Giá sữa hiện tại đã bị đẩylên cao quá mức một cách phi lý, gấp 2-2,5 lần giá trị thực. Trong khi đócác bà mẹ thì vẫn tin rằng sữa càng đắt tiền càng tốt và uống sữa ngoại giúptrẻ thông minh, cao lớn hơn.


Theo thống kê trong 9tháng đầu năm 2011, tháng nào cũng có nhãn sữa tăng giá, trong đó có 5lần tăng giá liên tiếp và 3 lần tăng giá sâu.

Giá sữa tăngcao phi lý

 

Theo ghi nhận của PV, giá sữa tháng 9 vừa qua đãtăng từ 4-15% so với trước. Theo đó các loại sữa bột Dutchlady, Friso, FrisoGold, Friso Gold Mum đồng loạt tăng từ 54.000-81.000 đồng/hộp. Chẳng hạnFrisolac 1 lon 900gr tăng 7500 đồng, từ 261.000 đồng lên 268.500 đồng. HãngXO của Hàn Quốc cũng tăng từ 15.000-30.000 đồng tùy hộp.

 

Điều đáng nói là nguyên nhân của các đợt tănggiá không rõ ràng. Trong khi giá sữa bột thế giới đã xuống mức giảm thấpnhất trong hơn một năm qua, thì tại ViệtNam,thị trường sữa nhập khẩu không giảm mà còn tăng. Đó là một sự phi lý.

 

Tuy nhiên, theo kiểm tra của Bộ Tài chính thìgiá sữa tại Việt Namluôn cao ngất là do các doanh nghiệp và đại lý sữa đã chi quá nhiều choquảng cáo, tiếp thị...

 

Khảo sát hồi tháng 6/2011, các yếu tố điện, xăngdầu chỉ tác động phần nhỏ đến giá sữa, trong khi nhiều khoản vượt chi nhưchi phí tiền lương, chi phí quảng cáo, tiếp thị... của các công ty sữa luônvượt khung quy định.
 

Giá sữa bị thổi phồng phi lý: Người tiêu dùng gánh hạn
Giá sữa ở Việt Nam cao hơn giá sữa cùng loại ở một số nước trong khu vực từ 60% đến hơn 200%.

 

Trong một đợt thanh kiểm tra liên ngành về giásữa tại TP.HCM cũng cho kết quả một số loại sữa có giá bán cho người tiêudùng đắt gấp 2,5-3 lần giá vốn. Như vậy một hộp sữa 900gr nhập khẩu giá từ100.000 đồng thì khi bán ra thị trường được đề ở mức 250.000-300.000 đồng.Chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu và bán hàng của các hãng sữa ngoạiđang chiếm phần lớn và được cộng vào chính giá bán của mỗi hộp sữa.

 

Thông thường, các hãng sữa nước ngoài chi phícho quảng cáo, bán hàng tới trên 30% chi phí kinh doanh; thậm chí có DN consố này lên tới 60-70%. Kết quả thanh tra cuối năm 2009 của Bộ Tài chính chothấy, giá sữa thường được đẩy lên gấp 2-3 lần giá vốn. Nhiều sản phẩm sữangoại, nhất là những loại sữa dùng riêng cho trẻ nhỏ, người bệnh còn đượcđẩy giá cao tới gần 4 lần giá vốn.

 

Đại diện Công ty Vinamilk cho biết: Giá sữangoại hiện đang cao gấp 3 lần sữa nội. Cùng sản phẩm sữa ngoại, giá bán ở VNso với một số nước cao hơn từ 20-30%.

 

Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cũng đãcó điều tra chứng minh giá sữa ở Việt Nam cao hơn giá sữa cùng loại ở một sốnước trong khu vực từ 60% đến hơn 200%. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, giásữa tăng là ở khâu phân phối, từ lúc kê khai giá sữa nhập khẩu về Việt Nam,nhiều doanh nghiệp nhập khẩu sữa thường chọn cách “bắt tay” với nhà sản xuấtkê giá sữa từ nhà sản xuất lên cao hơn mức bình thường, chấp nhận chịu thuếnhập khẩu vào Việt Nam cao hơn rồi cộng thêm các chi phí khác và thổi giácao ngất ngưởng.

 

Tâm lý giá cao thì hàng tốt của không ít kháchhàng Việt Namcũng là một trong những tác nhân khiến nhiều hãng sữa nước ngoài thu tiền tỉnhờ bán sữa với giá “cắt cổ”. Hiện cả nước có khoảng trên 200 doanh nghiệpnhập khẩu sữa nhưng thực tế chỉ có khoảng 4 đến 5 nhãn hiệu thâu tóm từ 80đến 90% tổng sản lượng bán ra trên thị trường. Chỉ cần sự bắt tay liên minhcủa các thương hiệu này là thị trường sữa sẽ bị lũng đoạn mà không cơ quanquản lý nào có thể kiểm soát được.

 

TS Vũ Đình Ánh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứukhoa học Thị trường giá - bày tỏ: “Giá sữa đang tăng rất vô lý, có lúc doanhnghiệp nói giá sữa tăng do giá đường tăng. Phải chăng thành phần chủ yếu đểsản xuất sữa là đường?”.

 

Ngoài các chương trình quảng cáo, truyền thông“hoành tráng” và thường xuyên, các nhãn sữa ngoại còn tận dụng mọi cơ hội đểlọt vào tầm mắt của người mua mà việc chi hoa hồng cho phần trưng bày tạicác đại lý sữa là một ví dụ.

 

Theo đó, nhiều nhãn sữa ngoại thường cử nhânviên đến từng đại lý, cửa hàng chọn các góc trưng bày đẹp nhất để hợp đồngvới người bán.

 

Tìm hiểu tại nhiều đại lý cho thấy, giá trưngbày 1 hộp sữa ở vị trí đẹp dao động từ 10.000 - 12.000 đồng/hộp. Với một kệhàng khoảng 100-200 hộp, mỗi nhãn sữa ngoại chi tiền trưng bày cho đại lýkhoảng từ 1 triệu - 2 triệu đồng/tháng, chưa kể các chi phí khác như chiếtkhấu % hay các chương trình khuyến mãi.

 

Đó là lý do khiến bất kỳ đại lý sữa lớn nào, cáchãng sữa ngoại luôn được trưng bày ở vị trí đẹp nhất, vào giờ cao điểm còncó 2-3 nhân viên trẻ mặc đồng phục phụ bán với chủ cửa hàng.

 

Theo một chủ đại lý sữa, vì có thêm nhân viêncủa hãng sữa nên gần như không phải thuê thêm người bán. Trong khi đó cáchãng sữa nội vì nhiều lý do nên chưa chăm sóc hệ thống phân phối của mình kỹcàng bằng sữa ngoại nên luôn được xếp góc trong cùng.

 

Quảng cáo sữa -Thổi phồng quá mức

 

“Cao lớn, khỏe mạnh”, “Trí thông minh vượttrội”, “Hệ miễn dịch hoàn hảo”, đó là những lời quảng cáo sữa khiến chonhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng sữa là loại thực phẩm màu nhiệm mà nếu thiếucon họ sẽ còi cọc, kém phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Đồng thờisữa hộp tốt hơn sữa mẹ. Đây cũng là một lý do khiến cho tỷ lệ trẻ em được búsữa mẹ ngày càng giảm.

 

Theo một thống kê, tại TP, trẻ em được bú sữa mẹhoàn toàn trong 6 tháng đầu đời chỉ chiếm 25-30%. Nhiều bà mẹ tin rằng DHAvà ARA giúp trẻ có trí thông minh vượt trội. Lợi dụng đặc tính này, đa sốnhà sản xuất đã bổ sung DHA và ARA vào thành phần của sữa và đến lượt mình,các quảng cáo đã khuyếch đại giá trị của những chất này để đánh vào tâm lýtiêu dùng - bà mẹ nào chẳng muốn con mình thông minh. Nào là sữa X sẽ “giúpbé có một trí não phát triển toàn diện”, nào là sữa Y “tăng gấp 4 lần DHA”giúp bé phát triển trí não một cách tối ưu và học tập hiệu quả... Các quảngcáo sữa đã khiến các bà mẹ lầm tưởng rằng DHA và ARA chỉ có trong sữa, rằngcứ uống sữa và chỉ có uống sữa, con mình mới thành thần đồng.

Theo phân tích của ông Đoàn Ngọc Lân, Phó Giám đốc Công ty CP Dược phẩm Việt Nam VNA PHARM, dù có những tác động khách quan về giá vàng, giá USD và biến động tỷ giá, các nhà phân phối sữa ngoại chỉ điều chỉnh tăng giá từ 3-5% đã có lãi. Ví dụ có thời điểm, biến động tỷ giá ở mức 9% nhưng nhiều nhà phân phối sữa ngoại tăng giá sữa từ 15-20% là quá bất hợp lý.

 

“Trẻ em uống sữa ngoại toàn bỏ sữa mẹ, công thức sản xuất được quảng bá là theo sữa mẹ nhưng hàm lượng đường quá cao dễ gây nghiện và dễ gây béo phì. Chỉ cần tăng hàm lượng ẩm lên 5%, 100 tấn sữa đã ăn thêm 5 tấn. Nhưng chiêu thức này đã đánh lừa người tiêu dùng và mang lại một nguồn lợi không nhỏ đối với các nhà phân phối” - ông Lân cho biết.

 

Tuy nhiên theo BS Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡngQuốc gia: DHA và ARA có trong rất nhiều loại thực phẩm như: Cá, dầu thựcvật, hải sản, trứng. Nếu các bà mẹ ăn nhiều thực phẩm này trong thời gianmang thai cũng như trong giai đoạn cho con bú thì con họ vẫn nhận được đầyđủ DHA và ARA. Thời điểm tiếp nhận 2 chất này tốt nhất đối với trẻ là giaiđoạn trong bào thai và con đường hấp thu hiệu quả nhất là qua sữa mẹ. Khitrẻ ngoài 2 tuổi, nếu trẻ không uống sữa công thức nữa nhưng chế độ dinhdưỡng của trẻ giàu các loại thực phẩm kể trên thì trí não của trẻ vẫn pháttriển bình thường.

 

Tại một cuộc điều tra của Hội Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng về tất cả nhãn quảng cáo của các hãng sữa (nội và ngoại)đang có mặt trên thị trường đã cho thấy hầu hết nhãn quảng cáo sữa đều viphạm pháp luật, trong đó chủ  yếu là sữa ngoại.

 

Cụ thể như quy định không cho phép in ảnh em bé0-12 tháng tuổi trên hộp sữa. Thế nhưng rất nhiều mẫu hộp vẫn in. Thậm chícó hãng còn in ảnh em bé đằng sau cuốn sổ khám, chữa bệnh. Cuộc điều tracũng cho thấy chất lượng sữa nội và ngoại là như nhau, thậm chí có sữa nộicòn có nhiều thành phần dinh dưỡng cao hơn sữa ngoại.

 

Kiểm soát nhưthế nào?

 

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị HàNội cho biết tại Việt Nam hiện nay, rất nhiều nhà nhập khẩu sữa là tư nhân,chiếm 20-30% thị phần. Do đó, việc kiểm soát hành chính như đăng ký giá, kêkhai giá với hàng trăm, hàng ngàn sản phẩm sữa là rất khó khăn.

 

Mặt khác, các cơ quan chức năng vẫn chưa nắmđược giá gốc của các sản phẩm sữa nhập khẩu: “Để quản lý giá cả, nếu chỉdùng biện pháp hành chính là thất bại, nếu có, chỉ nên dùng tối đa 10% thôi,còn chủ yếu là dùng biện pháp kinh tế” - ông Phú cho biết.

 

Giải pháp được đưa ra dựa trên nguyên tắc “lấyhàng hóa áp đảo hàng hóa, lấy giá cả áp đảo giá cả”. Hiệp hội kiến nghị phảiyêu cầu các tổng công ty thương mại Nhà nước nhập khẩu sữa.

 

“Với mạng lưới hàng nghìn đại lý sẽ đảm bảo giásữa không bị các nhà nhập khẩu tư nhân làm mưa làm gió trên thị trường. Vớigiá bán thấp hơn của các nhà nhập khẩu tư nhân 5-10% thì chắc chắn giá sữalập tức sẽ xuống ngay”, ông Phú nói.

 

Như vậy là bất chấp mọi nỗ lực và tuyên bố kiểmsoát giá sữa của các cơ quan chức năng, giá sữa trên thị trường vẫn leothang không ngừng, nhất là các loại sữa nhập khẩu. Căn bệnh tăng giá sữadường như đang qua mặt các loại thuốc và người tiêu dùng thì vẫn mòn mỏitrông chờ những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt từ các cơ quan quản lý.

Theo Huyền Chi
ANTĐ