- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bốc thăm môn thứ 3 vào lớp 10: Có nên 'trói' học sinh bằng thi cử?
Khi bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, Bộ GD&ĐT phải tính đến phương án đổi mới các kỳ thi Tốt nghiệp THPT cũng như thi tuyển lớp 10. Phương án cho học sinh bốc thăm môn thi thứ 3 để tuyển sinh lớp 10 từ năm 2025 mà Bộ GD&ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến đã gây nhiều tranh cãi.
Trước khi triển khai chương trình GDPT mới, kỳ thi Tốt nghiệp THPT dù được phân cấp, phân quyền về các địa phương nhưng Bộ GD&ĐT vẫn chịu trách nhiệm ra đề, ban hành quy chế thi và thanh kiểm tra các khâu tổ chức thi, chấm thi nhằm đảm bảo được chất lượng chung.
Từ năm 2025, học sinh lớp 12 sẽ là lứa đầu tiên thi theo chương trình mới và đương nhiên, phương án thi cũng mới. Thay vì cùng lúc thi tốt nghiệp nhiều môn, trong đổi mới phương án thi lần này Bộ GD&ĐT đã rút gọn số môn thi xuống còn 4, trong đó Toán, Ngữ văn là môn bắt buộc và học sinh được lựa chọn 2 môn trong số các môn còn lại theo năng lực của bản thân.
Trước khi “chốt” phương án thi này, Bộ GD&ĐT đã lấy ý kiến giáo viên, các nhà trường và nhận được sự đồng tình với lý do, học sinh được giảm tải.
Phương án cho học sinh bốc thăm môn thi thứ 3 để tuyển sinh lớp 10 từ năm 2025, Bộ GD&ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến gây nhiều tranh cãi. (ảnh: Như Ý)
Với chương trình bậc phổ thông, tuyển sinh đầu cấp lớp 1, 6 theo tuyến, các trường học không được tổ chức kiểm tra, đánh giá để tuyển đầu vào. Tuy nhiên, với định hướng phân luồng, hướng nghiệp khi học sinh học hết bậc THCS, các địa phương bắt buộc phải có phương án tuyển sinh lớp 10 THPT.
Từ trước đến nay, Bộ GD&ĐT trao quyền cho các tỉnh, thành phố quyết định từ phương thức, đề thi, chấm thi… dẫn đến tình trạng mỗi nơi một kiểu, không đồng đều. Có nơi hết THCS lên THPT gần 100%, có nơi học sinh trầy trật học, thi vượt cấp gắt gao, áp lực vì chỉ có 60% em vào công lập bậc THPT.
Với phương án thi tuyển lớp 10 cho chương trình GDPT mới, Bộ GD&ĐT hiện đã lấy ý kiến các địa phương, trường học về việc sẽ thống nhất khung chung đó là tổ chức 3 môn thi gồm Toán, Văn và một môn thi thứ 3 trong số các môn còn lại. Các địa phương vẫn chịu trách nhiệm ra đề thi, tổ chức thi tuyển.
Nhiều ý kiến cho rằng, với một kỳ thi không nên bốc thăm, vốn dĩ có tính may rủi mà thay vào đó cần định hình các môn học có tính chất quan trọng làm trụ cột kiến thức, các môn bồi đắp giá trị khác như: kỹ năng, đạo đức, pháp luật... từ đó mới xây dựng phương án thi đảm bảo mục tiêu cần đạt.
Nhiều học sinh chưa biết học để làm gì?
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho rằng, giảm tải thi cử cho học sinh là rất cần thiết tuy nhiên trên thực tế dù có nói nhiều, học sinh vẫn chưa tự giác học tập để phát triển bản thân. Đa số học sinh, phụ huynh hiện vẫn có quan điểm, tư tưởng là học để đạt điểm số cao, thi đạt chứng chỉ, có bằng cấp, không phải học trang bị kiến thức.
TS Tùng Lâm ủng hộ phương án “treo” trên đầu học sinh một môn thi thứ 3 của Bộ GD&ĐT là cần thiết trong bối cảnh hiện nay bởi lẽ thực tế nhiều năm qua, học sinh sẽ chỉ học những môn để thi, ngó lơ những môn khác. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng học sinh khi lên bậc THPT, các em thiếu kiến thức nền tảng ở các môn Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội để có thể lựa chọn các môn chuyên sâu cho tổ hợp xét tuyển ĐH. Hay nói một cách khác, đây là phương án để thầy không bỏ dạy, trò không bỏ học.
Bà Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) chia sẻ, với chương trình mới khi lên THPT, điểm mới là học sinh được chọn môn học theo tổ hợp phù hợp năng lực bản thân. Tuy nhiên, nếu không có nền tảng kiến thức các môn khối tự nhiên vững vàng, học sinh sẽ chọn phương án an toàn ở các môn xã hội học thuộc. Nhà trường phải xem học sinh mạnh môn nào để tư vấn ghép các môn tổ hợp nhưng ít em chọn cùng lúc các môn cùng tổ hợp Khoa học tự nhiên hay tổ hợp Toán, Hóa, Sinh vì khó.
Với kỳ thi tuyển sinh lớp 10, hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức cũng băn khoăn nên tính đến chuyện đưa ngoại ngữ trở thành môn thi nhằm thúc đẩy việc học ở học sinh. Tuy nhiên, khi đưa thêm ngoại ngữ thành môn bắt buộc và chỉ có 3 môn thi, sẽ tạo lỗ hổng lớn đối với kiến thức nền tảng các môn tự nhiên, xã hội. Trường hợp thêm phương án thi 3 môn cố định Toán, Văn, Ngoại ngữ và 1 môn thi thứ 4 cũng có thể vấp phải ý kiến dư luận thi quá nhiều môn, gây áp lực cho học sinh. “Do đó, phương án thi 3 môn và 1 môn bốc thăm như dự kiến là hợp lý tuy nhiên Bộ GD&ĐT nên giới hạn số môn nằm trong danh mục bốc thăm”, bà Quỳnh nói.
Theo Tiền Phong
-
Giáo dục1 giờ trướcVới tư cách là người đứng đầu ngành giáo dục TP.HCM, ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM khẳng định "vẫn kiên định, kiên trì tham mưu UBND TP.HCM tiếp tục thi vào lớp 10 bằng tiếng Anh cho đến khi Bộ GD&ĐT cho phép thành phố tự quyết định".
-
Giáo dục1 giờ trướcTheo các chuyên gia điểm học bạ không thực chất, ảo nhiều, theo thời gian học sinh viên không theo kịp chương trình, rơi rụng…khiến các đại học thất thu, nên đã dần "quay lưng" với xét tuyển học bạ.
-
Giáo dục12 giờ trướcGiáo viên bị kết luận sai phạm khi thuê người khác thay mình đứng lớp đã có những chia sẻ về vụ việc với phóng viên Báo Người Lao Động
-
Giáo dục17 giờ trướcDo sai phạm trong quản lý tài chính và cho giáo viên thuê người dạy thay, hiệu trưởng và giáo viên Trường Tiểu học và THCS Ia Mơ Nông bị UBND huyện Chư Păh (Gia Lai) yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
-
Giáo dục21 giờ trướcCác trường công lập hằng năm không có thưởng Tết mà thường có khoản tiết kiệm chi tiêu từ ngân sách chia ra nhằm động viên thầy cô. Với trường khó khăn, ít học sinh, dịp Tết đến, thầy cô chỉ nhận được cân giò, chai dầu ăn làm quà.
-
Giáo dục22 giờ trướcThiên tài Vật lý Dương Dục gây chấn động giới khoa học khi vừa công bố nghiên cứu thành công qubit cơ học đầu tiên thế giới, mở ra khả năng lưu trữ, thao tác và ứng dụng thông tin lượng tử.
-
Giáo dục22 giờ trướcChuyên gia cho biết, có trường đại học chỉ xét kết quả học tập của học sinh ở lớp 10, 11 và học kỳ 1 của lớp 12 nên có câu chuyện học sinh ăn Tết xong vào học kỳ 2 không tập trung học nữa, ảnh hưởng đến tâm lý học tập của những học sinh khác.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau bài phản ánh bất cập môn thi tự chọn trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đăng trên báo Tiền Phong số ra ngày 9/12, nhiều giáo viên đề xuất nên tăng thời gian làm bài thi các môn tự chọn.
-
Giáo dục1 ngày trướcHai bác sĩ đã bị thu hồi bằng tiến sĩ do gian lận dữ liệu nghiên cứu. Cả hai đều là giáo sư tại Đại học Mansoura, Ai Cập thời điểm bị tước bằng.
-
Giáo dục1 ngày trướcSáng 9/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia TPHCM và các bộ, ngành liên quan về nghiên cứu, đề xuất sắp xếp 2 đại học quốc gia, bảo đảm hiệu quả, phát huy tốt nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừ tố cáo của công dân, UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Nội vụ tham mưu cho tỉnh kiểm điểm ông Tạ Thanh Vũ – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này do “thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác”.
-
Giáo dục1 ngày trướcNội dung được nêu trong dự thảo chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh THCS công lập và tư thục, năm học 2024 - 2025, trình HĐND thành phố, sáng 9/12.
-
Giáo dục1 ngày trướcChỉ vì câu chuyện có nên cho con luyện viết chữ đẹp hay không mà nhiều gia đình trở nên căng thẳng, vợ chồng mâu thuẫn.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐây là một trong những vấn đề Sở GD-ĐT Hà Nội nhận thấy trong những năm qua khi triển khai hỗ trợ thí sinh tham gia xét tuyển sớm vào đại học.