- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bật mí ngành học có mức thu nhập 1,5 tỷ đồng/năm, luôn thiếu nhân sự
Nhiều ngành học mang lại mức thu nhập cao và đang thiếu số lượng lớn nguồn nhân sự, mang lại cho người trẻ vô vàn cơ hội.
Thiết kế vi mạch là ngành chuyên nghiên cứu, phát triển và chế tạo chip điện tử hay còn gọi là mạch tích hợp (IC - Integrated Circuit). Các vi mạch tích hợp này có thể chứa hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử như transistor, điện trở, tụ điện và nhiều thành phần khác trên một chip nhỏ.
Ngành thiết kế vi mạch có mức lương hấp dẫn
Theo dự báo của Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Đông Nam Á (SEMI SEA), thị trường bán dẫn Việt Nam có thể tăng trưởng hơn 6% trong giai đoạn từ năm 2022 - 2027. Đáng chú ý, đến năm 2030, thị trường cần khoảng 1 triệu lao động cho tất cả các khâu thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói, kiểm thử chip.
Các chuyên gia cũng dự báo trong 5 năm tới, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực chip bán dẫn sẽ cần 20.000 người và 10 năm tới nhu cầu nhân lực có thể là 50.000 người từ trình độ đại học trở lên.
Ngành thiết kế vi mạch mang lại cơ hội việc làm và mức lương tốt. (Ảnh minh họa)
Hiện, TP.HCM chiếm 53% tổng nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Tuy nhiên, nguồn nhân lực liên quan đến thiết kế vi mạch bán dẫn lại khá thấp so với nhu cầu sử dụng. Do đó, việc đầu tư phát triển đào tạo kỹ sư có trình độ, chuyên môn cao trong ngành thiết kế vi mạch là cần thiết cho quá trình hội nhập quốc tế.
Theo khảo sát của HSIA (Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP.HCM), kỹ sư Thiết kế vi mạch có mức lương chênh lệch dựa trên số năm kinh nghiệm: Mới ra trường nhận lương trung bình khoảng 15 triệu/tháng. Kỹ sư có 1 - 3 năm kinh nghiệm, thu nhập 15 - 30 triệu/tháng. Sau 6 năm, lương trung bình 600 triệu - 1 tỷ đồng/năm. Còn từ 10 năm kinh nghiệm trở lên, mức lương có thể hơn 1,5 tỷ đồng/năm.
Nhiều doanh nghiệp đang tranh thủ cơ hội tiếp cận với sinh viên ngành học này ngay từ năm thứ hai, thứ ba thông qua những suất thực tập, công việc bán thời gian, học bổng thay vì đợi đến khi sinh viên tốt nghiệp. Từ đó, mang lại cho các bạn sinh cơ hội việc làm ngay từ sớm.
Một số trường đào tạo ngành thiết kế vi mạch
Đại học Bách khoa Hà Nội mở chuyên ngành thiết kế vi mạch trong ngành đào tạo Kỹ thuật Điện tử Viễn thông và ngành Kỹ thuật vi điện tử, Công nghệ nano. Các chương trình này tập trung vào cung cấp nhân lực chất lượng cao, chuyên gia, trong lĩnh vực thiết kế vi mạch và sản xuất - đóng gói - kiểm tra vi mạch.
Năm 2025, nhà trường vẫn giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh gồm: xét tuyển tài năng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét điểm thi đánh giá tư duy.
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội thiết kế chương trình đào tạo ngành công nghệ vi mạch bán dẫn hướng tới trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng chuyên môn liên quan đến thiết kế, chế tạo và đóng gói, kiểm thử vi mạch bán dẫn tích hợp.
Năm 2024, nhà trường tuyển sinh ngành học này theo 3 phương thức: xét kết quả thi đánh giá năng lực, xét tuyển thẳng và ưu tiên, xét điểm thi tốt nghiệp THPT với mức điểm chuẩn trúng tuyển là 25,01 (A00; A01; A02; D07).
Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) mở thêm ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông, chuyên ngành vi điện tử - thiết kế vi mạch để cung cấp nguồn nhân lực chuyên sâu về lĩnh vực vi mạch bán dẫn từ năm 2024. Ngành này chủ yếu ưu tiên xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh riêng.
Năm nay, ngành học này lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển là 26,31 điểm (A00; A01).
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn (Đại học Đà Nẵng) tuyển sinh ngành thiết kế vi mạch bán dẫn theo 4 phương thức: xét tuyển thẳng, xét kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM, xét học bạ, xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Năm 2024, với phương thức xét điểm thi tố nghiệp THPT, nhà trường lấy ngưỡng điểm trúng tuyển của ngành học này là 27 điểm (A00; A01; D01; D90).
Trường Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM) năm 2024, lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển ngành thiết kế vi mạch theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT là 26,5 điểm (A00; A01).
Ngoài ra, ngành học này còn xét tuyển theo 3 phương thức khác: xét tuyển thẳng và ưu tiên, xét điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM, xét chứng chỉ quốc tế.
Theo VTC News
-
Giáo dục7 giờ trướcChính sách hỗ trợ và miễn giảm học phí dành cho sinh viên sư phạm mang lại kết quả thực tế khi số lượng thí sinh đăng ký ngành học này ngày càng tăng cao.
-
Giáo dục8 giờ trướcDù đã cấm giáo viên tổ chức dạy thêm tại nhà nhưng nhiều phụ huynh vẫn có tâm lý nếu không cho con học thêm thì sẽ khó đạt được kết quả học tập cao trong các kỳ thi.
-
Giáo dục9 giờ trướcBà Đào Thị Bích Thuỷ - người từng được bổ nhiệm giữ chức phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh Bắc vừa bị Đại học Huế ra quyết định huỷ kết quả trúng tuyển cao học ngành Luật Kinh tế.
-
Giáo dục12 giờ trướcNgày 30/12/2024, Bộ GD&ĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm, thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành.
-
Giáo dục13 giờ trướcTP.HCM và Hải Dương là 2 địa phương đầu tiên trên cả nước chốt tiếng Anh là môn thi thứ ba vào lớp 10, năm học 2025-2026.
-
Giáo dục15 giờ trướcTheo quy định của Chính phủ, nhiều ngành học đặc thù được miễn, giảm học phí nhằm thu hút thí sinh đăng ký theo học.
-
Giáo dục16 giờ trướcXu hướng giáo dục tại Hàn Quốc năm 2024 đối mặt với một thách thức nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ kéo dài trong những năm tới: 86% giáo viên ở độ tuổi 20-30 cân nhắc rời bỏ nghề vì mức lương không đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống.
-
Giáo dục16 giờ trướcKiên trì rải khoảng hơn 600 đơn xin việc trong vòng 5 tháng, Nhật Quang nhận được cái gật đầu từ 4 công ty Mỹ, trong đó có Microsoft. Trước đó, Quang từng thực tập tại Facebook và Nvidia.
-
Giáo dục1 ngày trướcDưới đây là những khoản tiền nhà trường được phép thu của học sinh, phụ huynh cần nắm rõ.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừng tốt nghiệp đại học Mỹ, thay vì chọn ở lại, Sơn quyết định quay về Việt Nam khởi nghiệp, sau đó nộp hồ sơ vào Đại học Thanh Hoa để nâng cao năng lực quản lý.
-
Giáo dục1 ngày trướcDựa trên nhu cầu tại các bệnh viện, trường Đại học Y Hà Nội dự kiến mở thêm ngành Công tác xã hội và Kỹ thuật hình ảnh y học trong năm 2025.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrong bối cảnh đất nước tăng cường mở cửa hội nhập như hiện nay, việc giỏi ngoại ngữ mang lại nhiều lợi thế lớn.
-
Giáo dục1 ngày trướcVấn đề lạm thu trong trường học vẫn tồn tại suốt thời gian qua, khiến nhiều phụ huynh không khỏi bức xúc.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrong buổi trải nghiệm tại Hồ Núi Cốc, lúc xếp hàng lên cầu trượt cao tốc, hai học sinh của hai trường ở Hà Nội nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến xô xát, 1 người bị thương.