- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bà mẹ thành phố khinh đứa trẻ nông thôn trượt đại học, 8 năm sau bật khóc khi nhìn lại
Sau khi nghe được bí quyết dạy con của chị gái, Aru như nhận ra được điều cốt lõi trong việc nuôi dạy con.
- Điểm chung quan trọng mà MC đình đám và tỷ phú Jack Ma chú trọng để dạy con thành công
- Myla mới 21 tháng tuổi đã thuộc làu bảng chữ cái tiếng Anh, ai cũng khen thông minh và xin bằng được bí quyết dạy con của siêu mẫu Hà Anh
- Ở nhà rảnh rỗi, tuyển thủ Việt Nam tranh thủ dạy con trai... tập plank cực đáng yêu: Có khác gì bố con nhà Ronaldo đâu
Sự thành công của mỗi đứa trẻ dựa vào rất nhiều yếu tố, trong đó có gen thông minh bẩm sinh, nơi sinh sống hay cách giáo dục của cha mẹ. Một câu chuyện mới đây được chia sẻ bởi chính những người trong cuộc đã gây bất ngờ cho rất nhiều người.
Theo chia sẻ, bà Lưu (Trung Quốc) có hai cô con gái nhưng cuộc sống của hai người rất khác nhau sau khi kết hôn. Cô con gái lớn A Hua nên duyên cùng một anh nông dân nghèo, sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng. Con gái thứ hai Aru lại may mắn hơn, vợ chồng cô có hỗ trợ tài chính từ gia đình chồng nên sớm mở một siêu thị trong thành phố và sống cuộc sống đầy đủ hơn.
Sau khi lấy chồng, sinh con, vì điều kiện xa xôi và bận kế sinh nhai và thường thay phiên nhau về thăm mẹ nên cả hai gia đình rất ít khi gặp nhau.
Nói về A Hua, vợ chồng cô có một cậu con trai. Thu nhập ít ỏi không đủ trang trải cuộc sống nhưng cô luôn muốn con mình được giáo dục tử tế nên khăng khăng phải cho con đi học. Đứa trẻ thì khá nghịch ngợm, thành tích học tập không tốt nhưng bẩm sinh là cậu bé rất thông minh. Biết con trai thông minh nhưng vì tuổi nhỏ mải chơi nên A Hua luôn khuyến khích con học tập, đi theo con đường mà con mong muốn.
Ngược lại với chị gái, Aru có điều kiện về kinh tế hơn sau khi mở siêu thị nên rất chiều chuộng con trai, tạo cho con nhiều cơ hội để phát triển nên thành tích học tập của cậu bé rất tốt. Điều đó càng khiến Aru cảm thấy tự hào và tin tưởng vào cách nuôi dạy con của mình.
Hai đứa trẻ sống trong hoàn cảnh gia đình khác nhau, có môi trường sống và học tập khác nhau. Tuy nhiên chúng đều được cha mẹ chuẩn bị cho tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học và quả thật đã có một khoảng cách lớn trong kết quả thi.
Đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở nông thôn - con chị A Hua, đạt 200 điểm nên khiến bà mẹ rất buồn. Ngược lại, con trai chị Aru lại đạt 670 điểm và được nhận vào một trường đại học danh tiếng. Aru vô cùng tự hào về điều đó nên đi đến đâu cũng khoe về thành tích của con trai. Đặc biệt, khi gặp người chị gái của mình, cô còn khẳng định, chắc chắn con trai mình sẽ có một tương lai tốt.
Không đậu đại học, con trai chị A Hua bắt đầu ra ngoài đi làm, bươn chải cuộc sống. Thương con nhưng chị A Hua đành chấp nhận điều đó, tuy nhiên, chị vẫn tin con trai mình là một đứa trẻ thông minh, sẽ sớm thoát ra khỏi cuộc sống mưu sinh vất vả.
Quả thực, "phim hay phải chờ đoạn kết". Chỉ 8 năm sau đó, người mẹ thành thị Aru năm nào từng cười nhạo chị gái của mình vì có đứa con học hành kém cỏi đã phải bật khóc...
Trong một ngày Aru đi gặp sếp của con trai để gửi tặng quà với mong muốn con trai được nâng đỡ hơn trong quá trình làm việc thì bà bất ngờ phát hiện, vị sếp của con trai mình không ai khác chính là con trai của chị gái A Hua. Bà bật khóc vì không hiểu lý do gì đã giúp cháu trai của mình lại có được một vị trí lãnh đạo cao hơn, trong khi không được học đại học như con của mình.
Trong một lần hai chị em gái tình cờ gặp lại nhau ở nhà mẹ đẻ, Aru đem điều này để hỏi chị gái, A Hua đáp rằng: "Đừng xem thường con trai của chị vì thằng bé không đậu đại học, nó có thể không giỏi các kiến thức trong sách vở nhưng chị tin rằng nó là một thằng bé thông minh và mạnh mẽ, nó chưa bao giờ từ bỏ sự cố gắng thành công của bản thân. Bởi vì nó có một cuộc sống với rất nhiều "sự đấu tranh" nên luôn cố gắng để đạt được thành công và đến ngày hôm nay, nó đã làm rất tốt điều đó".
Sau khi nghe những lời chị gái nói, Aru suy nghĩ rất nhiều và bắt đầu hiểu ra rằng vinh quang năm đó của con trai cô không bao gồm những thành tựu trong tương lai bởi cuộc sống luôn thay đổi. Nếu con của mình ngủ vùi trong chiến thắng, mọi thứ sẽ không thể tốt đẹp hơn.
Theo Phunuvietnam.vn
-
Giáo dục9 giờ trướcVới chiến thắng thuyết phục ở cuộc thi Quý 4, Nguyên Phú giành tấm vé cuối cùng vào vòng chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24.
-
Giáo dục11 giờ trướcCông an thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H.V.L.-người đã xông vào lớp đánh học sinh lớp 8, trường THCS Nguyễn Du.
-
Giáo dục16 giờ trướcChỉ trong một tháng đầu năm học, hàng loạt vụ lạm thu xảy ra, từ việc cô giáo xin tiền mua laptop tới trường vận động góp tiền bảo trì tivi, di chuyển điều hòa... Phải chăng lạm thu vẫn là vấn đề nhức nhối nhưng chưa có "thuốc chữa"?
-
Giáo dục18 giờ trướcSự chia sẻ của phụ huynh với ngành giáo dục là cần thiết, tuy nhiên, nếu làm không đúng rất dễ gây ra phản cảm, không hiệu quả.
-
Giáo dục22 giờ trướcTừng là sinh viên ngành Công nghệ thông tin của ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng vì mải mê chơi điện tử, nợ tới gần 40 tín chỉ không thể trả được, chán nản, Vũ quyết định bỏ học về quê làm công nhân.
-
Giáo dục1 ngày trướcBài thơ "Tiếng hạt nảy mầm" của tác giả Tô Hà được in trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 5 nhận nhiều ý kiến trái chiều về cách dùng từ.
-
Giáo dục1 ngày trướcCả phụ huynh và giáo viên đều cho rằng công bố môn thi lớp 10 nên tiến hành sớm hơn để học sinh có thêm thời gian chủ động ôn tập.
-
Giáo dục1 ngày trướcThầy Khang nuôi 22 trẻ Làng Nủ: 'Kể cả khi tôi 'đi xa', các con vẫn ấm no, học hành tử tế'
-
Giáo dục1 ngày trướcCó ban đại diện cha mẹ học sinh, thầy cô sẽ yên tâm tập trung cho giáo dục, không tham gia vào việc thu chi tiền bạc nên giữ được uy tín và dễ thành công trong giảng dạy.
-
Giáo dục2 ngày trước"Các con học thay con của chú" - lời nhắn nhủ của anh Hoàng Văn Thới với học sinh khiến nhiều giáo viên nghẹn ngào vì thương hoàn cảnh người cha mất 3 con nhỏ.
-
Giáo dục2 ngày trướcSáng nay, HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí với các cơ sở giáo dục công lập tự chủ và chất lượng cao trên địa bàn năm học 2024-2025.
-
Giáo dục2 ngày trướcUBND TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa giao thanh tra làm rõ việc một phụ huynh của Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi đưa con đến bệnh viện khám, phát hiện bảo hiểm y tế (BHYT) đã hết hạn 7 tháng dù có đóng tiền cho nhà trường.
-
Giáo dục2 ngày trướcLãnh đạo Trường THPT số 3 Phù Cát (Bình Định) khẳng định do Ban đại diện cha mẹ học sinh thấy trường khác có tivi phục vụ giảng dạy nên tự vận động mua tivi cho nhà trường.
-
Giáo dục2 ngày trướcBộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) lấy ý kiến các địa phương, trường học về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT trong đó có việc góp ý cho phương án thi tuyển lớp 10 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.