Du học là
ước mơ với không ít người trẻ. Không chỉ là cơ hội traudồi kiến thức
mà còn là phương pháp hữu hiệu để nhìn nhận cuộc sống và hấp thu những
tiến bộ của nước bạn. Du học trở thành điểm đến, là ước mơthường được
nhắc đến với cụm từ “con nhà giàu”.
Ngoài điều kiện kinh tế để bổ túc vào hồ sơ, thì để được cầm trên tay thư mời nhập học của một trường danh tiếng, biết bao bạn trẻ đang ngày đêm ôn luyện miệt mài ở các trung tâm. Thế nhưng, dù không sở hữu những yếu tố trên, cô gái nhỏ Diệu Liên vẫn khiến không ít người phải ngỡ ngàng khi tháng 8 tới đây sẽ chính thức trở thành tân sinh viên của một trong những Đại Học danh tiếng hàng đầu Thế Giới – Harvard.
Ngôi nhà ở tạm 17m2 và học bổng toàn phần 7 tỉ đồng:
Không ít thành tích của Diệu Liên khiến nhiều người nể phục: học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, được tuyển thẳng vào Đại Học danh tiếng của TP.HCM,và giờ đây làhọc bổng toàn phần hiếm hoi của một trong những trường Đại Học hàng đầu thế giới. Nhưng điều khiến mọi người không khỏi tấm tắc nể phục cô học trò nhỏ chính là hoàn cảnh của gia đình: bố làm biển quảng cáo, mẹ là lao công.
Ghé thăm ngôi nhà đồng thời cũng là cửa hiệu đóng biển quảng cáo nép vào góc nhỏ trên đường Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Q1, chúng tôi có dịp gặp gia đình vào một buổi chiều, khi ngoài sân còn dang dở những biển quảng cáo của chú Dư, và cô Lộc đã kịp trở về sau ca làm việc tại kí túc xá Đại Học Kinh Tế.
Chú là Trần Văn Dư quê ở Thái Bình, cô là Nguyễn Thị Lộc quê gốc ở Long An. Hai mươi năm lam lũ với công việc nhưng khi đầu đã bắt đầu điểm bạc, gia tài lớn nhất của cô chú chính là: 2 cô con gái và mái nhà ở tạm trên “đất người ta”.
Không gian 17m2 tạm bợ mảng xi măng, đôi chỗ sàn lát gạch là nơi sinh sống của gia đình 4 người. “Gọi là nhà nhưng thật ra cô chú chỉ ở nhờ trên đất nhà ngoại – nơi thuộc diện giải tỏa từ nhiều năm nay. Lúc trước căn phòng còn nhỏ hơn, về sau hai con lớn cô chú mới gom góp xây thêm gác lửng, rồi lót gạch nhà trước để làm nơi sinh hoạt và kê bàn học cho hai con”- chú Dư tâm sự.
18 năm đưa đón con đi học, đi sinh hoạt, đi dạy thêm miễn phí cho các em có hoàn cảnh khó khăn... cũng một tay chú Dư cáng đáng. Nhiều hôm cha con ăn vội ổ bánh mì rồi lật đật phóng xe để kịp giờ đến lớp. Đến gần một năm nay, gia đình được một người chú cho mượn chiếc xe 84 đã cũ để Diệu Liên đi học, nhờ vậy mà chú đỡ vất vả hơn.
Hành lí tặng con du học... là chiếc chuôi cắm điện:
Bốn miệng ăn, hai con đang tuổi lớn, nhưng đồng lương hàng tháng của vợ chồng gộp lạicũng chỉ 6-7 triệu đồng. Cô Lộc chẳng dám một ngày nghỉ phép với công việc lao công, chú Lộc vẫn miệt mài với những đơn hàng biển quảng cáo, thì việc cho con du học và cả con số 7 tỉ đồng học bổng… quả là điều viễn vông.
Ôm ước mơ du học 5 năm, vạch ra cho mình nhiều kế hoạch, nhưng cô gái trẻ Diệu Liên cũng có khimủi lòng thừa nhận: rất ít trường ở nước ngoài có chính sách hỗ trợ tài chính toàn phần cho sinh viên. Cánh cửa không rộng mở nhưng em chẳng nản lòng. Kệ sách đầy ắp giáo trình, từ điển chính là quá trình chạm tay đến ước mơ của cô học trò nhỏ.
Cô Lộc trải lòng: "Điều kiện kinh tế không mấy khá giả cũng nhờvào học bổng, tài trợ nên chi phí học tập cô chú cũng nhẹ nỗi lo".
“Con bé chủ yếu là tự học, vì những khóa ôn luyện tại trung tâm có giá từ 8 triệu đến ngoài 10 triệu, gia đình tôi làm sao cáng đáng nổi. Vậy là em mua sách về tự học, học hết quyển này đến quyển khác, mà sách chủ yếu được hai bố con “săn” về từ những hội chợ sách giảm giá”- chú Dư chia sẻ.
Có một điều đặc biệt được gia đình chia sẻ: hôm 1/4 vừa rồi, 10g chuẩn bị lên máy bay đi tham quan một trường đại học ở nước ngoài (được trường tài trợ) thì 8h Diệu Liên nhận được mail thông báo trở thành tân sinh viên của Harvard. Học bổng danh giá hiếm hoi được nhận vào ngày cá tháng 4 (ngày Quốc Tế nói dối) khiến cô nữ sinh có đôi chút bănkhoăn. Đến khi nhận được thư xác nhận đi kèm với lá thư tay của giảng viên Harvard, cả gia đình mới vỡ òa trong hạnh phúc.
Chỉ còn hơn một tháng nữa, cô gái 19 tuổi sẽ đến với đất nước cờ hoa cùng suất họcbổng giá trị. Hành trang mang theo của cô gái nhỏ có chiếc đồng hồ để bàn và cái vỏ điện thoại được bố tỉ mẩn tự làm từ những cái khung nhựa dư của mấy cái biển quảng cáo. Bức ảnh gia đình cũng được lồng vào một cách trang trọng để cô bé vơi đi nỗi nhớ nhà. Bố mẹ Diệu Liên trải lòng với những nỗi băn khoăn: “gia đình tôi chẳng chuẩn bị gì nhiều, chỉ cố gắng xoay một khoản tiền để sắm sửa vật dụng cần thiết, quần áo thì sang đến đó cháu mới mua vì sợ ở đây tìm mua lại không phù hợp. Tôi chỉ có thể lo cho cháu thiết bị chuyển nguồn điện, vì bên đó sử dụng điện 110V chứ đâu phải 220V. Còn những thứ to tát hơn... tôi cũng không dám nghĩ tới”.