Phó giám đốc Sở Văn hóa -Thể thao - Du lịch Trương Minh Tiến chia sẻ, Đại lễ 1.000 năm Thăng Long làsự kiện trọng đại, bất cứ ai cũng muốn tham gia. Tuy nhiên, nếu muốn cảmnhận “chất Hà Nội” đích thực, du khách nên lùi thời gian khởi hành sau ngày10/10.

Theo ông Tiến, với một sựkiện ngàn năm có một, được đón khách càng đông sẽ càng vui. Nhưng nếu đôngquá vui quá sẽ vượt quá năng lực đón, rất dễ xảy ra những điều không vừa ýdu khách, thậm chí không tham dự được các sự kiện hoành tráng, hoặc gặp tắcđường, khó khăn về đi lại…

Giữ giá vì khách khôngđông

Theo ghi nhận của Đất Việt,khi thời điểm diễn ra Đại lễ đã cận kề, trái với dự đoán, giá cước vậnchuyển, nhà hàng, khách sạn chuyên phục vụ khách du lịch vẫn ổn định (ngoạitrừ một số khách sạn cao cấp đã tăng giá “ăn theo” Đại lễ đối với nhữngkhách đặt phòng muộn). Cũng như nhiều đồng nghiệp đón khách du lịch nướcngoài, Phó giám đốc Công ty thương mại - du lịch Trọng điểm, Đặng Bảo Hiếutỏ ra phấn khởi vì đã đặt khách sạn 3 - 5 sao tại Hà Nội trong 10 ngày Đạilễ từ 4 tháng trước nên giá không hề tăng và được đáp ứng đủ lượng phòng cầnthiết.

Du lịch Hà Nội đang ‘nóng’ lên

Hàng nghìn lượt khách quốc tế và nội địa sẽ đến Hà Nội dịp Đại lễ 1.000 năm.

Mặc dù nằm trong khu vựckhông bị cấm hoặc hạn chế xe chở khách, phụ trách kinh doanh nhà hàng Hạ Hồi(ngõ Hạ Hồi, quận Hoàn Kiếm) Nguyễn Vũ Vĩ cho biết, chẳng có lý do gì đểtăng giá “ăn theo” Đại lễ vì phải tôn trọng ký hợp đồng cả năm với lữ hành.Đối với thực khách đi lẻ, nhà hàng cũng vẫn tính theo mức chung của thịtrường hằng ngày, bởi còn cạnh tranh với nhiều đối thủ khác.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, quản lýhệ thống năm khách sạn 2 - 3 sao, đa số mang thương hiệu Ánh Dương, tại khuphố cổ, khẳng định, tình hình phòng nghỉ trong dịp Đại lễ không hề căngthẳng như dự đoán. Vả lại, đây chưa phải mùa cao điểm của khách quốc tế cònmùa du lịch nội địa đã kết thúc từ cuối tháng 8. Tương tự, ông Nguyễn QuangVinh, Giám đốc Công ty TNHH Mai Anh (có gần 100 đầu xe chở khách du lịch)cũng cam đoan giữ nguyên giá cước vận chuyển.

Khách sạn cao cấp “tranhthủ”

Tuy nhiên, “sức nóng” của Đạilễ đang thể hiện khá rõ tại các khách sạn cao cấp đã dành đa số phòng phụcvụ nguồn khách mời của các cơ quan Nhà nước và du khách nước ngoài đặt sớm.Đại diện Công ty TNHH Nắng mới Việt Nam phàn nàn, không thể đặt phòng loạirẻ nhất cho khách du lịch nước ngoài đăng ký chậm, bởi khách sạn 4 - 5 saonào cũng “ép” bằng cách thông báo chỉ còn loại phòng cao cấp hơn, tất nhiêncũng đắt hơn. 

Bà Nguyễn Thị Huyền, Phó giámđốc Công ty Du lịch và thể thao Việt Nam, nói: “Khách nội địa thường đăng kýkhá muộn nên rất khó đặt phòng theo giá hợp đồng đã ký với khách sạn. Nhiềunơi tăng giá lên tới 30% hoặc còn phòng nhưng từ chối nhận khách của lữhành, “găm” lại bán cho khách lẻ với giá cao hơn”. Chính vì vậy, công ty nàychỉ “dám” nhận 265 khách từ miền Nam, miền Trung ra Thủ đô (đại đa số là cánbộ địa phương, khách mời quan trọng của doanh nghiệp lớn ngoài Hà Nội) vàđành từ chối các đoàn khách lớn.

Giám đốc điều hành Công ty dulịch Lotussia Nguyễn Mạnh Khương  nhận xét, khách du lịch nội địa thuần túykhó tới Hà Nội trong dịp Đại lễ. Phần vì không được nghỉ, phần vì lo ngạitắc đường, quá tải... chắc chắn xảy ra. Mặt khác, chưa kể đến giá cả cáchàng quán nhỏ không biết biến động ra sao hoặc như nhiều nhà hàng, kháchsạn, điểm giải trí phải tiếp cận bằng cách đi bộ vì nhiều tuyến đường cấm xelưu thông…

Tạm lánh khỏi Hà Nội

Thời gian này, nhiều người dân cả nước rất háo hức muốn về Thủ đô ngàn năm văn hiến chứng kiến hàng loạt sự kiện trọng đại trong 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Tuy nhiên, bà Đặng Linh Chi, Phó giám đốc Công ty TNHH Du lịch Sắc Việt, đã sinh sống hàng chục năm ở Thủ đô, lại cho biết: “Gia đình chúng tôi và nhiều bạn bè xác định sẽ đi du lịch hoặc về quê trong dịp Đại lễ để tránh tình trạng ùn tắc giao thông, quá tải, xô bồ tại Hà Nội”.

 

Theo Hoàng Hưng
Đất Việt