Sự tăng trưởng quá nhanh của dư nợ tín dụng ngoại tệ so với tăng trưởng tíndụng VND đang gây ra lo ngại về căng thẳng tỉ giá vào thời điểm cuối năm.Sâu xa hơn, áp lực nguồn ngoại tệ nhằm đáp ứng thanh toán nhập siêu, cân đốithâm hụt thương mại và nhu cầu chuyển đổi tài sản từ VND sang ngoại tệ, vàngcó khả năng kích thích những lo ngại này trở thành hiện thực dù tân Thốngđốc Ngân hàng nhà nước đã lên tiếng “cam kết” ổn định tỉ giá và lãi suấtVND.
![]() |
PGS TS Trần Huy Hoàng (Ảnh: fob.ueh.edu.vn) |
Xoay quanh những lo ngại này, PGS TS Trần Huy Hoàng - Trưởng khoa ngân hàngTrường ĐH Kinh tế TP HCM và Nghiên cứu sinh TS từ ĐH Manchester (Anh), ôngHồ Quốc Tuấn đã trò chuyện cùng chúng tôi.
- Càng gần cuối năm, vấn đề tỉ giá càng nóng lên với những dự báo không mấy lạcquan. Những kịch bản nào có thể xảy đến, dựa trên những biến số vĩ mô và diễnbiến của thị trường ngoại hối hiện nay?
PGS TS Trần Huy Hoàng:
Những diễn biến của thị trường ngoại tệ trên thực tế, cũng như những điều kiệnvĩ mô đang diễn ra cho thấy vào cuối năm, có khả năng tỉ giá USD sẽ điều chỉnhtăng. Đặc biệt, nhu cầu vay ngoại tệ vào cuối năm để đáo hạn các khoản nợ mà DNđã tập trung vay trong năm, thay vì vay VND, sẽ là yếu tố thúc đẩy mạnh điềuchỉnh tỉ giá.
Bên cạnh đó, hiện vẫn chưa có biện pháp hiệu quả nào để giảm lãisuất tín dụng VND. Vì vậy cũng có hiện tượng nhiều DN vay USD, chuyển sang VNDvà lấy tiền vay đó gửi ngân hàng để lấy lãi. Đó là hệ quả của sự chênh lệch quácao giữa lãi suất huy động VND và lãi suất huy động USD. Ngoài ra, những thángvừa qua, nguồn vốn đầu tư trực tiếp giảm cũng khiến ngoại tệ khan hiếm hơn.
Chúng ta có thể thấy với tỉ giá bình quân 20.600 đồng quy đổi 1 USD hiện nay làkết quả của việc can thiệp và “ép” tỉ giá xuống. Nhưng tỉ giá này đang phản ánhđồng VN được định giá quá cao so với ngoại tệ. Lợi ích trước mắt của việc “ép”đó là hạn chế đầu cơ ngoại tệ, giảm khoảng cách chênh lệch giữa tỉ giá trên thịtrường tự do với tỉ giá chính thức.
Tuy nhiên, nếu không có giải pháp căn cơmang tính dài hạn thì không lâu nữa, tỉ giá giữa hai thị trường này lại sẽ quaylại mức chênh lệch cao như tình trạng trước đây, bởi nhu cầu ngoại tệ nói chung,cũng như nhu cầu đầu cơ nói riêng.
NCS Hồ Quốc Tuấn:
Muốn hiểu rõ hơn về những kịch bản có thể xảy ra cho tỉ giá cần phải có thêmnhiều thông tin về các khoản tín dụng bằng ngoại tệ hiện nay trong nền kinh tế.Nhưng như vậy vẫn chưa đủ vì diễn biến tỉ giá còn phụ thuộc vào hành động điềuhành của cơ quan nhà nước và dòng vốn ngoại để bù đắp thâm hụt thương mại cũngnhư xu thế găm giữ ngoại tệ của các nhà đầu tư.
Về mặt diễn biến thâm hụt thươngmại và dòng vốn đầu tư cho thấy không có thay đổi lớn so với cùng kỳ năm trước.Do đó có thể phần nào dự đoán được các áp lực cung cầu đối với tỉ giá căn cứ vàodiễn biến trong năm trước.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý có thể đưa ra các giảipháp thị trường lẫn hành chính để điều tiết diễn biến của thị trường ngoại hối,mà các biện pháp hành chính thì chúng tôi khó có thể dự đoán với độ tin cậy caotrong lúc này.
Hành động găm giữ ngoại tệ của các nhà đầu tư (NĐT) phụ thuộc nhiều vào diễnbiến của thị trường và các nhà làm chính sách. Nếu như căng thẳng ngoại tệ tậptrung nhiều vào một thời điểm nào đó, nhiều NĐT dự đoán về một đợt điều chính tỉgiá mới và gia tăng găm giữ ngoại tệ. Điều này luôn là thách thức điều hành tỉgiá những năm gần đây. Nếu căng thẳng ngoại tệ quá cao thì một đợt điều chỉnhmới đối với bình quân liên ngân hàng sẽ khó tránh.
Tuy nhiên điều này cũng khôngcó gì là bất thường. Từ cuối năm ngoái đến nay chuyện này cũng đã xảy ra. Vấn đềlà các DN cần có sự chuẩn bị cho các tình huống biến động tỉ giá nhằm hạn chếtối đa tổn thất.
![]() |
- DN nên chuẩn bị ứng phó ra sao?
PGS TS Trần Huy Hoàng:
Lo sợ lớn nhất của DN hoạt động XNK luôn là vấn đề tỉ giá. DN NK sợ nhất tỉ giátăng. Còn DNXK sợ nhất là tỉ giá giảm. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, DN có thểsử dụng các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, quyền chọn... qua trung gian cácNHTM.
NCS Hồ Quốc Tuấn:
Thông thường, các DN sẽ phải cân đối dòng ngoại tệ vào và ra của mình để dự đoánkhoản thiếu hụt hay dôi dư ngoại tệ ròng vào các tháng cuối năm, và xem xét tìmđến các sản phẩm của NH phòng ngừa rủi ro tỉ giá, hoặc phải tìm nguồn tài trợ đểbổ sung cho các thiếu hụt trạng thái ngoại tệ.
Tuy nhiên, sản phẩm phòng ngừarủi ro tỉ giá vốn đã được phổ biến từ lâu, nhưng thực tế cho thấy các sản phẩmnày không được triển khai rộng rãi mà nguyên nhân là những trở ngại về kế toán,khuôn khổ pháp lý, v.v...
Đến nay vấn đề này vẫn bị xem nhẹ. Khi cần thì đượcnêu lên, qua giai đoạn biến động tỉ giá rồi thì lại lắng xuống. Trong khi việcDN có thể sử dụng các sản phẩm này hiệu quả hay không lại phụ thuộc không ít vàokhuôn khổ pháp lý, bao gồm cả quy định về thuế, kế toán và các thủ tục triểnkhai nghiệp vụ.
Để thúc đẩy sự phát triển của thị trường phòng ngừa rủi ro, cầncó các biện pháp khuyến khích của Chính phủ chứ không chỉ phụ thuộc vào trình độDN và khả năng chào sản phẩm của ngân hàng.
Cần thấy một thực tế nữa là không chỉ rủi ro tỉ giá USD/VND mới đáng ngại mà từlâu những biến động của những đồng tiền khác, ví dụ Yên Nhật cũng gây tổn thấtđáng kể cho NĐT.
Hiện nay, khi quan hệ ngoại thương với Trung Quốc phát triểnmạnh, rủi ro đối với tỉ giá của Nhân dân tệ có thể cũng sớm trở thành mối lo mớicho các DN trong bối cảnh đồng tiền này vẫn luôn đứng trước sức ép phải tăng giátừ cộng đồng quốc tế. Do vậy thị trường phòng ngừa rủi ro tỉ giá vẫn cần nhậnđược nhiều sự chú ý hơn nữa từ DN và Nhà nước.
- Một cách vĩ mô hơn, việc giải quyết bài toán tỉ giá, ngoài giảm nhập siêu vàtích cực tăng cường dòng vốn đầu tư nước ngoài, cũng như đạt mục tiêu chống USD,vàng hóa nền kinh tế sẽ cần thêm những yếu tố gì?
NCS Hồ Quốc Tuấn:
Bài toán tỉ giá xưa nay nằm ở chỗ NHNN duy trì quan điểm giữ tỉ giá ổn địnhnhưng ngược lại nền kinh tế lại thường xuyên đối mặt với thâm hụt thương mại vàbiến động vào ra khó đoán của dòng vốn nước ngoài - những yếu tố nằm ngoài tầmkiểm soát của Chính phủ.
Do đó nói chung giảm nhập siêu và duy trì một dòng vốnđầu tư nước ngoài ổn định vẫn là cách đảm bảo nguồn ngoại tệ cho thanh toán quốctế một cách căn cơ nhất. Bên cạnh đó, gia tăng dự trữ ngoại hối có thể giúp ổnđịnh lòng tin trong nền kinh tế và với nước ngoài về khả năng can thiệp và giữổn định tỉ giá của NHNN và khiến nhu cầu găm giữ ngoại tệ giảm đi.
Nhưng muốn việc gia tăng ngoại tệ bền vững thì phải xuất phát từ yếu tố gia tăngnguồn thu ngoại tệ một cách căn cơ là giảm nhập khẩu, tăng xuất khẩu. Cũng cómột số chuyên gia cho rằng cần xem xét lại cấu trúc nền kinh tế, nâng cao khảnăng cạnh tranh và xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên đây là vấnđề dài hạn.
PGS TS Trần Huy Hoàng:
Như tôi đã nói, khi nhu cầu thanh toán ngoại tệ rơi vào cùng một thời điểm, thìviệc ổn định tỉ giá vào thời điểm đó đương nhiên gặp khó khăn. Còn đối với mụctiêu và lộ trình chống USD hóa nền kinh tế, cần có những biện pháp vừa chung,vừa cụ thể hơn nữa. Những biện pháp này cũng sẽ giúp ổn định tỉ giá ở mức địnhgiá đúng theo giá trị thị trường. Đó là phải hạn chế những giao dịch ngoại tệtay ba, trong đó NHTM đứng giữa thu phí, hay nói cách khác là triệt để hạn chếgiao dịch ngoại tệ ngoài ngân hàng.
Kiểm soát chặt việc cho vay ngoại tệ thôngqua điều kiện vay chỉ dành cho những DN chứng minh được nguồn thu ngoại tệ, cònDN nhập khẩu chỉ được vay tín dụng ngoại tệ dành cho những mặt hàng nhập khẩuthiết yếu, qua đó đồng thời hạn chế được nhập siêu và tiến tới cân đối cán cânthương mại.
Một giải pháp kèm theo để một “mũi tên trúng ba đích” là có thể không điều chỉnhtỉ giá công khai, nhưng NHNN có thể âm thầm “phá giá” tỉ giá đang neo hiện tạibằng việc mua lại ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng với mức giá cao hơn,theo đó các NHTM cũng sẽ mua vào ngoại tệ với tỉ giá cao hơn.
Khi tỉ giá đượcđịnh giá đúng theo giá trị thị trường và không có sự chênh lệch giữa tỉ giá tựdo và tỉ giá chính thức thì bất ổn của thị trường ngoại tệ không còn, mà hiệuứng tâm lý của điều chỉnh tỉ giá cũng không lớn.
- Xin cảm ơn hai ông về cuộc trò chuyện!
TheoLê Mỹ
DĐDN