Không phân biệt bằng chính quy và tại chức: Khó khả thi

Theo PGS Trần Văn Tớp, loại hình đào tạo chính quy và tại chức hiện vẫn có khoảng cách lớn do cách thức tuyển sinh, đào tạo và quan niệm của xã hội.

Theo PGS Trần Văn Tớp, loại hình đào tạo chính quy và tại chức hiện vẫn có khoảng cách lớn do cách thức tuyển sinh, đào tạo và quan niệm của xã hội.

Góp ý về luật Giáo dục Đại học Việt Nam của Hội nghị tham vấn chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục, PGS Trần Văn Tớp - Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng áp dụng không phân biệt bằng đại học chính quy và tại chức còn nhiều bất cập. Vì vậy, việc sửa đổi không phân biệt hai loại bằng này khó khả thi.

Theo PGS Trần Văn Tớp, không phân biệt bằng chính quy và tại chức chỉ thực hiện được khi quy trình và chất lượng đào tạo giống nhau từ khâu tuyển sinh đầu vào, quản lý đào tạo, chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, cách thức thi cử, đánh giá...

Khong phan biet bang chinh quy va tai chuc: Kho kha thi hinh anh 1
PGS Trần Văn Tớp - Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Tiến Tuấn. 

Tuy nhiên trên thực tế, hai loại hình đào tạo này hiện vẫn có khoảng cách lớn do cách thức tuyển sinh, quản lý đào tạo, quan niệm của xã hội và người sử dụng lao động.

Cụ thể, theo PGS Trần Văn Tớp, các đại học tuyển sinh và đào tạo hệ chính quy rất khắt khe. Dù quy chế cho các trường có thể xét tuyển theo hồ sơ nhưng phần lớn vẫn áp dụng thi tuyển hoặc dựa vào kết quả thi THPT quốc gia. Một số trường xét tuyển theo hồ sơ nhưng chỉ nhằm vào học sinh khá, giỏi.

Trong khi đó, việc tuyển sinh hệ đào tạo tại chức dễ hơn. Nếu hệ không tập trung tuyển sinh chặt chẽ và lấy điểm chuẩn đầu vào như đại học hệ tập trung thì khó, thậm chí không thể tuyển sinh được. Ngay cả khi xét tuyển được, khả năng tốt nghiệp của sinh viên hệ này cũng thấp do áp dụng thi cử, đánh giá như của hệ tập trung.

Một nguyên nhân khác khiến hai hệ đào tạo có khoảng cách là người học hệ không tập trung rất khó có đủ thời gian đảm bảo học và tự học. Thời gian học tập trung của nhóm này khoảng 5-6 tháng, trong khi hệ chính quy là 10 tháng đến một năm.

Từ thực tế trên, ông Tớp cho rằng rất khó thực hiện được luôn việc không phân biệt bằng cấp của hai hệ đào tạo.

"Dù vậy, đây vẫn là quy định đúng, phù hợp xu thế chung của thế giới và nên được đưa vào luật để áp dụng cho tương lai", PGS Trần Văn Tớp nói.

Theo đề xuất của hiệu phó ĐH Bách khoa Hà Nội, hệ đào tạo tiến sĩ chỉ nên tồn tại hình thức tập trung để đảm bảo chất lượng. 

Trước đó, trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Kim Phung - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT - lý giải dự kiến không còn hai loại văn bằng với tên gọi riêng biệt là bằng chính quy, bằng vừa học vừa làm là phù hợp thông lệ chung trên thế giới.

Dự thảo quy định này cũng hướng đến việc yêu cầu các trường đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn để người học được xã hội đánh giá bình đẳng như nhau khi theo học đại học với các hình thức đào tạo khác nhau. Tất cả văn bằng cấp ra của các cơ sở phải đạt chuẩn chất lượng.

Bàn luận về vấn đề này, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT - cho rằng ở nước ta lâu nay, chương trình đào tạo giữa chính quy và tại chức có sự khác nhau. Hệ chính quy đầu vào cao, học nghiêm túc hơn. Hệ vừa học vừa làm chương trình học bị cắt xén, đánh giá lỏng lẻo hơn, khi chất lượng không như nhau chưa thể cấp một loại văn bằng.

Theo Zing

bằng đại học


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.