- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Bỗng dưng" thất nghiệp, giáo viên mầm non loay hoay mưu sinh mùa Covid: Từ giữ trẻ, giúp việc theo giờ đến... làm shipper
Tạm xa trẻ ở trường mầm non mùa dịch, nhiều giáo viên tư thục phải trở thành người trông trẻ, bán hàng online, giúp việc theo giờ để trang trải.
Khi biết tin tạm nghỉ dạy, cô Ngọc Trâm, giáo viên mầm non một trường tư thục tại Hà Nội gọi điện cho hai phụ huynh có con đang theo học tại lớp mình, hỏi có cần giữ trẻ không. Tuy nhiên phụ huynh đã thu xếp được nên cô chuyển sang tìm việc thời vụ.
Cô Trâm cho biết, từ trước Tết khi thành phố chính thức gửi thông báo khẩn cho học sinh nghỉ học để chủ động phòng chống dịch Covid-19 sớm hơn 1 tuần so với dự kiến, nhiều phụ huynh không thể nghỉ làm trông con nên cô nhận giữ vài em và tính phí theo ngày.
"Mình nhận giữ bé theo đúng lịch sinh hoạt của trường, một bé một ngày phí 150 ngàn đồng. Cũng may lúc đó kết nối được 2 phụ huynh nên cũng kiếm thêm được chút tiền trang trải. Giờ thì khó hơn vì nhiều bé được bố mẹ cho ở lại thêm ở quê hoặc gửi về quê cho ông bà. Nếu dịch kéo dài thì sắp tới mình chua biết làm gì để kiếm thêm thu nhập", cô Trâm cho biết.
Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều trường học đóng cửa sau Tết. Ở lĩnh vực giáo dục, có thể nói, khó khăn lớn nhất chính là hệ thống trường tư thục, khi 100% thu chi đều dựa vào học phí phụ huynh đóng góp thì việc học sinh nghỉ học dài ngày đã khiến các trường và giáo viên đứng trước nhiều khó khăn.
Việc học sinh nghỉ học dài ngày đã khiến các trường và giáo viên đứng trước nhiều khó khăn. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ đợt dịch trước phải nghỉ làm nhiều tháng mà công việc sau khi trở lại cũng chưa chắc đảm bảo, nhiều giáo viên đợt này chủ động tìm việc ngay từ sau Tết để kiếm thêm thu nhập.
"Năm ngoái, ban đầu nghỉ một tuần, chúng tôi đợi. Lúc có thông báo nghỉ thêm một tuần, tôi tự nhủ phải ráng. Đến khi có tin nghỉ hết tháng và có khi hết tháng 3 thì ứa nước mắt. "Chưa bao giờ tôi thấy bị động như lúc này", cô Hải My, một giáo viên mầm non chia sẻ. Vậy nên hiện tại trường nghỉ học, cô cũng như các đồng nghiệp khác không biết có lương hay không bởi chưa có thông báo chính thức nhưng thay vì chờ đợi, các cô phải chủ động kiếm thêm thu nhập.
"Nhiều giáo viên mầm non tìm được công việc giữ trẻ thì đã là may mắn vì tìm được việc làm thêm đúng chuyên môn. So với lương trường, thù lao trông một trẻ đôi khi chỉ bằng phân nửa nhưng cũng hơn là phải làm các việc khác trái ngành như giúp việc hay giao hàng. Thật ra không tìm được trẻ thì cũng đành chịu, mùa dịch này thêm đồng nào lúc này cũng quý", cô My tâm sự.
Giáo viên tạm "thất nghiệp", cần kiếm việc làm...
Chưa lúc nào, giáo viên có nhu cầu tìm nhiều việc làm thêm như lúc này khi trường dừng hoạt động vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Trên những hội nhóm dành cho phụ huynh hay trong những nhóm dân cư nội bộ, rất nhiều người đăng thông báo tìm việc làm với giới thiệu: Giáo viên tạm "thất nghiệp", cần kiếm việc làm...
Giáo viên đăng tin tìm việc.
Đồng nghiệp của cô My, dạy tại một trường học đóng trong một chung cư tại Hà Nội, nơi nhu cầu về giúp việc nhà rất lớn, lại dễ kiếm việc. Một số cô giúp việc nhà theo giờ, ngày 2-3 ca, mỗi ca tầm 2 tiếng, mỗi tiếng khoảng 50.000 - 60.000 đồng, các cô hay nói đùa là thu nhập cao hơn đi dạy. Người bạn cũng rủ cô My sang làm cùng, cô cũng đang cân nhắc vì đi lại khá xa.
Cô Linh, dạy trường công lập nhưng diện hợp đồng cho biết, nghỉ dạy, có thể cô sẽ không có lương hoặc có thì chỉ một phần rất ít. Trong khi, lương hợp đồng của cô cũng chỉ hơn 3 triệu đồng vốn đã khó khăn. Mới đây, cô nhận pha cà phê, làm đồ ăn sáng cho một tiệm của người quen, ngoài ra cô bán thêm hàng mỹ phẩm online kiêm luôn... shipper. Trước mắt cũng tạm ổn.
"Kiếm một việc tạm thời có thu nhập không phải là quá khó. Nhưng có nhiều cô giáo mang tâm lý ngại ngần, chưa kể nhiều cô gắn bó với công việc dạy học yêu trẻ nên rất nhớ trường, nhớ lớp. Như mình thời gian đầu khá phân vân khi chuyển hướng kinh doanh thêm, nhưng thật sự cũng phải tìm phương án dự phòng vì dịch bệnh không biết còn diễn biến phức tạp ra sao".
"Tuy nhiên, hai, ba tuần thì có thể xoay sở được, chỉ sợ dịch kéo dài như đợt trước rồi nhiều giáo viên "quên nghề", lúc đó không biết có còn giữ được nhiệt huyết mà theo sự nghiệp trồng người được không", cô Linh nói thêm.
"Nếu dịch kéo dài, có lẽ tôi không còn khả năng giữ trường nữa..."
Trong khi cô giáo mầm non khó khăn, những chủ trường tư cũng phải đối mặt với nhiều áp lực. Không có thu nhưng vẫn phải chi trả tiền thuê mặt bằng, thậm chí nhiều khoản phát sinh cho việc khử trùng, vệ sinh trường lớp...
Cô T.H, chủ trường mầm non tại Hà Đông, Hà Nội cho biết: "Dịch đợt 2 hồi tháng 8/2020 học sinh giảm một nửa, mới hơi ổn định một chút lại dính đợt dịch mới. Năm nay nghỉ Tết sớm một tuần, học phí tháng 2 chưa kịp thu, trong khi những chi phí khác vẫn phải chi trả, thực sự rất khó khăn.
Từ năm ngoái đến năm nay, giáo viên trường tôi chưa nhận được một khoản trợ cấp nào. Nhiều cô kết nối được với phụ huynh để trông trẻ tại nhà, vì thực sự ở thành phố không có ông bà giúp đỡ, nhu cầu tìm người giữ trẻ khi bố mẹ đi làm cũng khá lớn. Các cô chủ động tìm việc chứ không thấp thỏm chờ đợi như đợt dịch trước nữa.
Trên thực tế nếu không có dịch thì sau Tết học sinh nhập học rất đông. Nhưng như sau dịch đợt 2 vừa rồi trường tôi không tuyển sinh được nhiều vì kinh tế giảm sút mạnh do dịch, nhiều phụ huynh chuyển con từ trường tư sang trường công để tiết kiệm chi phí. Năm nay chưa biết tình hình sẽ thế nào.
Hiện tôi đang có phương án đàm phán với chủ nhà chia sẻ khó khăn bằng cách giảm tiền thuê mặt bằng bởi đây là một gánh nặng lớn nhất đối với trường tư. Bên cạnh đó mong nhà nước có chính sách cho các trường tư vay vốn từ ngân hàng chính sách không lãi suất để duy trì hoạt động. Có sự quan tâm bằng cách hỗ trợ cho vay để giảm bớt khó khăn còn có động lực làm, chứ nếu không dịch lại kéo dài thì chỉ có cách đóng cửa trường vì không thể gắng gượng thêm như năm ngoái được nữa", cô H. nói.
Theo Nhịp Sống Việt
-
Giáo dục22 giờ trướcPhương pháp giáo dục của người mẹ tưởng chừng đơn giản, nhưng nó đã giúp 2 trong 3 đứa con trai bà trở thành triệu phú.
-
Giáo dục23 giờ trướcNhiều trường đại học nâng mạnh mức học phí, khiến nhiều phụ huynh và học sinh lo lắng.
-
Giáo dục1 ngày trướcHình ảnh người bố hiện lên đích thị là “ông bố quốc dân”, việc gì cũng làm được.
-
Nữ sinh bị nhóm bạn đánh hội đồng và quay clip đăng lên mạng xã hội, nguyên nhân sự việc gây bất ngờGiáo dục1 ngày trướcBị nhóm bạn đánh liên tiếp, nữ sinh chỉ đứng im chịu trận.
-
Giáo dục1 ngày trướcTheo Quyết định số 2551 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh cả nước sẽ nghỉ hè sau ngày 31/5/2022, tùy theo kế hoạch của địa phương.
-
Giáo dục1 ngày trướcDự kiến năm học tới học phí đối với bậc THCS tăng gấp đôi so với năm ngoái, từ 19.000-155.000 đồng lên 50.000-300.000 đồng/tháng.
-
Giáo dục2 ngày trướcViệc một số hiệu trưởng Hà Nội đề xuất cho học sinh đi học từ tháng 8 nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Theo nhiều giáo viên cho rằng, điều này khá hợp lý vì học sinh và giáo viên có thời gian đến trường sớm củng cố thêm kiến thức bị thiếu hụt, bồi đắp những kĩ năng. Tuy nhiên, nhiều giáo viên khác lại cho rằng, như vậy là không thỏa đáng.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐại học Quốc gia Hà Nội đã chính thức chuyển trụ sở làm việc tới Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội). Từ nay đến tháng 9/2022, khoảng 6.000 sinh viên sẽ tới học tập tại đây.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrường ĐH Y Hà Nội vừa thông qua mức thu học phí mới đào tạo trình độ đại học, sau đại học cho năm học 2022 – 2023. Theo đó, mức học phí của một số chuyên ngành đào tạo sẽ tăng trên 70%.
-
Giáo dục2 ngày trướcTheo Sở GD&ĐT Hà Nội, học sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 năm nay có 4 ngày (từ 23-26/5) để kiểm tra lại thông tin cá nhân, nguyện vọng đăng ký, điểm ưu tiên…, mọi sai sót có thể sửa chữa kịp thời.
-
Giáo dục2 ngày trướcQua làm việc với đoàn kiểm tra của phòng GD&ĐT huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cô giáo L. thừa nhận đã đánh 19 em của hai lớp khối 9 trong mỗi giờ học.
-
Giáo dục2 ngày trướcHọc bổng Đại sứ Vương Quốc Anh với giá trị 800 triệu đồng/ suất đã được trao cho 4 sinh viên xuất sắc, mang đến cơ hội học tập trong môi trường chuẩn quốc tế tại Việt Nam.