- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Á vương ‘gây sốt’ vì đẹp trai, từng được tuyển thẳng vào trường Sư phạm
Sau khi đăng quang Á vương 1 Sinh viên thanh lịch năm 2024, Tùng Sơn ‘gây sốt’ vì vẻ đẹp trai và có những thành tích học tập nổi trội.
Nguyễn Tùng Sơn hiện là sinh viên năm 4, ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Chàng trai quê Thanh Chương (Nghệ An) vừa đăng quang Á vương 1 tại cuộc thi Sinh viên thanh lịch năm 2024 do Đoàn Khối các cơ quan Trung ương tổ chức.
Cuộc thi này nhằm tìm kiếm những sinh viên đại diện cho vẻ đẹp toàn diện về trí tuệ, tài năng, ngoại hình và truyền cảm hứng cho mọi người.
Xuyên suốt các vòng thi, Sơn đã thể hiện nhiều tài năng như hát dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh, diễn xướng hầu đồng... Thông qua đó, nam sinh mong muốn lan tỏa những giá trị văn hóa nghệ thuật tới nhiều người hơn.
Giành ngôi vị Á vương, Tùng Sơn bất ngờ và hạnh phúc. Nam sinh cho biết mình không phải là người đẹp nhất trong cuộc thi, cũng không phải người giỏi nhất. “Điều khiến em nổi bật có lẽ là sự nhiệt huyết của tuổi trẻ”, Sơn nói.
Nguyễn Tùng Sơn là sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. (Ảnh: NVCC)
Đến với cuộc thi, Sơn mang theo câu chuyện của bản thân cùng hành trình đấu tranh “được sống là chính mình”. Sơn cho biết trước đây, mình từng có giai đoạn mắc căn bệnh trầm cảm. Đó là quãng thời gian vô cùng khó khăn mà đến giờ, Sơn vẫn “rùng mình” khi nhớ lại.
“Khi ấy, em phải chật vật trong những cảm xúc hỗn độn của bản thân. Em rất dễ buồn bã, tủi thân và khóc, thậm chí còn tự cắn móng tay, cắn môi đến chảy máu hay đóng cửa tự nói chuyện một mình. Giai đoạn đó kéo dài suốt hai năm”, Sơn nói.
Dù yêu thích môn Văn, nam sinh lại cảm thấy “áp lực” khi thấy mọi người có định kiến “con trai lại học Văn” hay “học Văn sau này chỉ viết lách chứ không làm được gì to lớn”.
Tùng Sơn sinh năm 2003, sinh ra ở Thanh Chương, Nghệ An. (Ảnh: NVCC)
May mắn, đến khi theo học tại Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân, Sơn được thầy cô ủng hộ phát triển và động viên hãy là chính mình. Điều đó tiếp thêm động lực cho Sơn vững bước theo đuổi ước mơ.
Nhờ vậy, năm lớp 12, Sơn giành giải Ba kỳ thi học sinh giỏi Ngữ văn của tỉnh Nghệ An và giải Khuyến khích ở môn Lịch sử. Điều này cũng giúp Tùng Sơn được tuyển thẳng vào ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Cũng kể từ ấy, Sơn dần tự tin hơn, thoát khỏi “cái kén” bảo vệ và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động tập thể.
Sơn là Á vương 1 Sinh viên thanh lịch năm 2024. (Ảnh: NVCC)
Được truyền cảm hứng từ bố vốn là giáo viên tiểu học, từ bé, Sơn cũng ước mơ được đứng trên bục giảng. “Với em, nghề dạy học vô cùng cao quý, bởi mỗi ngày qua đi, mình lại được gieo mầm xanh, truyền kiến thức tới học trò”, Sơn nói.
Để “thỏa” niềm đam mê dạy học, Sơn tự mở một lớp dạy Văn mang thương hiệu cá nhân nhằm lan tỏa niềm yêu thích văn chương đến học sinh. Lớp học này Sơn chủ yếu dạy online, qua 4 năm cũng có học sinh đạt thủ khoa đầu vào đại học.
Từng bị trầm cảm nhưng đã vượt qua, Sơn muốn truyền nguồn năng lượng tích cực tới mọi người. (Ảnh: NVCC)
Học tập tại trường Sư phạm, Sơn cho biết bản thân đã “lột xác” rất nhiều. “Thầy cô Sư phạm rất nghiêm khắc, nhưng cũng nhờ vậy đã khiến em thêm trưởng thành và có thái độ học tập nghiêm túc, chỉn chu hơn”.
Để nắm vững bài học, Sơn thường áp dụng cách hệ thống kiến thức thông qua sơ đồ tư duy, từ đó có cái nhìn tổng quát và dễ dàng phân tích vấn đề. Là một sinh viên khoa Văn, Sơn cũng phải tự đọc và nghiên cứu thêm sách báo, tài liệu để làm dày thêm vốn hiểu biết.
“Thời gian rảnh, em thường tìm đến các thư viện lớn để tra cứu học liệu. Việc học văn ở bậc đại học rất khác so với thời cấp 3. Chúng em phải đào sâu về ngôn ngữ, tâm lý học, Hán Nôm... Sự phong phú của văn chương cũng giúp em thêm hoàn thiện bản thân”.
Hình ảnh Sơn hướng tới là một thầy giáo “gen Z” chuẩn mực, năng động và sáng tạo. (Ảnh: Nguyên Bảo)
Từng giảng dạy Sơn tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, PGS.TS Đặng Thu Thủy, giảng viên khoa Ngữ văn, ấn tượng với học trò vì sự chăm chỉ, nghiêm túc và rất khiêm tốn. Chứng kiến Sơn tự tin trên sân khấu, cô Thủy bất ngờ vì học trò bộc lộ nhiều tố chất, sở trường và“rất sáng”.
“Dẫu vậy, khi Sơn được nhiều người biết tới, tôi vừa động viên, vừa nhắc nhở Sơn hãy bình tĩnh đón nhận tin vui, nhưng cũng không nên vì thế sao nhãng nhiệm vụ chính của mình, hãy coi đó là động lực để mình trưởng thành hơn”, cô Thúy nói.
PGS.TS Đặng Thu Thủy và Tùng Sơn. (Ảnh: Nguyên Bảo)
Hiện tại, ngoài việc học, Sơn cũng thử sức ở một số lĩnh vực như MC, làm người mẫu, diễn giả... Tuy nhiên nam sinh cho biết, việc mình tham gia vào các hoạt động nghệ thuật chỉ với mục đích trải nghiệm.
“Em vẫn muốn tập trung vào chuyên môn và trở thành một thầy giáo dạy Văn. Hình ảnh em hướng tới là thế hệ giáo viên mới - một thầy giáo “gen Z” chuẩn mực, năng động và sáng tạo”, Sơn nói.
Theo Vietnamnet
-
Giáo dục1 giờ trướcBuồn bực vì bị cha mẹ mắng do vi phạm nội quy nhà trường, 2 nữ sinh lớp 7 ở Khánh Hòa đã uống quá liều nhiều viên thuốc, phải nhập viện.
-
Giáo dục4 giờ trướcChủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị chuẩn bị tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025 theo hướng giảm áp lực, ít tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội, chuẩn bị chu đáo, tuyệt đối không lơ là, chủ quan trong các khâu.
-
Giáo dục20 giờ trướcTrường Trung cấp Công nghệ Kỹ thuật Tổng hợp kết hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Tây Hồ sẽ tổ chức Workshop “Lập trình - Trí tuệ nhân tạo” dành riêng cho học sinh lớp 12.
-
Giáo dục21 giờ trướcSáng nay, 174 học sinh lớp 10 Trường THPT Tô Hiến Thành đã chuyển về địa điểm Trường THPT Văn Lang và tham gia những tiết học đầu tiên ở trường này.
-
Giáo dục23 giờ trướcÔng Võ Hữu Trân, Hiệu trưởng Trường THCS Trung Hiếu ở Vĩnh Long bị kỷ luật cảnh cáo vì để xảy ra bạo lực học đường, trong đó nhiều vụ học sinh đánh nhau, xúc phạm thầy, cô giáo.
-
Giáo dục23 giờ trướcPhụ huynh Đà Nẵng phản ánh, do được giới thiệu hình thức “du học tại chỗ” nên cho con nghỉ học trường công, bỏ hơn 100 triệu đồng/năm để theo học “trường Mỹ” Prinberk Academy tại các cơ sở Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân.
-
Giáo dục1 ngày trướcGiành cú đúp thủ khoa đầu vào và ra, đồng thời duy trì học bổng toàn phần suốt 4 năm, Mỹ Anh là sinh viên “có một không hai” của trường Đại học Quốc tế.
-
Giáo dục1 ngày trướcThời gian 5 năm ông Donald Trump học tại trường quân sự NYMA đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời vị tổng thống, biến ông từ một cậu bé hay gây rắc rối thành một học sinh kỷ luật và thích cạnh tranh, có tố chất lãnh đạo.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừ một sinh viên đến kỹ sư và nay là tiến sĩ hàng không, Minh Nhật luôn ấp ủ giấc mơ được đóng góp vào sự phát triển của nền công nghiệp hàng không vũ trụ tại Việt Nam.
-
Giáo dục1 ngày trướcMới đây, trên mạng xã hội đăng tải clip ghi lại cảnh nhiều học sinh tặng cô giáo hộp quà iPhone 16 được dư luận quan tâm.
-
Giáo dục2 ngày trướcMột cảm giác thất vọng bao trùm lấy tôi sau khi nhận kết quả thi giữa kỳ của con, bao nhiêu công sức, tiền bạc vậy mà hầu hết các môn đều chỉ được 6 -7 điểm.
-
Giáo dục2 ngày trướcQuy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra tại dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đang nhận được sự quan tâm của các trường và phụ huynh, học sinh.
-
Giáo dục2 ngày trướcKỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ áp dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm mới và cách tính điểm không còn cào bằng như đã áp dụng từ năm 2008 đến nay.
-
Giáo dục2 ngày trướcBảo lưu Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng để thi lại vào Trường ĐH Y Hà Nội, Ngọc Linh trở thành thủ khoa đầu vào ngành Răng - Hàm - Mặt. Ba năm sau, Linh thắng giải “Sinh viên của năm” tại ngôi trường này, nhờ sự năng động và tài năng.