Bé gái 7 tuổi bị lạc bố nhưng có cách xử trí đáng khen ngợi nhờ bố mẹ đã dạy kỹ năng cơ bản này

Không hề hoảng loạn, khóc lóc như các bé khác, cô bé 7 tuổi bình tĩnh xử lý khi bị lạc bố.

Mới đây, truyền thông Trung Quốc đã hết sức ca ngợi một bé gái 7 tuổi khi vô tình lạc mất bố ở tàu điện ngầm nhưng lại biết cách xử lý rất bình tĩnh và thông minh.

Thay vì hoảng loạn, khóc lóc như những bé tầm tuổi đó khi bị lạc mất bố, mẹ, cô bé này đi tìm nhân viên nhà ga tàu điện ngầm và đọc số điện thoại của bố mẹ để nhờ họ liên lạc giúp.

Rồi cô bé ngồi trong văn phòng của ga tàu và bình tĩnh làm bài tập về nhà. Người cha khi tới đón con, thấy cảnh này, mừng đến phát khóc.

Bé gái 7 tuổi bị lạc bố nhưng có cách xử trí đáng khen ngợi nhờ bố mẹ đã dạy kỹ năng cơ bản này-1Ảnh minh họa.

Cư dân mạng ca ngợi hết lời về cách xử lý tình huống thông minh và bình tĩnh của cô bé và mọi người chắc rằng, để có những kỹ năng này, bé đã được bố mẹ dạy rất kỹ trước đó.

Mọi người cho rằng, bên cạnh việc cho con đi học các lớp ngoại khóa múa, võ, vẽ… thì cha mẹ cần dạy con nhận thức về sự an toàn, dạy trẻ cách đối phó và cứu mình trong những tình huống nguy hiểm.

Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ có thể gặp những tình huống nguy hiểm như khi bị bắt cóc, mắc kẹt trong một môi trường kín… Nếu cha mẹ, người lớn không ở bên cạnh, trẻ không xử lý đúng cách sẽ xảy ra những thảm họa khôn lường.

Khả năng tự bảo vệ của trẻ trong trường hợp gặp rắc rối cần được cha mẹ dạy và nhắc nhở con hàng ngày.

Khi bị lạc

Trẻ tầm 3 tuổi trở lên, bố mẹ nên dạy con nhớ số điện thoại của người thân phòng trường hợp bị lạc. Cha mẹ luôn nhắc nhở con, khi chẳng may bị lạc rồi, hãy đứng nguyên một chỗ và nhờ cảnh sát, nhân viên an ninh, nhân viên bảo vệ hoặc người lớn nào nào gần đó liên lạc với số điện thoại của bố mẹ.

Bị bắt cóc

Dặn con, khi bị kẻ xấu bắt cóc, hãy cố gắng giẫy giụa, kêu la rằng đó không phải là bố mẹ mình để gây sự chú ý xung quanh. Cha mẹ dạy con một số kỹ năng thoát khỏi tay kẻ bắt cóc rồi chạy ngay tới nhờ sự giúp đỡ của những người lớn khác hoặc cảnh sát.

Bé gái 7 tuổi bị lạc bố nhưng có cách xử trí đáng khen ngợi nhờ bố mẹ đã dạy kỹ năng cơ bản này-2


Điều quan trọng nữa là cha mẹ nên dạy con tránh xa những người lạ cố tình tiếp cận con. Nhắc nhở con không được nhận bất cứ thứ gì từ người lạ, ghi nhớ số điện thoại của người thân trong gia đình, số nhà để khi gặp nguy sẽ nhờ người lớn liên lạc giúp.

Những kẻ bắt cóc còn có chiêu trò giả vờ là những nạn nhân đáng thương để dụ trẻ giúp đỡ rồi bắt cóc. Vậy nên cha mẹ cũng nên dạy con từ chối giúp bất kỳ người lớn nào, trong mọi hoàn cảnh hãy tìm một người lớn khác nhờ giúp đỡ.

Dạy con sống sót khi gặp những thảm họa tự nhiên như hỏa hoạn, động đất

Đối với hỏa hoạn trẻ nên được dạy các kỹ năng cơ bản như không hoảng sợ, tìm lối thoát và không sử dụng thang máy, che miệng bằng khăn ướt để tránh hít phải khói. Khi di chuyển ra lối thoát các con nên nhớ phải bò người xuống sàn, vì khói thường bay phía trên.

Trong trường hợp động đất, cha mẹ nên dạy con trốn dưới những chỗ chắc chắn như gầm bàn và không bao giờ đi thang máy.

Cách xử trí khi bị mắc kẹt ở môi trường kín

Khi bị kẹt trong thang máy: trước tiên hãy nhấn hết các tầng trên bảng điều khiển, nhấn nút trợ giúp, sau đó dùng điện thoại di động hoặc đồng hồ điện thoại để gọi trợ giúp.

Khi bị kẹt trong xe ô tô: hướng dẫn con cách mở cửa xe từ phía trong, bấm còi xe để gây sự chú ý của mọi người xung quanh.

Khi bị mắc kẹt trong các môi trường khác, nếu không thể liên lạc được bằng điện thoại, hãy dạy trẻ cách tạo tín hiệu kêu cứu như lấy vật cứng đập mạnh vào tường, ống nước hoặc vật gì đó gây được tiếng động.

Ghi nhớ các số điện thoại đặc biệt

Ngay từ nhỏ, cha mẹ nên dạy con nhớ các số điện thoại đặc biệt như cứu hỏa, cấp cứu, cảnh sát để phòng những trường hợp nguy cấp.

Theo ICTVietNam

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ictvietnam.vn/be-gai-7-tuoi-bi-lac-bo-nhung-co-cach-xu-tri-dang-khen-ngoi-nho-bo-me-da-day-ky-nang-co-ban-nay-2220209510550731.htm

Trẻ đi lạc

bài học hay dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.