Học sinh tả "Mắt mẹ rất sáng, sáng nhất khi nhặt được tiền" khiến dân tình cười lăn, nhưng đọc đến đoạn cuối các mẹ bỉm sữa mới "giật thót"

Nếu có một cuộc thi về bài văn nào tả thực nhất, chắc chắn đây là một trong những "tác phẩm" xứng đáng giật ngôi... quán quân.

Những bài văn tả mẹ của học sinh cấp 1 thông thường sẽ luôn là những câu từ mỹ miều, tràn đầy yêu thương chan chứa. Chẳng hạn: Mẹ luôn luôn "nói cười dịu dáng, cao 1m60, dáng người thướt tha"; Mẹ ôm em vào lòng, không bao giờ nặng lời trách mắng... Nhưng không phải ai cũng chịu đi theo "quỹ đạo" được người khác vẽ sẵn. Có những cô cậu học sinh, vì quá thật thà, hồn nhiên, thấy gì tả nấy nên đã tạo ra những "áng văn chương... bất hủ" quá sức lầy lội, hài hước.

Đang được chia sẻ rầm rộ hiện nay trong một hội nhóm dành cho giáo viên tiểu học chính là một trong những bài văn tả mẹ "có gì nói đó" như thế này. Học sinh lớp 1 này miêu tả mẹ theo cách siêu lầy với liệt kê thật hơn cả chữ "thật" khiến phụ huynh "dở khóc dở cười".

Học sinh tả Mắt mẹ rất sáng, sáng nhất khi nhặt được tiền khiến dân tình cười lăn, nhưng đọc đến đoạn cuối các mẹ bỉm sữa mới giật thót-1
Bài văn xứng đáng đạt quán quân giải... tả thực.

"Mẹ em sinh năm 1989. Mẹ em lùn, tóc hơi nâu, nước da trắng hồng. Mặt mẹ tròn và đầy đủ mắt, mũi, miệng, lông mi, lông mày, tai. Mắt mẹ rất sáng, sáng nhất khi nhặt được tiền. Bình thường ngửi hoa thì mẹ chẳng ngửi được gì nhưng ngửi thức ăn thì rất thính. Tai mẹ có mấy cái lỗ vì mới tháo khuyên tai. Bụng mẹ có vết khâu vì đợt trước đẻ mổ. Thân mẹ to vì mỡ rất lắm. Mẹ hay cho em bé bú. Mỗi khi cho bú, mẹ cho bú ti trên trái chứ không cho bú bên phải. Mỗi khi xem điện thoại, mẹ xem cái gì bổ ích không xem, toàn thấy xem "lai chim" bán quần áo".

Đọc hết bài hẳn nhiều mẹ bỉm "giật thột" đây, không ngờ chi tiết nào cũng được con chú ý đến thế. Nói gì thì nói, vụ "sáng mắt" khi thấy tiền, "ngửi thức ăn" rất thính, xem "lai chim" bán quần áo"... dù muốn dù không cũng phải công nhận là... quá chuẩn.

Không ngạc nhiên khi bài văn này nhận được cơn mưa lời khen của cư dân mạng: "Đúng quá còn gì các cô. Bạn ý tả siêu thực còn gì"; Kĩ năng quan sát tốt; Đây là văn tường thuật rồi chứ tả gì nữa; Cho em 10 điểm về tính trung thực...

Quả thực, mẹ đã được tả rất chi tiết, không thiếu một thứ gì: Từ tay chân mắt mũi đến tóc tai, thính giác, thị giác... đều có đủ. Nhiều người thắc mắc, kiểu này không biết cô giáo phải chấm điểm ra sao vì bài văn có vẻ đã quá đáp ứng yêu cầu đưa ra rồi.

Học sinh tả Mắt mẹ rất sáng, sáng nhất khi nhặt được tiền khiến dân tình cười lăn, nhưng đọc đến đoạn cuối các mẹ bỉm sữa mới giật thót-2


Thực tế, viết văn là một trong những kỹ năng cơ bản tối thiểu của học sinh. Tuy nhiên, thay vì để trẻ được viết lách theo đúng cảm xúc chân thực của mình thì nhiều bậc phụ huynh và giáo viên lại ép trẻ rập khuôn để đạt điểm số cao. Điều này khiến trẻ bị kìm hãm sự tự tin, tính sáng tạo và vô tình tiếp tay cho trẻ nói dối. 

Thay vì dạy chữ và hướng trẻ đến thành tích, người lớn cần hướng trẻ đến những giá trị ý nghĩa của cuộc sống, dạy trẻ cách làm người và sống chân thật với cảm xúc của mình.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/hoc-sinh-ta-mat-me-rat-sang-sang-nhat-khi-nhat-duoc-tien-khien-dan-tinh-cuoi-lan-nhung-doc-den-doan-cuoi-cac-me-bim-sua-moi-giat-thot-162210901000034717.htm

học sinh tiểu học

bài văn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.