Hầu hết doanh nghiệp tham giachương trình bình ổn giá của UBND TP.HCM đều khẳng định sẽ giữ nguyên giá mặthàng thiết yếu khi chương trình này kết thúc vào hôm qua.

Dĩ nhiên, cũng có không ít doanhnghiệp phàn nàn họ đang chịu áp lực đòi tăng giá từ chính những nhà cung cấphoặc đứng trước nguy cơ căng thẳng về giá khi vốn vay khó khăn và lãi suất cao.

Thực phẩm giảm rồi... đứng giá

Khảo sát giá thực phẩm tai cácchợ của TP.HCM ngày 15/3 cho thấy nhiều mặt hàng đã giảm giá bằng với thời điểmtrước Tết. Theo Ban quan lý chợ đầu mối nông sản Tam Bình (Thủ Đức), lượng hàngvề chợ đã ổn định trở lại nên tình trạng tiểu thương lấy lý do thiếu hụt hàng đểđẩy giá lên hầu như không còn. Ngoài đường và dầu ăn tăng giá, hầu hết các loạirau, củ quả đều giảm 5 - 10% so với ba tuần trước đây.

Tại chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh) các loại rau củ như dưa leo từ 22.000 đồng một kgcòn 9.000 đồng (giảm tới 13.000 đồng), cà chua giảm 6.000 đồng một kg, bầu bígiảm 5.000 - 7.000 đồng một kg. Các loại rau cải cũng giảm trung bình từ 1.000đến 4.000 đồng một kg.

Bà Bùi Hạnh Thu, Phó tổng Giámđốc của Saigon Co.op, khẳng định, toàn bộ các mặt hàng thiết yếu tại hệ thốngsiêu thị Co.op Mart tại TP.HCM và các tỉnh thành sẽ vẫn được giữ nguyên trongthời gian tới. Bà Thu cho biết, lượng hàng dự trữ một số nhóm hàng như gạo, mắm,đường, dầu ăn… đủ để duy trì bình ổn trong 1 - 3 tháng tới.

Thậm chí, Co.op Martcòn tung ra hàng loạt chương trình khuyến mại đối với những nhóm hàng được xemtiềm ẩn nguy cơ lạm phát nhiều nhất hiện nay như dầu ăn, các loại rau, củ quả,trái cây và nhóm hàng công nghệ (điện tử, điện lạnh)…

Giá vẫn

Giá nhiều mặt hàng thiết yếu được cam kết sẽ giữ ổn định 1 - 3 tháng tới (Ảnh: T.N.Linh)

Ởnhóm hàng gạo, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ tịchhội đồng thành  viên Công ty TNHH lương thực TP.HCM (Foocosa) cho biết, công ty này và một sốdoanh nghiệp lương thực khác vừa cam kết vớiUBND thành phố sẽ giữ giá bán theo hình thức kéodài chương trình bình ổn, dù không còn đượchưởng ưu đãi về vốn hỗ trợ. Ở nhóm hàng gạo,theo ông Phúc thời gian tới sẽ ổn định về giá vàrất khó xảy ra tình trạng sốt gạo.

Không sợ giá, chỉ sợ... thiếuvốn

Mặc dù khẳng định sẽ giữ nguyênmức giá trước và sau chương trình bình ổn, nhưng theo một số doanh nghiệp ngànhphân phối, họ đang phải chịu nhiều áp lực khi hàng loạt nhà sản xuất kiến nghịtăng giá các nhóm hàng thiết yếu do yếu tố đầu vào tăng cao. Hai mặt hàng thiếtyếu đòi tăng giá mạnh nhất hiện nay, theo bà Bùi Hạnh Thu là dầu ăn và đường.

Dùđều đã có những đợt điều chỉnh giá từ trước tết, với tăng mức tăng trung bình 5- 10%, nhưng nhà sản xuất vẫn tiếp tục đòi tăng. Dẫu vậy, dù giá đường tại cácchợ của TP.HCM đã tăng thêm 1.000 đồng một kg lên mức 21.000 đồng nhưng các siêuthị vẫn giữ giá, dao động từ 18.000 đến 19.500 đồng một kg và áp dụng quy địnhmỗi người chỉ được mua tối đa 3 - 5 kg mỗi ngày nhằm ngăn chặn đầu cơ.

Để đối phó với nguy cơ tăng giá,mới đây, UBND TP.HCM đã đưa ra chủ trương tiếp tục bình ổn giá các mặt hàngthiết yếu như gạo, dầu ăn, sữa, rau củ, thịt gia súc, gia cầm, trứng các loại…Theo đó, 13 doanh nghiệp đã tham gia bình ổn trong dịp Tết vừa rồi sẽ là lựclượng nòng cốt trong “cuộc chiến” chống biến động giá sắp tới.

Phó chủ tịch UBNDTP Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh sẽ chú trọng khâu tạo nguồn hàng thiết yếu, khôngđể bị động. Nhiều doanh nghiệp ủng hộ chủ trương này. Tuy nhiên, ông Châu NhựtTrung, Tổng giám đốc công ty Huỳnh Gia Huynh Đệ, băn khoăn, doanh nghiệp cũngcần một cơ chế cụ thể hỗ trợ về nguồn vốn để bình ổn, vì nguồn vốn tự có củadoanh nghiệp có hạn.

Chung nỗi trăn trở này, ông PhạmVăn Minh, Giám đốc Công ty TNHH Phú An Sinh, quan ngại, thủ tục vay vốn ngânhàng vẫn quá nhiêu khê, lãi suất thỏa thuận trên thực tế lên đến 18 - 20% nhưhiện nay, rất khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ bình ổn. Một lãnhđạo công ty thực phẩm chế biến VISSAN gợi ý, TP.HCM có Quỹ phát triển doanhnghiệp. Nguồn vốn này đang được coi là nhàn rỗi, nên dùng để hỗ trợ doanh nghiệptham gia bình ổn. Như vậy sẽ tốt hơn là để doanh nghiệp đi vay ngân hàng.

Theo Đăng Thư - Kim Toàn
Giá vẫn