- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Duy trì cuộc hôn nhân 'rệu rã': Cha mẹ đừng nhân danh 'sống vì con'
Có bao giờ những bậc làm cha làm mẹ bình tĩnh suy xét: duy trì cuộc hôn nhân rệu rã là “vì con” hay đang hại con
1. “Con không cần cha mẹ sống chung với nhau chỉ vì con!”, cậu thanh niên 19 tuổi, Hoàng Trung đã hét lên như vậy trong một - ngày - như - mọi - ngày. Giông bão đang gầm gừ trong mái nhà nhỏ chỉ có ba người chung sống, lúc nào cũng loảng xoảng tiếng khua chén, đụng niêu, gào la ầm ĩ. Bà Linh Lan, mẹ Trung, đang la khóc, bỗng khựng lại mấy giây. Rồi bà chỉ còn thút thít và chẳng mấy chốc thì im lặng hẳn. Trung dắt xe lao ra khỏi nhà, mắt vằn đỏ, gương mặt đau khổ như bị đông cứng lại.
Chạy xe vô định, ngoằn ngoèo hết con đường này đến con đường khác, rốt cuộc Trung cũng chỉ biết tìm đến quán cà phê quen thuộc. Đốt thuốc lá liên tục, cậu suýt xiêu lòng khi có vài thanh niên bặm trợn rủ chơi cần - hút cỏ. Muốn quên đời, quên mình, nhưng trong tích tắc, cậu chợt nhớ ánh mắt thất thần của mẹ ngày chị Hai của Trung qua đời. Chị đã ra đi cũng vào một ngày cha mẹ cãi nhau, đánh nhau. Nước mắt giàn giụa chạy nhanh khỏi nhà, chiếc xe tải không thắng kịp…
Trung cũng không tài nào nhớ nổi cuộc sống chung bất hòa của cha mẹ đã xảy ra từ bao giờ. Trung chỉ nhớ những tháng năm tuổi thơ cứ bị tỉnh giấc bởi tiếng đập vỡ đồ đạc, tiếng đấm đá thình thịch, tiếng rên khóc thê lương. Cậu bé sợ hãi khóc ngằn ngặt bíu chặt tay chị. Hai chị em trùm mền kín đầu, nằm ôm nhau, nước mắt đầm đìa. Rồi hai đứa trẻ ấy cứ lặng lẽ lớn lên, như cây như cỏ, hoang dại, không ai tưới tắm. Bởi người lớn vẫn mải quay cuồng trong những trận cãi nhau, đánh nhau kéo dài bất tận.
Và mỗi khi nhìn mẹ với vết máu còn vương trên môi, đôi mắt bầm tím, thổn thức gào lên “tôi không bao giờ ly hôn với ông đâu, tôi phải sống vì con…”, là đôi chân bé xíu của Trung lại run lẩy bẩy. Tuy chưa hiểu hết ý nghĩa câu nói của mẹ nhưng Trung cũng lờ mờ nhận ra, mẹ bị như thế này có lẽ vì hai chị em mình. Nhìn chị Hai co ro ôm mặt, đôi vai nhỏ run bần bật, Trung lại càng ý thức rằng, hai chị em cậu cần phải gánh một trách nhiệm to lớn nào đấy. Cứ thế mà tuổi thơ trôi qua với một sức nặng vô hình đè lên đôi vai.
Ngày chị Hai mất, Trung lẳng lặng đặt hết mọi bổn phận, trách nhiệm hữu hình lẫn vô hình lên bản thân, sống trầm mặc, bi quan, yếm thế. Và cậu đã bật cười đau đớn khi một ngày nọ, nghe người bạn gái thân thiết mà mình cũng rất quý mến, thổ lộ: "Em yêu anh...". “Hả , tình yêu. Ừ ... nhưng nó là cái quái gì ...”. Trung lắp bắp rồi quay mặt bỏ đi thật nhanh. Như một kẻ trốn chạy.
Chuyện của gia đình Hoàng Trung là một trong vô số rất nhiều câu chuyện tại diễn đàn Sống vì con trên mạng của một số bạn trẻ - những nạn nhân đáng thương trong những gia đình suốt ngày bất hòa, rệu rã nhưng người lớn vẫn cố níu lấy đời nhau chỉ vì một “tuyên ngôn” tàn nhẫn: sống vì con!
2. Mãi đến khi đã lập gia đình, làm mẹ, rồi đổ vỡ, ly hôn, Minh Trang - cô em họ của tôi - mới đau đớn ý thức rõ việc cô năn nỉ xin mẹ đừng chia tay với cha là một sai lầm không bao giờ sửa chữa được. Dẫu chuyện đã xảy ra mấy mươi năm rồi, nhưng nhìn mẹ ngày càng héo hắt, sống như cái xác không hồn, Minh Trang cứ ước giá thời gian quay trở lại…
Ngày đó, Trang mới tròn mười ba tuổi. Không hòa hợp tính tình với cha, mẹ cô quyết định ly hôn. Trong thời gian ly thân, năm ngày trong tuần, Trang sống với mẹ, cuối tuần đến ở cùng cha. Thấy cha vò võ một mình, Trang xót xa. Nên khi ông nhờ con gái năn nỉ mẹ suy nghĩ lại, Trang đã đồng ý ngay. Biết bao lời thuyết phục, những giọt nước mắt của con trẻ đã khiến mẹ Trang lầm lũi xé tờ đơn ly hôn, quay lại cuộc sống mà bà biết chắc là khó lòng tìm thấy hạnh phúc. “Thôi thì vì con. Đời mình coi như đã hết, nhưng con còn nhỏ quá”…
Nhưng mọi chuyện trong gia đình Trang chẳng có gì thay đổi, trừ suy nghĩ của bà. Những mâu thuẫn vẫn chất chồng, cuốn phăng tất cả cuộc đời của ba người. Cuộc hôn nhân không lối thoát, đứa trẻ bé bỏng là Minh Trang đã lớn lên trong một môi trường đầy tổn thương đến mức bị trầm cảm. Năm 20 tuổi, Trang nhắm mắt đồng ý lên xe hoa cùng một người đàn ông chỉ với mục đích muốn mau chóng thoát ly khỏi gia đình. Để lại người mẹ đáng thương trong ngôi nhà lạnh lẽo ấy, Trang nào hay cô cũng đang bước vào một ngôi nhà mà hôn nhân vắng bóng tình yêu. Cũng may, cô đã không đi vào vết xe đổ của mẹ là cố duy trì mái ấm chỉ bằng một lý do “sống vì con”.
3. Một nhà báo đã viết về chuyện cô vừa chứng kiến: “Ai đời làm con mà em chỉ mong ba mẹ ly hôn. Em từng van xin hai người buông tha nhau đi, buông tha cho tụi con mà hai người đó vẫn dính vào nhau, vẫn chì chiết nhau mỗi ngày. Em phải cố thoát ra nhưng mỗi lần nghĩ tới là ám ảnh”. Câu chuyện mà cô nhìn thấy cũng là một trong rất nhiều hoàn cảnh mà mỗi chúng ta từng biết. Những đứa con đáng thương vì bị nỗi đau này chồng nỗi đau kia. Mất thăng bằng trong cuộc sống, bỏ học, tụ tập cùng bạn xấu, trầm cảm, thậm chí tự tử.
Có bao giờ những bậc làm cha làm mẹ bình tĩnh suy xét: duy trì cuộc hôn nhân rệu rã là “vì con” hay đang hại con, thậm chí đang giết lần giết mòn tinh thần của chúng. Bầu không khí yêu thương, đầm ấm trong một ngôi nhà hoàn toàn không tồn tại, thử hỏi trẻ con sống ra sao, lớn lên thế nào dưới sự hận thù, chì chiết, xúc phạm lẫn nhau giữa hai người mà chúng yêu thương nhất?
Hôn nhân chỉ có thể tồn tại đúng nghĩa nếu duy trì được tình yêu. Còn
lại, mọi lý do khác chỉ là nhân danh và ngụy biện. Và, không có sai lầm
nào là không thể sửa chữa. Người lớn chúng ta hãy bắt đầu từ những đứa
trẻ. Dù thiếu cha hoặc mẹ, nhưng được sống trong môi trường yêu thương,
vui vẻ, trẻ con vẫn sẽ lớn nên người. Chắc chắn như vậy.
Theo Phununews
-
Tâm sự6 giờ trướcNgười chồng mà tôi hết mực yêu thương, chiều chuộng lại có ngày khiến cho tôi khổ sở như thế này.
-
Mẹo vặt8 giờ trướcViệc quay đầu xe ra ngoài khi đỗ xe giúp tài xế dễ dàng lái xe khi ra khỏi bãi đỗ, nhất là tình huống gấp và quan sát các phương tiện khác an toàn hơn.
-
Tâm sự12 giờ trướcEm vô cùng áy náy, mỗi lần gặp cháu lại thấy ngại ngùng. Em không biết nên chọn quà gì tặng cháu cho tương xứng...
-
Nhà đẹp13 giờ trướcVới nhiều ý nghĩa về phong thủy, thẩm mỹ và sức khỏe, trồng cây vạn tuế trước nhà là một lựa chọn đáng cân nhắc đối với nhiều gia đình.
-
Làm mẹ13 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Yêu13 giờ trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Mẹo vặt13 giờ trướcCác mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được hướng dẫn bên dưới sẽ giúp bạn kéo dài đáng kể thời gian sử dụng các loại gia vị này với chất lượng cao nhất.
-
Vào bếp13 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Chứng kiến cảnh con gái bị bố chồng chèn ép, bố đẻ tôi đã làm một việc khiến cả nhà thông gia bẽ mặtTâm sự16 giờ trướcThấy con gái bị bố chồng chèn ép, bố đẻ tôi làm ngay một việc khiến nhà thông gia bẽ mặt phải rối rít xin lỗi.
-
Mẹo vặt16 giờ trướcKhông phải mua rau xà lách ngoài chợ với những nỗi lo về an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể trồng xà lách trong chậu hoặc thùng xốp với ba bước đơn giản.
-
Làm mẹ16 giờ trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Nhà đẹp18 giờ trướcTừ xa xưa, gương đã gắn liền tới nhiều yếu tố tâm linh, phong thủy. Gương có khả năng phản chiếu. Nếu chọn cách để gương trong nhà đúng sẽ giúp tài vận nhân đôi, còn ngược lại sẽ hình thành những ám khí không tốt.
-
Yêu19 giờ trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.