- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
9 nguyên tắc mà dân tộc thông minh nhất thế giới dạy con: Toàn điều đơn giản nhưng lại góp phần tạo ra những đứa trẻ xuất chúng
Có 9 nguyên tắc mà bất kỳ người Do Thái nào cũng áp dụng để nuôi dạy con. Có những điều rất đơn giản nhưng lại giúp khích lệ tinh thần cầu tiến của trẻ cực tốt.
- Những bà mẹ đơn thân có cách dạy con đáng ngưỡng mộ: Thu Quỳnh quyết không làm bố, Thân Thúy Hà không ngại nói chuyện "người lớn" với con trai
- Diễn viên Kim Thư chia sẻ tin nhắn của con trai nhân "Ngày của Mẹ", ai nấy sững sờ vì cậu bé mới 13 tuổi đã quá chững chạc
- Bé gái 7 tuổi bị lạc bố nhưng có cách xử trí đáng khen ngợi nhờ bố mẹ đã dạy kỹ năng cơ bản này
Người Do Thái được coi là dân tộc thông minh nhất thế giới. Sự thông minh của họ không chỉ diễn ra ở 1 vài thế hệ mà đã được khoa học chứng minh là di truyền qua nhiều đời. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh so với những cộng đồng dân tộc khác, người Do Thái có kỹ năng giao tiếp và tính toán vượt trội hơn hẳn. Chỉ số IQ trung bình của người họ là 110 so với chỉ số trung bình 100 của toàn cầu.
Số lượng nhà khoa học, những người đoạt giải Nobel là người Do Thái nhiều vô kể. Một số cái tên xuất chúng thuộc dân tộc này có thể kể đến như nhà văn, nhà thơ Paul Heyse, nhà hóa học Adolf von Baeyer, nhà sinh vật học Élie Metchnikoff, nhà hóa sinh học Hans Adolf Krebs, nhà vật lý học Albert Einstein,...
Vậy lý do nào khiến cho dân tộc này trở nên siêu việt như vậy? Đáp án chính là dạy dỗ con cực kỳ thông minh, khéo léo của họ. Nhờ có nguyên tắc dạy dỗ con độc đáo mà người Do Thái có thể duy trì sự vượt trội của dân tộc mình qua nhiều thế hệ. Theo đó, có 9 nguyên tắc như sau:
1. Dạy con tôn thờ trí tuệ
Người Do Thái có một tôn chỉ sống đặc biệt: "Người có trí tuệ là người hạnh phúc. Địa vị của học thức còn cao hơn địa vị của Quốc vương"… Trong văn hóa lâu đời của dân tộc này, trí tuệ, kiến thức luôn được sùng bái và coi trọng hết mực.
Bố mẹ Do Thái luôn dạy con cái: "Nếu nhà mình bị cháy, con cần mang theo trí tuệ của mình, vì trí tuệ sẽ mãi mãi ở bên cạnh con, không ai có thể lấy trí tuệ của con". Họ dạy con biết quý trong sách vở, chăm chỉ học hành để có kiến thức uyên bác. Không chỉ cổ vũ, bố mẹ còn hướng dẫn con khả năng tự học, tiếp nhận kiến thức thông qua nhiều hình thức như thu thập, lựa chọn tài liệu hợp lí, giao lưu với nhiều người để học hỏi,... Với người Do Thái, không bao giờ là quá muộn cho việc học tập.
2. Không bao giờ dùng những từ ngữ tiêu cực để nói về con
Người Do Thái vô cùng khéo léo trong cách dùng từ ngữ. Khi con cái mắc lỗi, họ không bao giờ dùng những từ ngữ nặng nề, tiêu cực để phê phán. Thay vào đó, họ lựa chọn cách nói tinh tế, khiến con vui vẻ sửa chữa khuyết điểm và không bị tổn thương tinh thần.
Chẳng hạn, bố mẹ Do Thái sẽ không nói: "Con lười quá"/ "Con học dốt quá" mà sẽ nói: "Một đứa trẻ ngoan ngoãn như con tại sao lại gây ra hành động đáng tiếc như vậy?"/ "Mẹ nghĩ con có nhiều khả năng hơn vậy. Nếu cố gắng kết quả học tập của con sẽ tốt hơn".
Bên cạnh đó, bố mẹ Do Thái không mắng mỏ và khiến con xấu hổ trước mặt người ngoài. Họ sẽ chọn cách truyền đạt thích hợp, khéo léo uốn nắn, dạy dỗ lại con cái mà không để người ngoài can thiệp.
3. Luôn khen ngợi con ngay khi có thể
Ngay khi trẻ chưa nhận thức được nhiều, bố mẹ Do Thái đã có thói quen khen ngợi con. Mọi động tác của trẻ như biết nói hoặc biết vẽ đều sẽ nhận được những lời khen ngợi từ cha mẹ. Không chỉ vậy, trẻ em Do Thái còn được bố mẹ khen ở nơi đông người để nâng cao sự tự tin, lòng tự trọng. Điều này giúp trẻ cảm nhận được sự hiện diện, vị trí của mình trong xã hội.
Nếu thành tích của trẻ ấn tượng hơn, các em sẽ nhận được sự vỗ tay, chúc mừng từ tất cả thành viên trong gia đình. Người Do Thái tin rằng việc được khuyến khích sẽ nâng cao lòng tự trọng, thúc đẩy tinh thần và cung cách làm việc của trẻ.
4. Dạy con biết chịu trách nhiệm
Người Do Thái rất coi trọng tinh thần trách nhiệm. Họ tin rằng đây là bí quyết hàng đầu giúp một người nhận được nhiều sự tin tưởng và gặt hái thành công trong cuộc sống. Vì vậy ngay từ nhỏ, trẻ em Do Thái đã đã được bố mẹ bảo ban đức tính này. Bố mẹ Do Thái luôn làm gương cho con bằng cách sống thận trọng, luôn nghiêm túc trong mọi hoạt động, quyết định đưa ra.
5. Dạy con tự lập
Đến bất kỳ quán cafe nào ở Isarel, bạn cũng thể bắt gặp cảnh những đứa trẻ Do Thái còn rất nhỏ những đã tự ngồi ăn bít tết một mình. Bố mẹ Do Thái dạy con tự lập từ rất sớm. Nếu việc gì con tự làm được, họ sẽ không can thiệp mà tạo điều kiện cho con làm, trong điều kiện thể trạng của con cho phép. Đối với người Do Thái, tự lập chính là tiền đề giúp con nhận thức ý nghĩa sống dựa vào năng lực bản thân mà không dựa dẫm vào bố mẹ.
6. Dạy con quản lý thời gian
Bố mẹ Do Thái thường cho con học rất nhiều bộ môn cùng lúc như đàn violin, tiếng Anh, Toán học,... Một số gia đình có công việc kinh doanh, trẻ thậm chí còn phải phụ giúp bố mẹ từ rất sớm. Để hoàn thành tốt mọi việc, trẻ được học cách quản lý thời gian, sắp xếp công việc sao cho không chồng chéo lên nhau. Đồng thời trẻ cũng tự nhủ phải chăm chỉ thì mới xong xuôi thời gian biểu một ngày.
7. Cho phép con mạo hiểm
Bố mẹ Do Thái có một câu cửa miệng với con, đó là "Hãy tiến về trước". Câu nói này đồng nghĩa với việc trẻ phải tự làm mọi việc một mình, luôn phát triển bản thân thay vì giậm chân tại chỗ và tự giành được thành công. Bố mẹ Do Thái tin rằng nếu muốn con thành công thì phải cho phép con được mạo hiểm, bước ra khỏi vùng an toàn và tự khám phá thế giới xung quanh.
Trong quá trình này, bố mẹ tuy không can thiệp quá sâu nhưng luôn âm thầm ở bên quan sát, kịp thời bảo ban và khuyến khích con. Điều này giúp trẻ em Do Thái luôn kiên trì theo đuổi mục tiêu và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
8. Học cách làm cha mẹ
Người Do Thái phải học cách làm cha mẹ trước khi có con. Trong lịch sử, các nhà hiền triết người Do Thái đã phát triển hệ thống giáo dục dành riêng cho cha mẹ, gia đình và bất kỳ người Do Thái nào cũng phải học.
Họ được dạy nghĩa vụ, sự trách nhiệm cần có trong cuộc sống gia đình. Bởi một khi kết hôn, bạn không chỉ sống cho riêng mình mà còn sống cho con cái, cho các thành viên trong gia đình, đồng thời gánh vác trọng trách làm cha, làm mẹ. Việc học cách làm cha mẹ rất quan trọng trong văn hóa người Do Thái. Họ tin rằng nếu cá nhân coi việc làm cha mẹ là gánh nặng, là điều khó khăn thì sẽ không bao giờ thành công trong việc nuôi dạy con.
9. Dạy con tôn trọng gia đình
Trẻ em Do Thái được phép tự do trong nhiều thứ, được khuyến khích sáng tạo và nói ra suy nghĩ của mình. Ngay cả khi trẻ vẽ bậy lên tường thì bố mẹ cũng nhìn theo hướng tích cực và cho rằng đây là tiềm năng hội họa. Tuy nhiên, điều gì cũng có giới hạn.
Đối với người Do Thái, yếu tố gia đình rất được coi trọng và không một đứa trẻ nào được phép xúc phạm hay tỏ ra bất kính với ba mẹ. Nếu chuyện đó xảy ra, trẻ sẽ bị phạt rất nặng. Bên cạnh đó, bố mẹ Do Thái cũng rất chú ý đến cách hành xử với các thành viên trong gia đình. Họ cố gắng tạo cho con môi trường sống tràn ngập yêu thương nhất. Bởi nếu thấy bố mẹ luôn yêu thương nhau, tôn trọng nhau thì trẻ sẽ thấm nhuần những giá trị sống tốt đẹp, có cách cư xử tốt không chỉ trong gia đình mà còn những người xung quanh.
Theo Báo dân sinh
-
Giáo dục12 giờ trướcMột nữ sinh lớp 6 ở Trường THPT Cây Dương (thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) đánh bạn trong lớp. Hình ảnh được quay lại rồi tung lên mạng…
-
Nghiên cứu Đại học Oxford khiến nhiều cha mẹ giật mình: Hóa ra trẻ học kém đi đến từ nguyên nhân nàyGiáo dục18 giờ trướcNghiên cứu được công bố đã giúp các bậc phụ huynh thiết lập phương pháp giáo dục trẻ phù hợp.
-
Giáo dục1 ngày trướcTại Việt Nam, ChatGPT đang thu hút sự chú ý và tạo nên cơn sốt khi gây ấn tượng về khả năng soạn thảo sơ yếu lý lịch, làm văn miêu tả, hoàn thành bài tập về nhà chỉ trong vài giây. Nhiều ý kiến lo ngại cho giáo dục đại học.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrong mắt của nhiều sinh viên, thầy cô giỏi trước hết là những giảng viên hiện đại. Thầy cô cũng cần thường xuyên 'update' (cập nhật, làm mới) bản thân, cập nhật các 'hot trend' để gần gũi với các em hơn.
-
Giáo dục2 ngày trướcNgày 1/2, tờ 163 đưa tin, trường THCS Thực Nghiệm Nam Sơn tại Miến Dương, Tứ Xuyên, Trung Quốc đưa ra thông báo cấm học sinh mặc đồ hiệu khi đến trường.
-
Giáo dục2 ngày trướcDù không giảng dạy nhưng Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) Nguyễn Văn Nam vẫn nhận 71 triệu đồng tiền đứng lớp. Cùng với đó là nhiều sai phạm của ông Nam mà Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông vừa chỉ ra.
-
Giáo dục2 ngày trướcMột hiệu trưởng trường tiểu học ở Cà Mau bị kiểm điểm rút kinh nghiệm do có những tin nhắn với nội dung nhạy cảm gửi cho nữ giáo viên.
-
Giáo dục3 ngày trướcMột tài khoản Facebook đã đăng tải nội dung cho rằng 1 hiệu trưởng nhắn tin với một cô giáo: "Em yêu trưa nay em về hay ở lại? ... Anh nói thật lòng nếu anh yêu ai thật lòng thì anh sẽ bảo vệ đến cùng"
-
Giáo dục3 ngày trướcKỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay dự kiến tổ chức vào nửa đầu tháng 7.2023, còn một số cơ sở giáo dục đại học sẽ tuyển sinh ngay từ tháng 3.
-
Giáo dục3 ngày trướcHiện, nhiều trường công bố phương án tuyển sinh năm 2023. Trong đó không ít trường sử dụng phương thức xét tuyển dựa vào chứng chỉ ngoại ngữ IELTS.
-
Giáo dục4 ngày trướcChiều 1/2, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long cho biết, đã nắm được vụ việc phụ huynh vào trường đánh bạn của con, xảy ra tại Trường tiểu học Tân An Thạnh (điểm phụ) ở huyện Bình Tân.
-
Giáo dục4 ngày trướcSở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM đã có văn bản gửi Trường THPT Lương Văn Can (quận 8), đề nghị thu hồi các quyết định bổ nhiệm không đúng quy định
-
Giáo dục4 ngày trướcKỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2023 của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ diễn ra vào sáng 26-3.
-
Giáo dục5 ngày trướcNhiều học sinh lớp 12 mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm "chốt" thời điểm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 để chủ động sắp xếp thời gian ôn tập.