các tập đoàn do gia đình điều hành được gọi là Chaebol khiến mọi người cảm thấy bị phân biệt đối xử.
Ở Hàn Quốc có 10 tập đoàn (Chaebol) hàng đầu, bao gồm các thương hiệu đẳng cấp thế giới như Samsung và Huyndai, chiếm một nửa tổng vốn hóa thị trường của Hàn Quốc.
Nhưng chỉ có 13% lực lượng lao động của đất nước được tuyển dụng bởi các công ty có hơn 250 nhân viên, thấp thứ hai sau Hy Lạp trong khối OECD, và thấp hơn 47% ở Nhật Bản.
Một người đi xin việc đang nhìn vào gian hàng giới thiệu của công ty tuyển dụng trong Hội chợ việc làm Nhật Bản 2018 tại Seoul, Hàn Quốc vào ngày 07/11/2018. Ảnh: REUTERS/Kim Hong-Ji
Tuy nhiên, trong khi ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học chuyển ra nước ngoài để làm việc, thì Hàn Quốc đang đưa thêm người nước ngoài để giải quyết một vấn đề lao động khác - sự thiếu hụt trầm trọng của công nhân cổ xanh. Công nhân cổ xanh là thuật ngữ để mô tả những người lao động chân tay.
Được biết Hàn Quốc là quốc gia có thanh niên sở hữu trình độ học vấn cao nhất trong khối OECD, với 3/4 học sinh trung học đang học đại học, so với mức trung bình 44,5%.
"Hàn Quốc đang phải trả giá cho việc bảo vệ quá mức các công việc lao động trí óc, tạo ra một nhóm người chỉ muốn số lượng việc làm nhỏ đó", Ban Ga-woon, một nhà nghiên cứu thị trường lao động tại Hàn Quốc, nhà nghiên cứu thị trường lao động tại Hàn Quốc Viện Giáo dục & Đào tạo nghề chia sẻ.
Ngay cả khi có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp có bằng cấp cao nhưng thất nghiệp cũng từ chối làm những công việc chân tay, Lim Chae-wook, người quản lý một nhà máy sản xuất máng cáp sử dụng 90 người ở Ansan, phía tây nam Seoul. "Người dân địa phương đơn giản là không muốn làm công việc này vì họ nghĩ rằng nó đang xuống cấp, vì vậy chúng tôi buộc phải thuê rất nhiều công nhân nước ngoài", Lim nói, sau đó chỉ vào gần hai chục công nhân từ Philippines, Việt Nam và Trung Quốc đang làm việc trong mặt nạ an toàn phía sau máy hàn.
Người tìm việc ngồi chờ trong Hội chợ việc làm Nhật Bản 2018 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: REUTERS/Kim Hong-Ji
Tại thành phố Gwangju phía Tây - Nam, Kim Yong-gu, giám đốc điều hành của nhà cung cấp Kia Motor, Hyundai Hitech nói rằng, công nhân nước ngoài tuy phải trả lương cao hơn nhưng anh không có lựa chọn nào vì không thể nào tuyển đủ người dân địa phương vào công ty.
"Chúng tôi trả tiền chỗ ăn, ở và các chi phí khác để không mất lao động vào tay nhà máy khác", Kim nói. Trong số 70 nhân viên, 13 người là công dân Indonesia, hiện ở trọ tại một tòa nhà bên cạnh nhà máy của anh ta.
Không phải ai ra nước ngoài tìm việc cũng có kết thúc đẹp
Cuộc sống không phải màu hồng đối với những người lao động Hàn Quốc ra nước ngoài tìm việc làm.
Một số người tìm được việc làm ở nước ngoài với sự giúp đỡ của chính phủ đã nói rằng, họ phải nghĩ làm những công việc nặng nhọc, như rửa chén bát ở Đài Loan và chế biến thịt ở vùng nông thôn Úc, hoặc bị sai thông tin về lương và điều kiện cuộc sống không như lời hứa.
Lee Sun-hyung, một vận động viên điền kinh 30 tuổi, đã sử dụng chương trình K-move để đến Sydney để làm huấn luyện viên bơi lội vào năm 2017, nhưng kiếm được ít hơn 600 đô la Úc (419 đô la Mỹ) một tháng, chỉ bằng 1/3 lương so với hồi những người của tổ chức đã nói với cô ấy khi còn ở Seoul.
"Đó không phải là điều tôi đã hy vọng. Tôi thậm chí không đủ khả năng trả tiền thuê nhà", Lee, người cuối cùng đã dọn dẹp cửa sổ tại một cửa hàng thời trang trước khi cô trở về quê nhà.
Các quan chức cho biết họ đang lập một "danh sách đen" các nhà tuyển dụng và cải thiện quy trình kiểm tra để ngăn chặn sự tái diễn của những trường hợp như vậy. Bộ lao động cũng thành lập một "Trung tâm hỗ trợ và báo cáo" để hỗ trợ các ứng viên gặp vấn đề.
Ảnh: REUTERS/Kim Hong-Ji
Nhiều người trong các chương trình đã mất liên lạc khi họ đi ra nước ngoài. Gần 90% sinh viên tốt nghiệp ra nước ngoài với sự hỗ trợ của chính phủ trong giai đoạn 2013-2016 đã rời khỏi chổ ở ban đầu của Bộ Lao động và thay đổi cả số điện thoại, một cuộc khảo sát năm 2017 cho thấy.
Tuy nhiên, thị trường việc làm đang ngày càng nghiệt ngã tại quê nhà đang thúc đẩy nhiều người Hàn Quốc tham gia chương trình này mỗi năm. Chính phủ cũng đã tăng ngân sách liên quan để hỗ trợ - từ 57,4 tỷ won (48,9 triệu USD) trong năm 2015 lên 76,8 tỷ won vào năm 2018, dữ liệu do nhà lập pháp Kim Jung-hoon công bố.
"Chính phủ không mở rộng dự án này đến mức khiến chúng tôi sẽ lo lắng về việc chảy máu chất xám", Huh Chang, người đứng đầu văn phòng tài chính phát triển tại Bộ Tài chính Hàn Quốc, đồng quản lý các chương trình đào tạo nghề của nhà nước với Bộ Lao động. Thay vào đó, trọng tâm là đáp ứng yêu cầu kinh nghiệm ngày càng cao ở nước ngoài do có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp nằm ngoài lực lượng lao động phổ thông, Huh nói thêm.
Ảnh: REUTERS/Kim Hong-Ji
"Một kịch bản đầy hy vọng cho nền kinh tế đó là một ngày nào đó tận dụng các nguồn lực mà những sinh viên tốt nghiệp này mang về quê nhà như những người trở về có kinh nghiệm", Huh nói.
Thế nhưng đối với cựu sinh viên tham gia chương trình K-move, Lee Jae-young (28 tuổi) lại cảm thấy điều đó như một viễn cảnh xa vời. Hiện tại Lee đã trở về Hàn Quốc vào tháng 2 sau khi làm đầu bếp tại khách sạn JW Marriott ở Texas và đang trong tình trạng thất nghiệp.
Theo Helino
-
Du học04/02/2020Nữ sinh ở Quảng Nam du học từ Vũ Hán trở về có kết quả âm tính với virus Corona. Bệnh nhân này chỉ bị cảm cúm thông thường.
-
Du học18/01/2020Hình ảnh học sinh giỏi ở Trung Quốc được tặng thịt lợn, cá,… thay vì đồ dùng học tập và tiền mặt đang nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng.
-
Du học27/11/2019Hồ Ngọc Trang - "bông hồng lai" Việt Nam - Hà Lan luôn khiến người đối diện xao xuyến bởi vẻ đẹp trong trẻo và nụ cười đốn tim
-
Du học24/11/2019Lượng sinh viên quốc tế đến học tập tại Mỹ đang ngày càng giảm xuống. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến các trường đại học và nền kinh tế nước này.
-
Du học01/11/2019"Có ngày mệt quá, tôi ngủ gục trong nhà vệ sinh. Đừng nói tôi nghỉ đi, nghỉ thì học phí, tiền sinh hoạt lấy ở đâu ra."
-
Du học18/09/2019Không chỉ có môi trường rộng lớn cùng trang thiết bị hiện đại, sinh viên Đại học Bangkok còn được diện những bộ đồng phục đẹp mắt ứng với từng ngành nghề.
-
Du học06/09/2019"Nếu bạn xin bản thân thêm 5 phút ngủ nướng vào buổi sáng, đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị trễ tàu, chậm xe, cũng như trễ luôn buổi học và đánh rơi kha khá kiến thức"
-
Giáo dục30/08/2019Hoàng gia Anh xác nhận thông tin Công chúa Charlotte sẽ học chung cùng anh trai trong trường có chi phí hơn 576 triệu đồng/năm.