- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sau loạt ý kiến về việc bỏ hay vẫn thi tốt nghiệp, Bộ GD-ĐT chính thức trình Chính phủ phương án thi THPT quốc gia
Bộ GD-ĐT chính thức trình Chính phủ phương án thi THPT quốc gia 2020, tuy nhiên bên cạnh đó phương án không tổ chức kỳ thi đã được Bộ GD-ĐT đưa ra.
Ngày 14/4, Bộ GD-ĐT trình Chính phủ phương án thi THPT quốc gia, ứng phó với dịch bệnh COVID-19 theo yêu cầu của Thủ tướng trước đó.
Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến với Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ xin ý kiến Chính phủ và Ủy ban thường vụ Quốc hội về kỳ thi THPT Quốc gia. Hai kịch bản thi được Bộ đưa ra, trong đó có tình huống không tổ chức kỳ thi này.
1. Tổ chức thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, cho biết, nếu học sinh có thể đi học trước ngày 15/6 thì vẫn có thể tổ chức kỳ thi THPT quốc gia vào giữa tháng 8/2020. Vì sau khi kết thúc năm học, ngày 15/7, học sinh cuối cấp còn gần 1 tháng để ôn tập trước khi thi, như thời gian học sinh được ôn năm 2019.
Nếu thi thì phương thức cơ bản vẫn giữ nguyên năm cũ, nhưng xem xét giảm số môn thi phù hợp. Hiện nay, chương trình học kỳ 2 của lớp 12 đã được tinh giản. Nội dung phần tinh giản sẽ không có trong đề thi. Đề thi tham khảo vừa công bố cũng đã điều chỉnh. Bộ cũng sẽ giảm nhẹ thêm yêu cầu với học sinh.
"Đề thi sẽ được giảm nhẹ hết mức có thể, không ra vào các phần kiến thức đã được tinh giản nhưng vẫn phải đảm bảo phân loại được mức độ học lực của học sinh", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay.
Bộ GD-ĐT chính thức trình phương án thi THPT Quốc gia 2020.
Ông Độ phân tích thêm, học kỳ 2 có 18 tuần, học sinh đã học được 2 tuần trước Tết; sau khi tinh giản, chương trình có thể hoàn thành trong khoảng 10 tuần đến khi kết thúc năm học, trước 15/7.
Trong hơn hai tuần từ khi có hướng dẫn dạy học trực tuyến và dạy qua truyền hình của Bộ (từ 25/3 đến nay), các cơ sở giáo dục đều dạy - học theo phương thức này. Nếu tính từ 15/4 là mốc thời gian các trường dạy học trực tuyến, trên truyền hình (một số nơi làm sớm hơn), cộng với thời gian dạy học trực tiếp khi học sinh quay lại trường (muộn nhất là 15/6) thì vẫn đủ thời gian để hoàn thành chương trình năm học.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: "Nếu dịch bệnh được kiểm soát thì vẫn có thể tổ chức được các kỳ thi, trong đó có thi THPT quốc gia, là điều cần thiết để duy trì động lực học tập của học sinh”.
2. Không tổ chức thi THPT Quốc gia
Ngoài phương án tổ chức thi, Bộ GD-ĐT cũng đưa ra thêm phương án không tổ chức thi tốt nghiệp tùy thuộc vào tình hình dịch Covid-19.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định vì lý do bất khả kháng, Bộ cũng tính toán một kịch bản cho việc không tổ chức kỳ thi mà giao cho các địa phương xét tốt nghiệp THPT. Bộ sẽ xin ý kiến Chính phủ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép việc này để phù hợp với Luật Giáo dục.
Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo trường THPT vùng khó khăn chỉ ra rằng tính toán của Bộ phải dựa trên bình diện quốc gia, chứ không thể nhìn vào một số trường hoặc một số địa phương làm tốt để “áp” cho đại trà. Nếu lấy mốc muộn nhất là ngày 15/6 trở lại trường thì quá gấp gáp, thậm chí không đủ thời gian cho việc tổ chức các bài kiểm tra định kỳ cho học sinh theo đúng quy định hiện hành.
Theo Nhịp Sống Việt
- Giáo dục25 phút trướcCô giáo chủ nhiệm đăng clip cảnh hàng chục học sinh lớp 9 cầm lon bia hô “1, 2, 3, zô” chúc tụng nhau. Cô giáo không ngăn cản mà còn cổ vũ, kích động chúng uống bia.
- Giáo dục18 giờ trướcMột học sinh trường THPT Nguyễn Văn Linh (TP.HCM) phát hiện gián trong phần cơm trưa. Nhà trường đã kiểm tra nhưng không biết nguyên nhân từ đâu.
- Giáo dục1 ngày trướcNgày 3/3, đoạn clip ghi lại cảnh một nam sinh bị 3 học sinh khác đấm đá túi bụi trong khu nhà vệ sinh khiến cộng đồng mạng xôn xao.
- Giáo dục2 ngày trướcĐại diện Bộ GD-ĐT vừa lý giải về nghĩa của từ “bắt buộc” trong quyết định thí điểm đưa môn Tiếng Hàn trở thành một trong các môn Ngoại ngữ 1.
- Giáo dục2 ngày trướcBộ GD-ĐT vừa ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9/2/2021.
- Giáo dục2 ngày trướcCứ ngỡ "drama" này chỉ có 2 nhân vật tham gia nhưng dần dần, nhiều tên tuổi lớn trong làng Vật Lý cũng góp mặt, tranh cãi sôi nổi.
- Giáo dục3 ngày trướcSở GD-ĐT Hải Dương vừa có công văn về việc tổ chức dạy và học sau cách ly xã hội toàn tỉnh.
- Giáo dục3 ngày trướcMặc dù Bộ có chỉ đạo các trường tự chủ về mặt thời gian, nhưng Hà Nội đề nghị Bộ GD&ĐT có định hướng về lịch học trở lại sau ngày 8/3 để không dồn vào một thời điểm.
- Giáo dục3 ngày trướcChương trình “Du học không gián đoạn” do Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) triển khai, giúp học sinh có cơ hội học tập trong môi trường quốc tế tại Việt Nam, chuyển tiếp về nước từ đại học nước ngoài hoặc chuyển tiếp du học từ Việt Nam.