- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bố mẹ tránh làm 3 điều này khi đưa đón con đi học: Điều số 2 có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý con
Bố mẹ thường làm một số việc gây nguy hại đến sự phát triển của con nhưng lại không phát hiện ra.
Thời gian đưa con đi học hay đón con về nhà đều là khoảnh khắc được nhiều phụ huynh yêu thích. Bởi họ sẽ được nghe con tỉ tê đủ thứ chuyện ở trường lớp. Đây cũng là cơ hội "vàng" giúp bố mẹ gần gũi con, thấu hiểu tâm tư tình cảm của con. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên đưa ra những lời khuyên hữu ích, giúp con đối mặt với những vấn đề đang gặp phải.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại không coi trọng khoảng thời gian này. Họ không trò chuyện với con hoặc đang mải mê suy nghĩ những việc khác. Nhiều người còn mắc những sai lầm nghiêm trọng khi đưa đón con đi học mà chính bản thân không hề hay biết. Dưới đây là 3 sai lầm mà phụ huynh thường mắ phải, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của con.
1. Bố mẹ thường xuyên đưa con đi học muộn
Thông thường, khi lên 3 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu đi mẫu giáo để hình thành những kỹ năng đơn giản trong cuộc sống như: Giao tiếp, biết quan tâm, sẻ chia với mọi người… Đến khi trẻ bước sang 5 tuổi, giáo viên sẽ dạy chữ cho trẻ để chuẩn bị bước vào lớp 1. Giai đoạn học mẫu giáo được coi là thời gian "vàng" giúp hình thành thói quen, tính cách nhưng nhiều phụ huynh lại không quan tâm.
Bố mẹ chính là người thầy tốt nhất dành cho con cái. Trẻ sẽ học tập những lời nói, thói quen, hành động từ bố mẹ. Vì thế, nếu bố mẹ thường xuyên đưa con đi học muộn sẽ khiến con không ý thức được thời gian, hình thành thói vô kỷ luật. Thậm chí, nguy hiểm hơn là trẻ coi thường việc học, nghĩ rằng đi học chỉ cần chơi là đủ. Vì thế, bố mẹ nên chấp hành đúng quy định của nhà trường, đưa trẻ đến đúng giờ. Điều này giúp hình thành tác phong và khái niệm thời gian đúng đắn cho trẻ.
Bố mẹ cần chú ý đưa con đi học đúng giờ.
2. Hỏi con về những chủ đề tiêu cực
Thông thường, trên đường đón con đi học về, phụ huynh thường hay trò chuyện, tỉ tê tâm sự cùng con. Bố mẹ thường hỏi con những câu đại loại như: "Hôm nay con có hoàn thành bài tập không?", "Có điều gì không vui trong ngày?", "Con có bị ai bắt nạt không?"... Tuy nhiên, bố mẹ không nên xoáy sâu vào những vấn đề đó bởi sẽ khiến con có cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực về việc đi học.
Trên đường đi học về, tốt nhất bố mẹ nên dành thời gian hỏi con những chuyện vui trong ngày. Trẻ sẽ cảm thấy phấn khởi, hứng thú với trường lớp, thầy cô và bạn bè. Trong trường hợp con có chuyện không vui, bố mẹ nên nhẹ nhàng hỏi han và tìm hướng giải quyết cùng con.
3. Thảo luận về giáo viên với các phụ huynh khác trước mặt con
Nhiều phụ huynh khi đón con đi học về có thói quen đứng trò chuyện với các phụ huynh khác. Hầu hết chủ đề họ thảo luận đều xoay quanh chuyện học tập của con, học phí, phương pháp giáo dục… Trong cuộc trò chuyện, nhiều người hay đánh giá, nhận xét về giáo viên, chẳng hạn như: "Kỹ năng viết và đọc của con tôi không tiến bộ, có thể do giáo viên không sát sao", "Dạo này con tôi sụt cân, chắc cô giáo lại chểnh mảng việc chăm sóc trẻ!"…
Trong khi phụ huynh đang thảo luận, trẻ đứng bên cạnh vô tình nghe được và suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực. Từ đó, có thể dẫn đến việc trẻ phản kháng và không tôn trọng giáo viên. Trẻ cho rằng giáo viên đang mắc lỗi sai, chưa làm tròn bổn phận, đã từng bị bố/mẹ mình phê bình. Trong trường hợp có điều gì không hài lòng, bố mẹ nên trao đổi trực tiếp với giáo viên để có phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Giáo dục3 giờ trướcTrưởng phòng GD-ĐT huyện Bá Thước (Thanh Hóa) vừa bị kỷ luật khiển trách do viết thư ngỏ gửi các trường để xin tiền, gây bức xúc dư luận.
-
Giáo dục5 giờ trướcBáo cáo tổng hợp thu chi quỹ lớp 1E của Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Quận 3 trong học kỳ 1 có chi 500.000 đồng/tháng cho tiền vệ sinh lớp học.
-
Giáo dục18 giờ trướcBài tập về nhà cho trẻ em là bài kiểm tra cho trẻ hay cho bố mẹ? Làm sao để thực sự giảm bớt gánh nặng bài tập về nhà cho con?
-
Giáo dục22 giờ trướcĐể trở thành một giáo viên giỏi và thành công trong nghề dạy học, không cần học sinh xuất chúng mà chỉ cần trò tiến bộ qua mỗi ngày, mỗi hành trình.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrần Thế Trung, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2019 quyết định không đi du học Úc mà ở lại Việt Nam học tập. Đây cũng là quán quân đầu tiên trong lịch sử Olympia từ trước đến nay chọn hướng đi này.
-
Giáo dục1 ngày trướcCha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân khiến con mình học kém để từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp.
-
Giáo dục2 ngày trướcCao Ung Hàm - thần đồng của Trung Quốc sở hữu IQ 146 thuộc nhóm 2% thế giới nhờ vào phương pháp giáo dục của bố mẹ để duy trì khả năng tư duy logic và trí thông minh.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐể giải bài toán thiếu giáo viên, nhất là ở miền núi, vùng sâu vùng xa, có ý kiến đề xuất khi tuyển dụng, nên hạ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo đối với ứng viên. Tuy nhiên, điều này lại "vướng" Luật Giáo dục.
-
Giáo dục3 ngày trướcLãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, năm 2023, các trường đại học có quyền công bố xét tuyển sớm.
-
Giáo dục5 ngày trướcMùa tuyển sinh năm 2023, nhiều trường đại học dự kiến vẫn sử dụng phương thức xét tuyển học bạ.
-
Giáo dục5 ngày trướcPhụ huynh xông vào trường hành hung, quyết ăn thua đủ với giáo viên, nhẹ hơn thì nạt nộ, đe dọa người thầy. Có phụ huynh quanh năm đi kiện nhà trường... Hàng loạt trường hợp phụ huynh khó đỡ, ứng xử thiếu văn minh khiến thầy, cô trở tay không kịp.
-
Giáo dục6 ngày trướcTục mùng 3 Tết thầy vốn mang ý nghĩa để tỏ lòng biết ơn và kính trọng thầy cô. Do đó, tết gì hoàn toàn nằm ở tấm lòng, miễn phù hợp với quan hệ thầy – trò, tránh biến thành cơ chế 'xin – cho'.
-
Giáo dục24/01/2023Câu dặn dò của ông bà 'mồng 1 Tết cha, mồng 2 Tết mẹ, mồng 3 Tết thầy' vẫn còn đó, nhưng ngày nay mồng 3 Tết thầy đã dần bị lãng quên trong kí ức những thế hệ học trò kế cận.