Bạo lực học đường: Hệ lụy khôn lường với những đứa trẻ ở tuổi chông chênh

Thời gian gần đây vấn đề bạo lực học đường lại khiến dư luận xã hội 'dậy sóng'. Điều đáng nói là sự xuất hiện của những hình thức bạo lực học đường mới như xa lánh, cô lập… cộng thêm hiệu ứng từ mạng xã hội, đã dẫn đến hệ lụy khôn lường đối với những đứa trẻ ở tuổi chông chênh.

Bạo lực học đường: Hệ lụy khôn lường với những đứa trẻ ở tuổi chông chênh-1

Ảnh minh họa

Bài 1: "Sát thủ vô hình" ở học đườngSợ hãi không muốn đi học

Ngày 16/4/2023, N.T.Y.N (SN 2007, học sinh lớp 10A15, Trường THPT Chuyên Đại học Vinh) đã tự tử tại nhà riêng. Trước đó, nữ sinh này đã tâm sự với mẹ, bày tỏ sự sợ hãi không muốn đi học, muốn xin chuyển lớp. Người mẹ đã đến trường xin cho con chuyển lớp nhưng chưa được nhà trường giải quyết thì nữ sinh đã tự tìm đến cái chết.

Dù nghi vấn nữ sinh này bị cô lập, là nạn nhân của bạo lực học đường chưa được làm rõ nhưng vụ việc này cũng đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm.

Theo ThS.BS. Trần Văn Minh, giảng viên Khoa tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội), bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: Bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác hoặc cả hai hình thức đó. Bạo lực về thể xác thường được nhận diện bằng các dấu vết của xây xát, vết bầm tím và các tổn thương khác có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Còn bạo lực tinh thần diễn ra vô hình, khó nắm bắt và nhận diện hơn nhưng nó lại gây ra các tổn thương cho nạn nhân không thua kém bạo lực thể xác. Nếu không được phát hiện sớm và giải quyết đúng cách, bạo lực học đường có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần đối với học sinh bị bắt nạt.

Các hậu quả bao gồm tổn thương thân thể, tính mạng, các tình trạng như stress, hoảng sợ, lo âu, trầm cảm, giảm sút thành tích học tập, bỏ học...

Các em học sinh ở bậc trung học đang ở độ tuổi vị thành niên, lứa tuổi có sự thay đổi lớn về cả thể chất lẫn tâm lí. Chính yếu tố phát triển tâm lí và nhân cách, thể chất thiếu nhịp nhàng cũng như chưa hoàn thiện khiến trẻ tuổi vị thành niên hay bị khủng hoảng về tâm lí, khó kiểm soát các xung động, dẫn đến những suy nghĩ và hành động sai lệch so với yêu cầu và chuẩn mực xã hội.

Vị thành niên cũng là lứa tuổi có tỷ lệ cao về các vấn đề sức khỏe tâm thần như stress, lo âu, trầm cảm. "Nhiều em học sinh thực hiện hành vi bắt nạt cũng đang mang trong mình những vấn đề về sức khỏe tâm thần như các suy nghĩ sai lệch, chất chứa nhiều cảm xúc tiêu cực, tập nhiễm những hành vi xấu, thiếu các hành vi thích ứng.

Chính những người bị tổn thương lại muốn làm tổn thương người khác và hành vi bạo lực bắt nạt học đường được khởi phát tạo ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần cho học sinh bị bắt nạt", ThS.BS. Trần Văn Minh chia sẻ.

Học sinh thiếu kỹ năng sống

TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), nhận định, bạo lực học đường đã có từ lâu. Những vụ bạo lực tinh thần ở học đường ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn vì nó có thêm hiệu ứng của mạng xã hội. Nó tạo cho nạn nhân cảm giác không thể nào thoát khỏi.

Đó là điều vô cùng nguy hiểm. Sự việc nữ sinh N. tự tử phơi bày nhiều vấn đề về giáo dục. Chương trình giáo dục của Việt Nam hiện nay vẫn đang nặng giáo dục về kiến thức, còn giáo dục về tâm lý, đạo đức đang bị thiếu hụt.

"Nói đến học sinh là nói đến học giỏi, nói đến điểm số, nói đến ngoan ngoãn. Nhà trường nói riêng và cả ngành giáo dục nói chung nhấn mạnh đến thành tích đỗ đạt. Bố mẹ cũng chỉ mong là con mình có bằng cấp này, bằng cấp kia mà quên mất rằng con đường để đi đến những bằng cấp, thành tích đấy rất vất vả, nhọc nhằn với con trẻ.

Đừng dạy trẻ theo kiểu xã hội này toàn là màu hồng, hãy nói với trẻ về những vấn đề xã hội trên tinh thần xây dựng. Ở trường hay ở ngoài xã hội còn có nhiều vấn đề, có những va chạm, những cạm bẫy. Tiếc rằng, chúng ta còn thiếu trang bị kỹ năng để hỗ trợ trẻ vượt qua khó khăn.

Chuyện xung đột ở trường, ở lớp là chuyện khó tránh khỏi. Không thể cấm đoán hay đảm bảo rằng trẻ sẽ không có xung đột. Vậy hãy dạy trẻ cách giải quyết những mâu thuẫn, xung đột đó", TS. Khuất Thu Hồng nói.

Theo PNVN


bạo lực học đường


  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.
  • Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...
Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.