Bài toán học sinh giỏi lớp 1 khiến các "cao nhân" trên mạng tranh cãi kịch liệt, có người vận dụng cả kiến thức cấp 3 mà vẫn cứ hoang mang

Hiện tại, đề toán này vẫn đang nằm trong tâm điểm tranh cãi của cư dân mạng.

Trong ký ức của các thế hệ trước, môn toán của lớp 1 chỉ là những phép tính đơn giản cộng trừ trong phạm vi 10. Thế nhưng mới đây, một bạn nữ đã lên mạng xã hội nhờ các "cao nhân" chỉ giảng giúp một bài toán học giỏi lớp 1 kèm chia sẻ: "Bác nào giúp em giải bài toán học sinh giỏi lớp 1 này với ạ. Em nhờ các bạn chuyên toán rồi mà vẫn không giải ra các bác ạ. Hoang mang quá!". Điều đáng nói là sau khi đọc xong đề toán, ai cũng phải toát hết mồ hôi hột.

Đề toán như sau: "Điền số thích hợp vào ô trống sao cho cộng các số theo hàng ngang, cột dọc, đường chéo được kết quả bằng 10". Kèm theo đó là hình vuông được chia làm 9 ô.

Bài toán học sinh giỏi lớp 1 khiến các cao nhân trên mạng tranh cãi kịch liệt, có người vận dụng cả kiến thức cấp 3 mà vẫn cứ hoang mang-1
Bài toán khiến cư dân mạng vò đầu bứt tai mà vẫn không tìm ra đáp án.

Rõ ràng khi đọc đề toán, ai cũng phải công nhận nó đúng với chương trình học lớp 1 là phép cộng trong phạm vi 10, song đến khi bắt tay làm thì mọi người cũng phải "vò đầu bứt tóc" vì không thể giải được.

Nhiều bạn đã đưa ra đáp số, song đến cuối cùng vẫn sẽ có một hàng có tổng lớn hơn hoặc nhỏ hơn 10. Còn đại đa số mọi người đều cho rằng chắc là "lỗi đánh máy chứ học sinh lớp 1 sao làm được bài này", hay "bài này có mà dành cho học sinh cấp 3 mới đúng", vì đáp án chính xác của bài toàn này là vô nghiệm. Tuy nhiên, muốn chứng minh nó vô nghiệm thì bạn sẽ phải giải một phương trình phức tạp.

Cụ thể, chúng ta sẽ gọi giá trị số trong các ô lần lượt là a, b, c, d, e, f, m, l, n (tương ứng với các số tự nhiên có giá trị từ 0 đến 10).

Bài toán học sinh giỏi lớp 1 khiến các cao nhân trên mạng tranh cãi kịch liệt, có người vận dụng cả kiến thức cấp 3 mà vẫn cứ hoang mang-2
Ảnh minh họa.

Ta được 8 phương trình như sau:

a + b + c = 10 (1)

d + e + f = 10 (2)

m + n + l = 10 (3)

a + d + m = 10 (4)

b + e + n = 10 (5)

c + f + l = 10 (6)

a + e + l = 10 (7)

c + e + m = 10 (8)

Từ phương trình (2), (5), (7), (8) suy ra: d + f = b + n = a + l = c + m

Lấy phương trình (1) cộng phương trình (3) ta được:

20 = a + b + c + m + n + l = (a + l) + (b + n) + (c + m) = 3 x (b + n)

=> b + n = 20/3

Thay vào phương trình (5), kết quả thu được: e = 10/3

Như vậy, trong mọi trường hợp thì số chính giữa hình vuông luôn bằng 10/3 nên đáp án bài toán này là vô nghiệm.

Bài toán học sinh giỏi lớp 1 khiến các cao nhân trên mạng tranh cãi kịch liệt, có người vận dụng cả kiến thức cấp 3 mà vẫn cứ hoang mang-3
Một bạn khác có cách giải khác nhưng kết quả cũng là vô nghiệm.

Một bạn khác cũng giải bài toán này theo một cách khác nhưng đáp số cũng là vô nghiệm. "Giả sử tồn tại các điều kiện thỏa mãn và có kí hiệu như hình vẽ. Lúc này tổng mỗi hàng ngang, dọc, chéo đều bằng 10, nên khi cộng các số ở hàng ngang 2, hàng dọc 2 và 2 đường chéo ta sẽ được tổng là 40. Theo cách tính trên thì ta đã tính tổng các số trên bảng, riêng số ở giữa (a5) được tính đến 3 lần. Trong khi đó, tổng của cả bảng bằng tổng 3 hàng ngang (hoặc dọc) và bằng 30.

Như vậy, ta có: 30 + 3 x a5= 40 => 3 x a5=10 => a5=10/3 vô lí.

Do đó, không có cách nào thỏa mãn bài toán trong trường hợp các số là số tự nhiên".

Cũng không biết người ra bài toán cho học sinh giỏi lớp 1 này có bị nhầm lẫn ở chỗ nào không, nhưng đây đúng là bài toán học sinh giỏi, thách đố cả cư dân mạng mà cũng không ai có thể giải được.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/bai-toan-hoc-sinh-gioi-lop-1-khien-cac-cao-nhan-tren-mang-tranh-cai-kich-liet-co-nguoi-van-dung-ca-kien-thuc-cap-3-ma-van-cu-hoang-mang-162201511193018837.htm

bài toán tiểu học


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.