Trong 7 tháng đầu năm 2010,tổng mức nhập siêu đạt 7,4 tỉ USD, bằng 19,45% kim ngạch xuất khẩu. Theo số liệucủa Bộ Công Thương vừa được công bố, khối lượng nhập khẩu một số mặt hàng tiêudùng, linh kiện xe gắn máy, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc tăng cao so với cùngkỳ năm 2009.

Các chuyên gia kinh tế đang longại tình hình nhập siêu có thể tăng trở lại trong những tháng cuối năm 2010.

Điều đáng lo ngại là hàng tăm tấntăm tre, nấm, bột mì được các doanh nghiệp Việt Nam nhập về thời gian qua. Rồi,bột cá, tỏi, cỏ nuôi bò sữa cũng đang lênh đênh trên các con tàu hàng khổng lồchuẩn bị cập cảng Việt Nam. Chi hàng trăm ngàn USD để nhập tăm tre xỉa răng từTrung Quốc. Những tưởng điều này khó có thể xảy ra ở chính tại một đất nước nôngnghiệp mà tre là bờ lũy từ hàng ngàn năm xưa. 

Giảm

Nhập khẩu hàng để tiêu dùng trong nước đang tăng nhanh và đáng lo ngại hơn việc nhập hàng xa xỉ

Chi đến 10 triệu USD trong nămtháng đầu năm 2010 để nhập khẩu cám gạo từ Ấn Độ về một nước xuất khẩu gạo đứngnhất nhì thế giới như Việt Nam. Chi 125 triệu USD để nhập khẩu rau quả vào ViệtNam qua đường chính ngạch trong sáu tháng đầu năm 2010 - theo thống kê của Tổngcục Thống kê. Đó chỉ là một phần của bức tranh nhập khẩu hàng để tiêu dùng trongnước ở Việt Nam trong những tháng qua.

Có thể nói hầu như cái gì nhậpđược là nhiều thương nhân Việt Nam tìm cách nhập về mà không tính đến hậuquả lâu dài của nó.  Một thương nhân đã giãi bày: "Trong khi tiểu thương mua tămtrong nước về bán lẻ chỉ lời được 20% thì bán tăm nhập khẩu có thể lời tới 50%.Do đó, nhiều tiểu thương đã chuyển sang bán hàng nhập khẩu"?!

Ai cũng biết rằng việc nhập tămtre Trung Quốc về Việt Nam bán thì sẽ càng làm cho Hội người mù các tỉnh thànhtrong cả nước khó khăn hơn do sản phẩm của hội viên làm ra không được tiêu thụvà cạnh tranh không bằng tăm tre Trung Quốc; rồi việc nhập tỏi Trung Quốc về thịtrường Việt Nam thì đời sống kinh tế của cư dân ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)hay Phú Quý (Bình Thuận) - là những vùng nổi tiếng trồng tỏi - sẽ xoay trở thếnào? Lúc này, khó khăn của họ không chỉ là đối phó với bão lũ triền miên mà cònlà đối phó với nạn tỏi ngoại tràn thị trường.

Trước nay, chúng ta cứ nghĩ tìnhtrạng nhập siêu là do nhiều người Việt Nam xài hàng quá xa xỉ như điện thoạiiPhone, xe máy đời mới SH, @ hay xế hộp, mỹ phẩm cao cấp... Thế nhưng, thực chấtqua con số thống kê của Bộ Công thương cho thấy việc nhập khẩu hàng tiêu dùngtrong nước, nhất là nông sản, vào một đất nước nông nghiệp như Việt Nam đangtăng lên rất nhanh.

Theo tiến sĩ Vũ Đình Ánh - phóviện trưởng Viện Thị trường giá cả - Bộ Tài chính, tỷ lệ hàng xa xỉ trong rổnhập siêu chỉ chiếm 8-9%, số còn lại của con số hơn 7 tỉ USD nhập siêu trong nhữngtháng đầu năm 2010, chủ yếu là nhập nguyên liệu để sản xuất và để tiêu dùngtrong nước.

Mới đây, tại hội thảo về kinh tếViệt Nam những tháng cuối năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2015, tiến sĩ Trần DuLịch - ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM,cho rằng tình trạng quá lạm dụng việc nhập bán thành phẩm vào tiêu thụ trongnước (còn gọi là tiêu thụ trên sức mình) chiếm con số quá lớn trong cơ cấu xuấtnhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây đang trở nên hết sức lo ngại.

Để giảm tình trạng nhập khẩu tiêudùng, theo các chuyên gia kinh tế, về trung và dài hạn trong 5 năm tới, doanhnghiệp cần nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi mô hình làm kinh tế từ gia cônghàng xuất khẩu sang sản xuất hàng xuất khẩu để giảm tình trạng nhập siêu. Pháttriển chuỗi sản phẩm hướng đến giá trị của nền kinh tế tri thức thay vì trôngcậy vào gia công xuất khẩu, lợi thế vốn vay và nhất là trông cậy vào nguồn nhâncông giá rẻ.

Đối với các nhà phân phối bán lẻ,cần chủ động tăng tỉ lệ hàng hóa Việt Nam trên các quầy kệ siêu thị; kiên quyết loạibỏ những sản phẩm nhập khẩu thay thế hàng sản xuất trong nước. Đồng thời, tăngcường kêu gọi ý thức tiêu dùng hàng nội đối với người Việt Nam.

Làm được vậy, mới mong giảm nhanhviệc "tiêu thụ trên sức mình"!

Theo Tuổi trẻ