- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
3 câu cha mẹ không nên nói khi con sắp bước vào kỳ thi
Trước kỳ thi, điều con cần là sự động viên, cổ vũ tinh thần chứ không phải là những câu nói nặng nề.
1. "Dốt nát như thế thì thi làm sao đạt được điểm tốt?"
Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con học không tốt, phản ứng đầu tiên là cho rằng con không thông minh, IQ thấp. Thậm chí, nhiều bậc phụ huynh còn gọi con là "ngốc nghếch", "dốt nát". Vì thế, trước kỳ thi của con, họ có thái độ không tin tưởng, nghĩ rằng con sẽ không làm nên chuyện. Nhiều phụ huynh còn nói những câu nặng nề như: "Dốt nát như thế thì thi làm sao được điểm tốt", "Con dốt thế bố mẹ cũng chẳng dám kỳ vọng cao",...
Trên thực tế, việc buộc tội con kém cỏi bằng những câu nói nặng nề chỉ làm tăng gánh nặng tâm lý, khiến trẻ tự ti khi đối mặt với kỳ thi. Trong khi đó, việc cha mẹ cần làm phải là tiếp thêm cho con sức mạnh, để con có trạng thái tâm lý tốt nhất cho kỳ thi. Nếu bố mẹ cứ lặp đi lặp lại những lời nói tổn thương sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí tuệ và tính cách của con.
2. "Giờ con mới học thì còn có ích gì"
Một số trẻ có học lực kém thường cố gắng học càng nhiều vào thời gian sắp đến ngày thi, với mong muốn "nhồi" được thêm được kiến thức vào đầu. Điều này khiến một số bậc phụ huynh không hài lòng, thậm chí tức giận mắng con: "Giờ mới học thì được ích gì?".
Câu nói này chỉ khiến trẻ chán nản, dễ bỏ cuộc, không có lợi khi trẻ sắp bước vào phòng thi. Hơn thế, câu nói thể hiện bố mẹ không tin tưởng vào khả năng của con, khiến trẻ càng thêm buồn lòng.
3. "Nếu con không làm tốt trong bài kiểm tra này thì…"
Một số phụ huynh cho rằng cần tạo áp lực để con chăm chỉ học tập. Vì thế, họ thường xuyên doạ con như: "Nếu con không làm tốt trong bài kiểm tra này thì từ giờ đừng có xin xỏ gì bố mẹ nữa", "Con mà bị điểm kém thì cứ liệu hồn",...
Trên thực tế, những lời đe doạ chỉ khiến con chán học hơn, không có động lực trước kỳ thi. Việc con liên tục nghĩ đến những lời đe doạ của bố mẹ sẽ khiến tinh thần không thoải mái, mất tập trung, dẫn đến đạt điểm không như mong đợi.
Vẫn biết rằng bố mẹ luôn muốn con cái học hành tiến bộ. Tuy nhiên, việc khuyến khích con phải đúng cách, nếu không sẽ gây phản tác dụng, có hại cho sự phát triển của trẻ.
Dưới đây là những điều bố mẹ cần làm trước khi con bước vào kỳ thi:
- Giúp con sắp xếp lại kiến thức: Mặc dù số lượng câu hỏi trong các đề thi thử không nhiều nhưng phạm vi kiến thức không hề nhỏ. Để việc ôn luyện đạt hiệu quả hơn, bố mẹ cần giúp con phân loại kiến thức, khoanh vùng vấn đề trọng tâm.
- Nhắc nhở con ôn luyện khoa học kết hợp với nghỉ ngơi: Áp lực học tập của trẻ là điều không hề nhỏ. Càng tới gần ngày thi, trẻ càng áp lực về điểm số, khối lượng kiến thức. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên nhắc nhở con chú ý kết hợp giữa học tập và nghỉ ngơi một cách khoa học. Hãy dặn con ăn uống đầy đủ, tuyệt đối không thức quá khuya để học bài. Khi có một cơ thể khoẻ mạnh thì con mới có thể đương đầu được với kỳ thi cam go.
Theo PNVN
-
Giáo dục8 giờ trướcVới chiến thắng thuyết phục ở cuộc thi Quý 4, Nguyên Phú giành tấm vé cuối cùng vào vòng chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24.
-
Giáo dục10 giờ trướcCông an thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H.V.L.-người đã xông vào lớp đánh học sinh lớp 8, trường THCS Nguyễn Du.
-
Giáo dục15 giờ trướcChỉ trong một tháng đầu năm học, hàng loạt vụ lạm thu xảy ra, từ việc cô giáo xin tiền mua laptop tới trường vận động góp tiền bảo trì tivi, di chuyển điều hòa... Phải chăng lạm thu vẫn là vấn đề nhức nhối nhưng chưa có "thuốc chữa"?
-
Giáo dục17 giờ trướcSự chia sẻ của phụ huynh với ngành giáo dục là cần thiết, tuy nhiên, nếu làm không đúng rất dễ gây ra phản cảm, không hiệu quả.
-
Giáo dục22 giờ trướcTừng là sinh viên ngành Công nghệ thông tin của ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng vì mải mê chơi điện tử, nợ tới gần 40 tín chỉ không thể trả được, chán nản, Vũ quyết định bỏ học về quê làm công nhân.
-
Giáo dục1 ngày trướcBài thơ "Tiếng hạt nảy mầm" của tác giả Tô Hà được in trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 5 nhận nhiều ý kiến trái chiều về cách dùng từ.
-
Giáo dục1 ngày trướcCả phụ huynh và giáo viên đều cho rằng công bố môn thi lớp 10 nên tiến hành sớm hơn để học sinh có thêm thời gian chủ động ôn tập.
-
Giáo dục1 ngày trướcThầy Khang nuôi 22 trẻ Làng Nủ: 'Kể cả khi tôi 'đi xa', các con vẫn ấm no, học hành tử tế'
-
Giáo dục1 ngày trướcCó ban đại diện cha mẹ học sinh, thầy cô sẽ yên tâm tập trung cho giáo dục, không tham gia vào việc thu chi tiền bạc nên giữ được uy tín và dễ thành công trong giảng dạy.
-
Giáo dục2 ngày trước"Các con học thay con của chú" - lời nhắn nhủ của anh Hoàng Văn Thới với học sinh khiến nhiều giáo viên nghẹn ngào vì thương hoàn cảnh người cha mất 3 con nhỏ.
-
Giáo dục2 ngày trướcSáng nay, HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí với các cơ sở giáo dục công lập tự chủ và chất lượng cao trên địa bàn năm học 2024-2025.
-
Giáo dục2 ngày trướcUBND TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa giao thanh tra làm rõ việc một phụ huynh của Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi đưa con đến bệnh viện khám, phát hiện bảo hiểm y tế (BHYT) đã hết hạn 7 tháng dù có đóng tiền cho nhà trường.
-
Giáo dục2 ngày trướcLãnh đạo Trường THPT số 3 Phù Cát (Bình Định) khẳng định do Ban đại diện cha mẹ học sinh thấy trường khác có tivi phục vụ giảng dạy nên tự vận động mua tivi cho nhà trường.
-
Giáo dục2 ngày trướcBộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) lấy ý kiến các địa phương, trường học về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT trong đó có việc góp ý cho phương án thi tuyển lớp 10 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.