1 thầy giáo làm lọt 2 đề thi, cả hệ thống tê liệt?

Kết thúc ngày thi đầu tiên của kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm nay, điều ít gặp đã xảy ra.

"Chỉ có một thầy giáo mà cả sáng và chiều đều truyền được đề thi ra ngoài mà không bị ai phát hiện thì phải chăng các khâu tổ chức thi bị tê liệt", câu hỏi của một phụ huynh khiến tôi thực sự nhức nhối. 

Kết thúc ngày thi đầu tiên của kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm nay, điều ít gặp đã xảy ra.

Thay vì câu hỏi thường lệ “Con làm bài tốt không?” nhiều ông bố bà mẹ hỏi ngay: “Đề thi có giống bản trên mạng này không con?”.

Câu hỏi mới toe của các phụ huynh nhưng thực tế thì dễ hiểu. Bởi đề thi của cả 2 môn đều bị lọt ra ngoài chỉ 60 phút sau khi phát đề.

lộ đề thi lớp 10,lộ đề thi,thi lớp 10,thi vào lớp 10,tuyển sinh lớp 10,tuyển sinh vào lớp 10
 

Sau buổi thi môn Toán, nhiều phụ huynh ngán ngẩm tặc lưỡi: “Thế là lại lọt đề à?” hay “Cuộc thi lớn, công tác tổ chức, chuẩn bị như thế nào mà lộ đề liên tục như vậy?”

Một số đặt ra băn khoăn với chính sự cảnh giác cần thiết đáng lẽ phải có của Sở GD-ĐT Hà Nội khi buổi sáng đã lọt đề và những thông tin lộ đề tiếp tục râm ran trước giờ thi buổi chiều. Nhưng rồi, sự cố vẫn diễn ra một cách đơn giản và cả bộ máy gần như bị động hoàn toàn.  

Cuối ngày hôm qua, Sở GD-ĐT Hà Nội đã thông tin xác minh giáo viên Nông Hoàng Phúc, một thầy giáo của Trường THCS Mai Đình – Sóc Sơn là cán bộ coi thi số 2 mang điện thoại vào phòng thi và chụp đề thi truyền ra ngoài tại điểm thi THPT Vân Nội. Theo cơ quan quản lý, cán bộ coi thi này đã khai nhận hành vi của mình và nhận cũng chính là người đã chụp cả đề thi môn Ngữ văn vào buổi thi sáng 7/6.

Nhưng chừng đó thông tin là chưa đủ. Nhiều người không khỏi bức xúc sao cuộc thi lớn như vậy mà việc lọt đề "dễ như chơi"? Lực lượng an ninh trường nào cũng vòng trong vòng ngoài mà vẫn để xảy ra hiện tượng này. Trách nhiệm của giám thị hành lang và thanh tra điểm thi được đặt một dấu hỏi lớn.

“Một thầy giáo bị xử lý vì tuồn đề ra ngoài là chưa đủ. Cần xem xét lại toàn bộ quy trình và cách thức quản lý tại các Hội đồng thi”, một phụ huynh thẳng thắn.

Nhiều người cũng đặt câu hỏi liệu rằng khi lọt đề thi như vậy thì có phải tổ chức thi lại hay không.

Sở GD-ĐT thì nhìn nhận đây chỉ là hiện tượng để lọt đề thi và cho rằng việc này không ảnh hưởng đến kết quả làm bài của các thí sinh.

“Vì ngay khi có thông tin lọt đề thi ra ngoài, chúng tôi đã gửi chỉ đạo đến tất cả điểm thi để giám sát chặt chẽ. Do đó, sẽ không có chuyện phải hủy kết quả và tổ chức thi lại”, đại diện của Sở GD-ĐT cho hay.

Clip: Sở GD-ĐT Hà Nội giải thích về sự cố lọt đề thi môn Ngữ văn sáng 7/6

Tuy nhiên, đề thi đã có thể tuồn ra ngoài được “ngon lành” vì một thầy giáo thì ai dám chắc nó đáp án không thể tuồn vào, đơn giản nhất bằng chính ngay cách từng lọt ra được?

Rộng hơn, khi công tác tổ chức thi thiếu nghiêm ngặt, có vấn đề thì liệu có dừng lại rằng mắt xích chỉ là một thầy giáo?

Xa hơn nữa, sắp tới đây khi kỳ thi THPT quốc gia diễn ra, dấu hỏi về tính nghiêm minh của trường thi sẽ tiếp tục được đặt ra, với những thắc mắc đã nhiều năm chưa có lời đáp: Việc tổ chức những kỳ thi quy mô lớn để lấy kết quả xét tuyển vào các trường đại học liệu có đảm bảo không có gian lận, tiêu cực?

Thanh Thiên

Cần giám sát chặt chẽ hơn...

Các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 không chỉ ở Hà Nội mà các địa phương khác đều được thực hiện theo một quy chế khá nghiêm ngặt theo quy trình của Bộ GD-ĐT.

Sự việc hi hữu này cho thấy tính nghiêm ngặt của kỳ thi là “có vấn đề”. Bởi không chỉ các thí sinh không được mang điện thoại vào phòng thi (nếu mang bị coi là vi phạm quy chế) mà giám thi cũng phải vậy. Các hội đồng thi đều có một chỗ để quản lý và tất cả giám thị đều phải gửi lại điện thoại.

 Tất nhiên, cũng có thể chủ tịch hội đồng thi đó đã có yêu cầu nộp lại nhưng thầy giáo này cố tình không nộp.

 Hoặc không, kể cả thầy giáo ấu trĩ hay vô nguyên tắc,có vấn đề thì rõ ràng trách nhiệm của thanh tra, giám thị hành lang cũng cần phải xem xét.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận không thể mò tay vào túi quần, túi áo từng người để kiểm tra hay có phương tiện để rà soát mà hiện chỉ trông mong vào ý thức tự giác chấp hành của các thành viên trong hội đồng.

Hiện cũng chưa có cơ chế nào quy định, nên cũng khó trách giám thị hành lang hay thanh tra. Với các trường hợp có chủ đích, việc thực hiện hành vi diễn ra rất nhanh nên đôi khi các bộ phận khác không thể kiểm soát kịp. Trong trường hợp này, thầy giáo là cán bộ coi thi số 2 lại ngồi ở cuối phòng thi.

Do đó, cần xem lại, bổ sung quy trình, quy chế đối với giám thị để tránh xảy ra các sự việc tương tự.

Cần phải có một quy trình khác sát hơn, bởi như hiện nay là chỉ trông mong vào sự tự giác của giám thị trong việc nộp lại điện thoại. Với người cố tình, không tự giác thì chưa có cơ chế, cách nào rà soát, ngăn ngừa.

(Hiệu trưởng một trường THPT ở Hà Nội)

Theo VietNamNet


kỳ thi tuyển sinh lớp 10

thí sinh

đề thi

giám thị


  • Chuyện chưa kể về clip học trò mang cua tặng cô giáo thu hút 16 triệu lượt xem
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Đoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.