Cô giáo giao bài tập về nhà "Hãy vẽ mẹ của em", mở bức tranh đầu tiên của bé 5 tuổi liền giật mình gọi cho phụ huynh

Khi nhìn thấy bức tranh của cậu bé 5 tuổi, cô giáo đã rất ngỡ ngàng. Sau đó, cô lập tức gọi điện trao đổi với phụ huynh.

Khi nhìn thấy bức tranh của cậu bé 5 tuổi, cô giáo đã rất ngỡ ngàng. Sau đó, cô lập tức gọi điện trao đổi với phụ huynh.

Rất nhiều trẻ em có niềm đam mê với vẽ vời, hội họa. Thế nhưng, khả năng mỹ thuật chưa hoàn thiện nên thành phẩm đôi khi là những bức tranh với đường nét nguệch ngoạc, hài hước hoặc khó hiểu.

Các bậc phụ huynh, thầy cô thường nghĩ rằng những hình ảnh đó hoàn toàn vô nghĩa, chỉ là xuất phát từ trí tưởng tượng của trẻ thôi. Nhưng thực tế, theo tâm lý học thì những gì trẻ thể hiện qua bức tranh lại phản ánh được rất nhiều về suy nghĩ, quan điểm, mối quan hệ hoặc thậm chí vấn đề trẻ đang gặp phải.

Đó chính là lý do mà cô giáo Trung Quốc đã vô cùng lo lắng khi nhìn thấy bức tranh vẽ mẹ của học sinh 5 tuổi. 

Cụ thể, vào 1 buổi chiều thứ 6, cô dạy các bé lớp 5 tuổi tập vẽ. Sau khi kết thúc bài học, cô đưa ra yêu cầu về nhà cho các học sinh: "Hãy vẽ mẹ của em". 

Tới khi thu bài, đập vào mắt cô giáo là bức tranh vẽ mẹ nguệch ngoạc, không tô màu và có chút kì lạ của cậu bé 5 tuổi.

Cô giáo giao bài tập về nhà Hãy vẽ mẹ của em, mở bức tranh đầu tiên của bé 5 tuổi liền giật mình gọi cho phụ huynh-1.
Bức tranh vẽ mẹ nguệch ngoạc nhưng rất đáng lưu tâm của cậu bé 5 tuổi.

Cụ thể bức tranh này đứa trẻ vẽ mẹ của mình trong bộ quần áo hoa, đang nằm vắt chân xem điện thoại. Để cho giáo viên hiểu được suy nghĩ của mình, cậu bé cũng nhờ anh trai chú thích giúp: Điện thoại, thân thể, 2 chân. Đặc biệt, cậu còn khẳng định là mẹ nhìn điện thoại chăm chú, say mê không rời.

Hóa ra, người mẹ của cậu bé này rất thích nằm trên sofa nghịch điện thoại trước khi đi ngủ. Hình ảnh này quá quen thuộc tới mức khắc sâu vào tâm trí cậu bé 5 tuổi. Cậu còn không có cách nào khiến mẹ rời mắt khỏi chiếc điện thoại và tập trung vào mình. Mặc dù khả năng viết và vẽ còn hạn chế, nhưng cậu đã cố gắng thể hiện nó qua bức tranh nộp cho cô giáo. 

Ngay sau khi xem được bức tranh này, cô giáo cảm thấy rõ ràng cậu bé đã có những buổi tối không mấy thoải mái, vui vẻ. Và hành động của người mẹ sẽ khiến đứa trẻ bị ảnh hưởng sâu sắc.

Bằng lương tâm của một người làm nghề nuôi dạy trẻ, cô giáo đã lập tức gọi điện thoại và trao đổi với mẹ của cậu học trò. Cô hy vọng những góp ý của mình sẽ khiến phụ huynh này thay đổi và quan tâm tới con cái nhiều hơn!

Cô giáo giao bài tập về nhà Hãy vẽ mẹ của em, mở bức tranh đầu tiên của bé 5 tuổi liền giật mình gọi cho phụ huynh-2
 

Bố mẹ nghiện điện thoại, con trẻ cảm thấy bị bỏ rơi

Trong tình huống cha mẹ thường xuyên sử dụng điện thoại mà không quan tâm con trẻ, thông thường chúng sẽ cảm thấy thất vọng, thậm chí là tức giận.

Không ít trẻ sẽ cố gắng bày trò, nghịch ngợm hay phá phách để gây sự chú ý của cha mẹ. Những đứa trẻ như thế, khi lớn hơn có thể sẽ hành động tiêu cực hơn như đánh nhau, bỏ học,...

Cô giáo giao bài tập về nhà Hãy vẽ mẹ của em, mở bức tranh đầu tiên của bé 5 tuổi liền giật mình gọi cho phụ huynh-3

Cha mẹ nên làm gì?

Cha mẹ sau khi nhận diện được vấn đề thì cần điều chỉnh cho phù hợp. Hãy hiểu mong muốn của trẻ, đó được nhận sự quan tâm, chia sẻ từ cha mẹ. Do đó, phụ huynh nên có sắp xếp thời gian dành cho con mỗi tối. Nếu như công việc bận rộn, chỉ cần 20 - 30 phút ở bên con là đủ. Nhưng khi đó, phải dẹp tất cả công việc, tâm trạng không vui và điện thoại, máy tính sang một bên. Thời gian này, chỉ dành cho trẻ, lắng nghe, chia sẻ mà thôi!

Nguồn: Sina

THEO HELINO


phụ huynh

cô giáo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.